Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 49,50: Đọc văn: Chí Phèo (Nam cao)

• Đọc, bố cục.

Phần 1: Chí Phèo say rượu vừa đi vừa chửi.

Phần 2: Chí Phèo ở tù về đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ.

Phần 3: Chí Phèo thức tỉnh sau những cơn say triền miên, sống trong tình yêu và sự săn sóc của Thị Nở.

Phần 4: Thị Nở từ chối Chí Phèo.

Phần 5: Chí Phèo tuyệt vọng tìm Bá Kiến đòi lương thiện.

Phần 6: Cảnh xôn xao ở làng Vũ Đại và thoáng hiện hình ảnh cái lò gạch cũ như một ám ảnh.

 

ppt12 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 49,50: Đọc văn: Chí Phèo (Nam cao), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết: 49 - 50 Bài: 	Chí Phèo	Nam CaoTiểu dẫn.	Chí Phèo là một trong nhiều tác phẩm xuất sắc của Nam Cao.	Tác phẩm là bức tranh sinh động về hiện thực cuộc sống nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng 8.	Điều chủ yếu tác giả muốn nói tới là khát vọng sống đẹp, sống lương thiện luôn thường trực trong tâm hồn những người nông dân bất hạnh.	Nguyên tên: Cái lò gạch cũ. Khi in sách lần đầu nhà xuất bản Đời mới tự ý đổi thành “Đôi lứa xứng đôi”. Đến khi được in lại trong tập Luống cày Nam Cao đặt tên lại là Chí Phèo.Tiết: 49 - 50 Bài: 	Chí Phèo	Nam Cao	II. Đọc hiểu.Đọc, bố cục.Phần 1: Chí Phèo say rượu vừa đi vừa chửi.Phần 2: Chí Phèo ở tù về đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ.Phần 3: Chí Phèo thức tỉnh sau những cơn say triền miên, sống trong tình yêu và sự săn sóc của Thị Nở.Phần 4: Thị Nở từ chối Chí Phèo.Phần 5: Chí Phèo tuyệt vọng tìm Bá Kiến đòi lương thiện.Phần 6: Cảnh xôn xao ở làng Vũ Đại và thoáng hiện hình ảnh cái lò gạch cũ như một ám ảnh.	Có thể chia cuộc đời Chí Phèo thành mấy giai đoạn:Có thể chia cuộc đời Chí Phèo thành 3 giai đoạn: Trước khi đi tù; Sau khi đi tù về đến trước khi gặp Thị Nở; Sau khi gặp thị Nở.Tiết: 49 - 50 Bài: 	Chí Phèo	Nam Cao2. Tìm hiểu.2.1. Làng Vũ Đại – hình ảnh thu nhỏ của xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8.	Chỉ ra không gian nghệ thuật của truyện, không gian đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì?	Không gian nghệ thuật của truyện là làng Vũ Đại, giống như bao làng quê khác đương thời, nó có cái thế đất “quần ngư tranh thực” nơi bọn cường hào ác bá tranh giành quyền lực, bóc lột người dân nghèo, nơi mâu thuẫn giai cấp diễn ra âm thầm mà quyết liệt. Nơi đây đã sinh ra Bá Kiến, Chí Phèo, đội Tảo, Binh Chức, Năm ThọTiết: 49 - 50 Bài: 	Chí Phèo	Nam Cao2.2. Hình tượng Chí Phèo – nhân vật điển hình.	Nhân vật điển hình?	Chí Phèo là nhân vật điển hình cho điều gì?	Nhân vật điển hình: là nhân vật có sự hoà quyện giữa tính phổ biến và tính đặc thù.	Các nhân vật điển hình đều có cội nguồn trong cuộc sống thực tế, đồng thời lại có tính khái quát cao, tập trung hơn, có ý nghĩa xã hội phong phú, sâu sắc, và hấp dẫn thú vị hơn.	Chí Phèo điển hình cho quy luật biến người nông dân hiền lành chất phác thành những kẻ lưu manh sống bằng cướp giật của những người nông dân hiền lànhTiết: 49 - 50 Bài: 	Chí Phèo	Nam Cao2.2.1. Chí Phèo – người nông dân hiền lành, chất phác.Xuất thân của Chí Phèo là một dấu hỏi lớn. Không cha mẹ, anh em, họ hàng, quê quánChí Phèo lớn lên bằng tình thương của người dân làng Vũ Đại: Một anh đi đánh ống lươn, bà góa mù, bác phó cốiChí Phèo mang tâm hồn, bản chất bình dị như bao người nông dân khác, có ước mơ bình dị: chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vảiTiết: 49 - 50 Bài: 	Chí Phèo	Nam Cao	Chí Phèo đi ở tù bởi cái ghen tuông thảm hại của Bá Kiến  Chí Phèo đi tù bởi là con người có nhân cách, biết bảo vệ nhân cách của mình. Lúc này Chí Phèo là người lương thiện.	