Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 54: Đọc văn: Chí Phèo (Nam Cao) - Nguyễn Thu Hương

ĐỀ CƯƠNG

1.2.2 Quá trình thức tỉnh

* Cuộc gặp gỡ với thị Nở

* Diễn biến tâm trạng của Chí

sau khi gặp thị Nở

* Bi kịch bị cự tuyệt

1.3 Nhân vật bá Kiến

1.4 Giá trị của tác phẩm

2. Nghệ thuật

IV. Đọc – hiểu ý nghĩa văn bản

V. Tổng kết

Nội dung

Nghệ thuật

VI. Luyện tập

ppt30 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 54: Đọc văn: Chí Phèo (Nam Cao) - Nguyễn Thu Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
VỀ DỰ BUỔI THAO GIẢNGGiáo viên: Nguyễn Thu HươngCHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔTiết 54: Văn học.CHÍ PHÈO Nam Cao (Phần hai: Tác phẩm) ĐỀ CƯƠNG1.2.2 Quá trình thức tỉnh* Cuộc gặp gỡ với thị Nở* Diễn biến tâm trạng của Chísau khi gặp thị Nở* Bi kịch bị cự tuyệt1.3 Nhân vật bá Kiến1.4 Giá trị của tác phẩm2. Nghệ thuậtIV. Đọc – hiểu ý nghĩa văn bảnV. Tổng kếtNội dungNghệ thuậtVI. Luyện tậpIII. Đọc – hiểu cấu trúc nội dung và nghệ thuật1.2.2 Quá trình thức tỉnh* Cuộc gặp gỡ với thị Nở“một người ngẩn ngơ và xấu ma chê quỷ hờn. Cái mặtngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang lớn hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào... Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũirăng rất to...thị lại dở hơi lại nghèothị lại là dòng giống của một nhà có mả hủi. Ngoài ba mươi tuổi, thị vẫn chưa có chồng 1.2.2 Quá trình thức tỉnh* Cuộc gặp gỡ với thị NởChí Phèo say rượu đi về gặp thị Nở gánh nước rồi ngủ quên ngoài bờ sông. Chúng ngủ với nhau dưới một đêm trăng.1.2.2 Quá trình thức tỉnh* Diễn biến tâm trạng sau đêm gặp thị Nở Cơ thể có sự thay đổi: Miệng đắng, người bủn rủn, nôn nao, thấy sợ rượu. .Tỉnh dậy sau đêm gặp thị Nở, Chí Phèo có trạng thái, tâm lí như thế nào? * Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau đêm gặp thị Nở“Khi CP mở mắt thì trời đã sáng lâu Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấyChao ôi là buồn!” “Hình như có một thời hắn từng ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”.“Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. buồn thay cho đời!... Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.”- Tâm lí có sự thay đổi: bâng khuâng, mơ hồ buồn + Chí cảm nhận được âm vang cuộc sống chung quanh mình: Tiếng người đi chợ, tiếng anh truyền chài xua mái chèo đuổi cá, (Tr.149)+ Chí hồi tưởng về quá khứ và hi vọng trong tương lai: Nhớ về ước mơ một thời, sợ đói rét sự cô độc, (Tr.149)-> Bắt đầu thức tỉnh, hồi sinh để trở về kiếp người.“Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà choHắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng Hắn húp một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo?”Sự quan tâm, chia sẻ của thị Nở thể hiện qua chi tiết nào ? Qua chi tiết đó, nhà văn muốn gửi gắm điều gì ?- Chi tiết bát cháo hành: Đó là bát cháo hành do người đàn bà xấu xí dở hơi nấu, bát cháo hành của thời kỳ nghèo đói mang đến cho Chí vì lòng thương người ốm, vì sự rung động mới lạ trong lòng người đàn bà lần đầu tiên thấy mình có được một người đàn ông.Bát cháo hành – hương vị của tình cảm yêu thương chân thànhKhi Thị Nở mang bát cháo hành đến, tâm trạng của Chí Phèo được miêu tả như thế nào? - Chi tiết bát cháo hành+ Tâm trạng: Hắn ngạc nhiên xúc động, hắn thấy mắt mình ươn ướt, bâng khuâng trong lòng, cảm giác ăn năn và hối lỗi về những tội ác mà mình đã làm.Bát cháo hành giúp con người Chí thay đổi như thế nào từ sinh lí đến tâm lý?