Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 54: Đọc văn: Chí Phèo (Nam Cao)
GIỚI THIỆU CHUNG
1. Xuất xứ:
Tác phẩm có tên ban đầu là Cái lò gạch cũ, khi in thành sách (1941) đổi là Đôi lứa xứng đôi, năm 1946 in trong tập Luống cày lấy tên là Chí Phèo.
2. Vị trí:
Tác phẩm Chí Phèo được đánh giá là một kiệt tác, có vị trí khá đặc biệt trong sáng tác của nhà văn Nam Cao và trong văn học hiện thực trước cách mạng.
Lúc nào cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửiLúc nào cũng thế này thì thích nhỉ!GIỚI THIỆU CHUNG1. Xuất xứ: Tác phẩm có tên ban đầu là Cái lò gạch cũ, khi in thành sách (1941) đổi là Đôi lứa xứng đôi, năm 1946 in trong tập Luống cày lấy tên là Chí Phèo. 2. Vị trí: Tác phẩm Chí Phèo được đánh giá là một kiệt tác, có vị trí khá đặc biệt trong sáng tác của nhà văn Nam Cao và trong văn học hiện thực trước cách mạng.II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢNA. Đọc và tóm tắt1. Đọc:2. Tóm tắt:? Em hãy tóm tắt đoạn trích thành văn bản?Có thể tóm tắt thành 6 sự việc:Chí Phèo say rượu “vừa đi vừa chửi”.Chí Phèo ở tù về, đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ.Chí Phèo thức tỉnh, sống trong tình yêu và sự săn sóc của Thị Nở.Thị Nở từ chối Chí Phèo.Chí Phèo tuyệt vọng, uất ức đi đòi lương thiện, giết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình.Cảnh xôn xao của làng Vũ Đại và hình ảnh thoáng hiện của cái lò gạch cũ.B. Phân tíchÝ nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo Theo em tiếng chửi của Chí Phèo có ý nghĩa gì?Mở đầu truyện ngắn một cách bất ngờ và giới thiệu nhân vật một cách ấn tượng.Đó là tiếng chửi của một kẻ say (vu vơ, mơ hồ) nhưng có cái gì tỉnh táo (vì có văn vẻ, lớp lang: Trời - > Đời - > Cả làng Vũ Đại - > Cha đứa nào không chửi nhau với hắn - > Đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí Phèo). Bộc lộ đối tượng chửi chính là cái xã hội đã sinh ra kiếp sống Chí Phèo.Lời trần thuật nửa trực tiếp rất độc đáo.Thể hiện tâm trạng bi phẫn cùng cực của Chí Phèo.?B. Phân tích2. Mối quan hệ Bá Kiến – Chí Phèo và Thị Nở - Chí PhèoBá Kiến – Chí PhèoĐây là mối quan hệ để Nam Cao:- Trực tiếp thể hiện bi kịch tha hóa của Chí Phèo;- Gián tiếp làm bộc lộ bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo.- Sự hiện diện của Bá Kiến là nguyên nhân trực tiếp, sâu xa khiến Chí Phèo lâm vào bi kịch đau đớn nhất của một người lao động.- Bá Kiến là nguyên nhân sự tha hóa, nỗi đau bị từ chối quyền làm người và số phận bi kịch của Chí Phèo.- Bá kiến cũng là yếu tố không thể thiếu để tô đậm tính các điển hình của Chí Phèo.B. Phân tíchb. Thị Nở - Chí Phèo - Trực tiếp thể hiện phần nhân tính bị chìm khuất cũng như bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo. - Tính chất không đơn giản, không đồng nhất của Thị Nở giúp Nam Cao khắc họa nổi bật và tự nhiên những khám phá bất ngờ về tính cách Chí Phèo; - Thị Nở là người thức tỉnh Chí Phèo và là ước mơ hạnh phúc của Chí Phèo; - Thị Nở giúp Chí Phèo phát hiện lại chính mình; - Thị Nở là nỗi đau sâu thẳm của Chí Phèo.B. Phân tích3. Chí Phèo sau cuộc gặp Thị NởDiễn biến tâm trạng Chí Phèo ? Sau cuộc gặp Thị Nở chí Phèo có diễn biến tâm trạng như thế nào?Có thể tóm tắt như sau:Thức tỉnh – Hy vọng – Thất vọng, Đau đớn – Phẫn uất – Tuyệt vọng.Đó là một quá trình tâm lý phức tạp bất ngờ, đột biến nhưng có lô gich đúng quy luật tâm lý. Thức tỉnh để biết hy vọng, biết thất vọng, biết báo thù. Mâu thuẫn Chí Phèo – Bá Kiến là không thể điều hòa.B. Phân tíchb.Số phận và tâm trạng bi kịch đau đớn của Chí Phèo Số phận của Chí Phèo là số phận bi kịch rất đau đớn. Số phận ấy được Nam Cao miêu tả như thế nào?Nam Cao miêu tả theo hai quá trình:Bị tha hóa: Đi tù về trở nên liều lĩnh, hung hãn, rồi thành quỷ dữ, thành nỗi kinh hoàng của cả làng Vũ Đại. Tự biến thành tay sai, tự hủy hoại nhân hình, nhân tính mà không hay biết, còn vênh vang, đắc chí. Bị cự tuyệt quyền làm người: Diễn ra đồng thời với quá trình bị tha hóa. Nhưng chỉ thực sự bắt đầu từ sau khi gặp Thị Nở. Thể hiện tập trung qua tâm trạng đầy bi kịch và kết cục thật bi thảm.?B. Phân tích4. Đặc sắc nghệ thuật? Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Chí phèo là gì?a. Điển hình hóa nhân vật Chí Phèo, Bá Kiến: mỗi nhân vật có nét riêng độc đáo nhưng lại mang tính chung tiêu biểu cho một lớp người.b. Miêu tả tâm lý: Diễn biến phức tạp, bất ngờ nhưng đúng với quy luật.c. Kết cấu: Đa chiều, sáng tạo, linh hoạt , hấp dẫn.d. Ngôn ngữ nửa trực tiếp: Vừa trần thuật vừa độc thoại; câu văn biến đổi uyển chuyển, kết hợp tục ngữ ca dao, vừa kể, vừa tả vừa tạo sức gợi.C.Tổng kết Qua việc phân tích, em hãy nêu nhận, xét đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Chí Phèo?Về nội dung: Truyện chứa đựng một nội dung hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Đó là hiện thực cùng quẫn, đen tối và tấn bi kịch bị từ chối quyền làm người của người nông dân lao động trước cách mạng. Đồng thời bộc lộ lòng thương cảm sâu xa, thái độ trân trọng thực sự những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân.Về nghệ thuật: Truyện có đóng góp nổi bật về nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật, ngôn ngữ độc thoại nội tâm, lời văn nửa trực tiếp.?III. Củng cố và luyện tập 1. Em hãy tóm tắt truyện ngắn Chí Phèo và đoạn Chí Phèo tỉnh rượu.2. Đọc vài đoạn hay trong truyện Chí Phèo, bình chú cái hay của các đoạn đó.3. Nêu nhận xét về sức sống của nhân vật Chí Phèo.4. Viết bài phân tích nhân vật Chí Phèo hoặc nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.Chúc các em học tốt!
File đính kèm:
- chi_pheo.ppt