Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 29,30: Ôn tập Văn học Trung đại Việt Nam

I. Nội dung.

Câu 1: Những biểu hiện mới của nội dung yêu nước và nhân đạo trong văn học trung đại giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX.

1.1. Những biểu hiện chủ yếu của nội dung yêu nước và nhân đạo của văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ TK X-XV

Nội dung yêu nước: yêu thiên nhiên đất nước, niềm từ hào dân tộc, lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm

Nội dung nhân đạo: khát khao tự do, tình yêu, hạnh phúc, cảm thông với số phận người phụ nữ .

 

ppt12 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 29,30: Ôn tập Văn học Trung đại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 TIẾT 29-30: ĐỌC VĂNÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠII. Nội dung. Câu 1: Những biểu hiện mới của nội dung yêu nước và nhân đạo trong văn học trung đại giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX. 1.1. Những biểu hiện chủ yếu của nội dung yêu nước và nhân đạo của văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ TK X-XV Nội dung yêu nước: yêu thiên nhiên đất nước, niềm từ hào dân tộc, lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâmNội dung nhân đạo: khát khao tự do, tình yêu, hạnh phúc, cảm thông với số phận người phụ nữ. 1.2 Những điểm mới trong từng nội dung trên qua những tác phẩm đã học ở lớp 11 Nội dung yêu nước: mang âm hưởng bi tráng trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. Vì nó phản ánh một thời khổ nhục nhưng vĩ đại.Tư tưởng canh tân đất nước: đề cao vai trò của luật pháp – nhà nước pháp quyền (Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ).Đề cao vai trò của người trí thức đối với sự phát triển của đất nước (Chiếu cầu hiền của Quang Trung – Ngô Thì Nhậm). 2. Câu 2: Chủ nghĩa nhân đạo và những biểu hiện của nó. 2.1 Nguyên nhân mà đến thế kỉ XVIII-XIX, chủ nghĩa nhân đạo mới xuất hiện thành một trào lưu văn học 	Trong giai đoạn này những tác phẩm mang nội dung nhân đạo xuất hiện: nhiều, liên tiếp với nhiều tác phẩm có giá trị lớn: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, thơ Hồ Xuân Hương 2.2 Những biểu hiện phong phú của nội dung nhân đạo trong văn học giai đoạn này Thương cảm trước bi kịch và đồng cảm trước khát vọng của con người; Khẳng định, đề cao tài năng, phẩm chất con người; Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp con người; Đề cao truyền thống đạo lí, nhân nghĩa của dân tộc.Những biểu hiện mới: Hướng vào quyền sống của con người – con người trần thế (Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương); ý thức cá nhân đậm nét: quyền sống, hạnh phúc, tình yêu (Đọc Tiểu Thanh kí, Tự tình, Bài ca ngất ngưởng, Bài ca ngắn đi trên bãi cát).- Những vấn đề cơ bản nhất trong các tác phẩm:Truyện Kiều: quyền sống của con người.Chinh phụ ngâm: quyền sống và hạnh phúc của con người trong chiến tranh.Thơ Hồ Xuân Hương: quyền sống, tình yêu, hạnh phúc của con người (phụ nữ).Truyện Lục Vân Tiên: bài ca đạo đức, nhân nghĩa ca ngợi con người lí tưởng trung, hiếu, tiết, nghĩa.Bài ca ngất ngưởng: bài ca một lối sống, một quan niệm sống tự do, khoáng đạt mà vẫn không ra ngoài quy củ nhà nho.Khóc Dương Khuê: ca ngợi tình bạn thắm thiết, thuỷ chung.Thương vợ: ca ngợi người vợ hiền đảm, châm biếm thói đời đen bạc. 3. Câu 3: Phân tích giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác.	Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh là bức tranh chân thực về cuộc sống nơi phủ chúa, được khắc họa ở hai phương diện:Cuộc sống thâm nghiêm, xa hoa.Cuộc sống thiếu sinh khí, yếu ớt.4. Câu 4: 4.1 Những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu 	a. Giá trị nội dung: đề cao đạo lí nhân nghĩa (truyện Lục Vân Tiên); yêu nước bất khuất chống giặc ngoại xâm (thơ văn yêu nước: các bài văn tế, thơ Nôm Đường luật, Ngư Tiều y thuật vấn đáp).	b. Giá trị nghệ thuật: tính chất đạo đức – trữ tình: màu sắc Nam Bộ; ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật (dẫn chứng trong truyện Lục Vân Tiên). 4.2 Với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong văn học dân tộc có một tượng đài bi tráng và bất tử về người nông dân nghĩa sĩ Bi: đau buồn, thương tiếc; qua đời sống lam lũ, vất vả, nỗi đau thương, mất mát của nghĩa sĩ và tiếng khóc đau thương của những người thân, những người còn sống. Tráng: hào hùng, tráng lệ; qua lòng yêu nước, căm thù giăc, qua hành động quả cảm, anh hùng của nghĩa quân, sự ca ngợi công đức của những anh hùng đã hy sinh vì nước vì dân. Tiếng khóc ấy là tiếng khóc lớn lao, cao cả. Trước và sau Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn Việt Nam cũng vẫn chưa có một hình tượng nào được như thế. Cái mới mẻ và bất tử của hình tượng người nghĩa quân nông dân anh hùng làm nên bức tượng đài bi tráng là vì thế. II. Phương pháp. Hệ thống hoá các bài đã học. Theo dõi bảng sau: 2. Một số đặc điểm quan trọng và cơ bản về thi pháp nghệ thuật.Đặc điểm thi pháp Nội dung biểu hiện Tư duy nghệ thuật - Theo kiểu mẫu, công thức (tùng, cúc, trúc, mai; ngư, tiều, canh, mụctạo thành tứ bình, tú quý hoặc tứ linh: long, li, quy, phượng; hình ảnh ước lệ, tượng trưng: thu thiên, thu thuỷ, thu hoa, thu diệp - Quan điểm thẩm mĩ. - Hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái tao nhã, cao cả, ưa sử dụng điển tích, điển cố, thi liệu Hán học. - Bút pháp.- Thiên về ước lệ, tượng trưng, gợi nhiều hơn tả. - Thể loại. - Kí sự, thơ Đường luật, hát nói – ca trù, văn tế. 

File đính kèm:

  • ppton_tap_van_hoc_trung_dai_viet_nam_11.ppt