Sau khi đi tù về Chí Phèo đã biến đổi cả nhân hình và nhân tính.	Về nhân hình: Gương mặt Chí Phèo như đã biến dạng: trông đặc như thằng săngđá, răng cạo trắng hớn, cái mặt đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm2.2.2. Chí Phèo – Con quỷ dữ làng Vũ Đại.	Vì sao Chí Phèo phải đi ở tù?Sau khi đi tù về Chí Phèo đã biến đổi như thế nào?Tiết: 49 - 50 Bài: 	Chí Phèo	Nam Cao	2.2.2. Chí Phèo – Con quỷ dữ làng Vũ Đại.	Nhân tính: Nhà tù thực dân đã biến anh Chí thành Chí Phèo: uống rượu => doạ đốt quán => đến nhà Bá Kiến => trở thành tay sai của Bá Kiến	Triền miên trong những cơn say, sống bằng đâm thuê chém mướn, cướp giật của những người nông dân hiền lành (những người đã từng bằng tình thương nuôi lớn hắn).	Giá trị tố cáo lớn còn thể hiện ở chỗ Chí Phèo tự biến mình thành tay sai, hắn thấy sung sướng khi làm những việc ác “anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta”Tiết: 49 - 50 Bài: 	Chí Phèo	Nam Cao2.2.3. Chí Phèo – khao khát trở về với cuộc sống lương thiện.Phân tích tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở?	Sau khi găp Thị Nở, Chí Phèo lần đầu tiên tỉnh lại sau một cơn say dài, có những xao động rất nhân văn trong tâm hồn Chí Phèo, hắn thấy bâng khuâng, lòng mơ hồ buồn, hắn thấy cuộc đời ngoài kia trong trẻo quá, hắn hồi tưởng lại quá khứ lương thiện vàhắn thèm lương thiện, thèm được xã hội lại đón nhận hắn như một con người bình thường.Hắn thấy sợ tuổi già và sự cô độc, hắn thấy cần một bàn tay, một tấm lòng cảm thông thương yêu hắn.=> Đây chính là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.Tiết: 49 - 50 Bài: 	Chí Phèo	Nam Cao2.2.4. Chí Phèo và bi kịch bị cự tuyệt quền làm người.	Vì những định kiến cố hữu của xã hội đương thời không cho Chí Phèo trở về với cuộc sống lương thiện – qua nhân vật bà cô Thị Nở.	Bi kịch đó dẫn đến hành động quyết liệt của Chí Phèo: đâm chết Bá Kiến và tự sát – lúc này có thể thấy Chí Phèo đã ý thức được kẻ thù của mình. Đồng thời hành động này thể hiện cảm quan hiện thực sâu sắc của tác giả: mâu thuẫn trong xã hội lúc bấy giờ không thể điều hoà.Vì sao khát vọng mãnh liệt được trở về với cuộc sống lương thiện của Chí Phèo không thực hiện được?Tiết: 49 - 50 Bài: 	Chí Phèo	Nam Cao	2.3. Nhân vật Thị Nở.Nam Cao đã miêu tả Thị Nở là một con người xấu “ma chê quỷ hờn”Nhưng Thị Nở lại có một gia tài mà không mấy người ở làng Vũ Đại có được – tình thương đối với Chí Phèo. Đồng thời tô đậm thêm cho bi kịch của Chí Phèo .Nhân vật Thị Nở có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện số phận và tính cách Chí Phèo.Tiết: 49 - 50 Bài: 	Chí Phèo	Nam Cao	2.2.4. Nhân vật Bá Kiến.	Điển hình cho giai cấp thống trị trong xã hội nông thôn lúc bấy giờ:	Thành thạo trong nghề cai trị.	Nhân cách thấp hèn.Tiết: 49 - 50 Bài: 	Chí Phèo	Nam Cao	III. Tổng kết.1. Nội dung.Tác phẩm phản ánh hiện thực đen tối của xã hội nông thôn trước cách mạng, Nam Cao đã khắc sâu bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của những người lao động như Chí Phèo.Thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của Nam Cao.2. Nghệ thuật.Nghệ thuật xây dựng những tính cách điển hình.Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật.Tài năng trong việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, lời văn nửa trực tiếp.

File đính kèm:

  • pptTiet_49_50_Chi_Pheo.ppt