Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 51: Đọc văn: Chí Phèo (Nam Cao)

PHẦN MỘT : Tác giả Nam Cao

I.Vài nét về tiểu sử và con người.

1.Cuộc đời (1917 – 1951).

- Tên khai sinh là Trần Hữu Tri

Quê làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

- Xuất thân trong một gia đình nghèo khó, là người con duy nhất trong gia đình được ăn học tử tế.

- Là người trí thức nghèo, kiếm sống chật vật.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 51: Đọc văn: Chí Phèo (Nam Cao), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 51 CHÍ PHÈO (Nam Cao)PHẦN MỘT : Tác giả Nam CaoI.Vài nét về tiểu sử và con người.1.Cuộc đời (1917 – 1951).- Tên khai sinh là Trần Hữu TriQuê làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. - Xuất thân trong một gia đình nghèo khó, là người con duy nhất trong gia đình được ăn học tử tế.- Là người trí thức nghèo, kiếm sống chật vật.Làng Đai Hoàng thường xuất hiện trong tác phẩm Nam Cao với cái tên làng Vũ đạiNhà Bá Kiến- 1943 tham gia Hội văn hoá cứu quốc, sau đó tham gia kháng chiến từ 1946.-Năm 1947 lên Việt Bắc làm công tác tuyên truyền phục vụ kháng chiến.1950 tham gia chiến dịch Biên giới.11/1951 hy sinh.→Năm 1996, Nam Cao được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.Phần mộ nhà văn Nam CaoCon người:- Bề ngoài lạnh lùng,vụng về, ít nói nhưng đời sống nội tâm phong phú, luôn đấu tranh với chính mình để thoát khỏi đời sống tầm thường.-Tấm lòng đôn hậu chan chứa yêu thương, gắn bó sâu nặng, ân tình, với quê hương, với những người nghèo khổ.=> Xứng đáng là tấm gương sáng trong giới văn nghệ sĩ cách mạng.II. Sự nghiệp văn học:1.Quan điểm nghệ thuật: a- Trước cách mạng. * Tác phẩm có giá trị:- Bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống- Gắn bó với nhân dân. - Có nội dung sâu sắcNhững tác phẩm như vậy sẽ tồn tại theo thời gian. * Nhà văn chân chính:- Tìm tòi, sáng tạo.- Nhà văn phải có lương tâm, trách nhiệm với nghềCó tấm lòng nhân đạo cao cả.b- Sau cách mạng.Quan điểm nghệ thuật “sống đã rồi hãy viết”, tích cực tham gia kháng chiến, đặt lợi ích của dân tộc lên trên.2. Các đề tài chính:a- Trước cách mạng- Người tri thức nghèo:Tác phẩm tiêu biểu: Giăng sáng, Đời thừa, Sống mòn,+ Nhân vật: Nhà văn nghèo, công chức, những “giáo khổ trường tư”Nội dung:- Tấn bi kịch của người tri thức nghèo trong xã hội cũ.- Kết tội xã hội vô nhân đạo, bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người làm cho con người thù địch với con người.- Cuộc đấu tranh kiên trì của người tri thức để vươn tới lẽ sống nhân đạo, cuộc sống tốt đẹp.- Người nông dân nghèo- Tác phẩm tiêu biểu: Chí phèo, Dì Hảo, Lão Hạc, Lang Rận, Tư cách mõ, Một bữa noChí phèo và Thị NởNội dung:- Dựng lên bức tranh chân thực về đời sống nông thôn Việt Nam (1940-1945).- Số phận của những con người thấp cổ bé họng.Con người đói nghèo nên bị xúc phạm, bị lẳng nhục một cách tàn nhẫn.- Chú trọng tới bi kịch “đói”, bi kịch bị “tha hóa”, bị “lưu manh hóa”Phát hiện ra bản chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ bị xã hội độc ác, cướp cả hình hài, nhân cách con người.Dù ở đề tài nào ông luôn day dứt đớn đau trước tình trạng con người bị bị xói mòn về nhân phẩm, bị huỷ diệt về nhân tính.b- Sau cách mạng: Nam Cao là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp. -Tác phẩm tiêu biểu: Nhật kí ở rừng, Đôi mắt, tâp kí sự Chuyện biên giớiÔng lao mình vào kháng chiến, tự nguyện làm anh tuyên truyền vô danh cho cách mạng.→Các tác phẩm của ông luôn luôn là kim chỉ nam cho các văn nghệ sỹ cùng thời. 3. Phong cách nghệ thuật.Là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo:+ Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người.+ Biệt tài phát hiện, miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật.+ Rất thành công trong ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm.+ Kết cấu truyện thường theo mạch tâm lí linh hoạt, nhất quán và chặt chẽ.+ Cốt truyện đơn giản, đời thường nhưng lại đặt ra vấn đề quan trọng sâu xa, có ý nghĩa triết lí về cuộc sống và con người xã hội.  Ngòi bút của ông lạnh lùng, tỉnh táo, nặng trĩu ưu tư và đằm thắm yêu thương. Nam Cao được đánh giá là nhà văn hàng đầu trong nền Văn học Việt Nam hiện đại thế kỷ XX.III. Tổng Kết:Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn có đóng góp quan trọng cho văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.Là người có quan niệm nghệ thuật sâu sắc, tiến bộ và có phong cách nghệ thuật độc đáo.Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các em

File đính kèm:

  • pptCHI PHEO_4.ppt
Bài giảng liên quan