+ Bát cháo hành giúp hắn giải cảm, toát đầm đìa mô hôi, tỉnh hẳn người.Và rồi tâm hồn Chí cứ thế thực sự hồi sinh.+ Hắn nhớ lại bà Ba bắt hắn bóp chân, hắn chỉ thấy nhục, hắn nhận rõ sự xấu xa của mụ.+ Hắn lại lo lắng cho tương lai “không thể sống bằng liều lĩnh”. Nghĩa là hắn bắt đầu ý thức cần phải thay đổi cuộc sống của mình.- Chi tiết bát cháo hành+ Và hắn bỗng khát khao trở thành người lương thiện."Trời ơi hắn thèm làm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao"-> Sự chăm sóc ân cần của thị Nở đã thức tỉnh linh hồn, thức tỉnh cái bản tính lương thiện hàng ngày bị che lấp ở Chí.Chi tiết bát cháo hành có ý nghĩa như thế nào? - Chi tiết bát cháo hành vừa là chi tiết hiện thực thúc đẩy biến cố tâm hồn Chí vừa là chi tiết thấm đẫm triết lí trữ tình, giàu giá trị nhân văn sâu sắc.- Nguyên nhân: + Bị bà cô thị Nở phản đối “Đàn ông chết hết cả rồi hay sao, mà lại đâm đầu lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy một thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ra ăn vạ”: tượng trưng cho những định kiến xã hội.+ Thị Nở từ chối sống chung. “Thị trút vào mặt hắn tất cả những lời của bà cô,  giúi cho chí thêm một cái” * Bi kịch bị cự tuyệtChí Phèo thiết tha với tình yêu, khát khao được sống lương thiện nhưng ý định ấy lại không thể thực hiện được vì sao ?Sau khi thị Nở từ chối sống chung, Chí Phèo có trạng thái và hành động nào ?- Trạng thái, hành động: Ngẩn người, kêu la, uống rượu và tính đi giết cô cháu thị Nở. Trong cơn phẫn uất, tuyệt vọng, Chí đã giết chết bá Kiến rồi tự sát.-> Là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, bị dồn đến đường cùng. * Bi kịch bị cự tuyệt- Chí Phèo giết bá Kiến vì đã thức tỉnh và nhận ra kẻ thù thật sự của mình. Cuộc đời Chí bị tha hóa, bị lưu manh, bị đẩy vào đương cùng, bị xã hội loài người gạt tên chính bởi bá Kiến. * Bi kịch bị cự tuyệtVì sao Chí Phèo đến giết bá Kiến mà không đến nhà thị Nở như ý định ban đầu? Em có suy nghĩ gì về tiếng thét "Ai cho tao lương thiện?" của Chí Phèo?Tiếng thét "Ai cho tao lương thiện?”, là tiếng thét bàng hoàng đau đớn đầy phẫn uất Nó thể hiện khát vọng lương thiện mạnh mẽ ở Chí vừa là tiếng nói tuyệt vọng và kết tội xã hội vô nhận đạođã chối bỏ quyền làm người lương thiện của Chí Phèo. Cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa như thế nào ?Cái chết ấy cho thấy niềm khao khát cháy bỏng được sống lương thiện của Chí và nó có sức tố cáo mãnh liệt xã hội thuộc địa phong kiến. Hình tượng Chí Phèo đạt tới nghệ thuật điển hình xuất sắc.3.2 Nhân vật bá Kiến- Giọng nói ngọt nhạt, tiếng quát rất sang, cái cười Tào Tháo- Bản chất xảo quyệt, độc ác: Từng bước biến Chí Phèo thành tay sai- Cách cai trị khôn ngoan, lọc lõi Nhân vật bá Kiến được Nam Cao miêu tả như thế nào?1.3 Nhân vật bá Kiến+ Ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng lại dắt nó lên để nó đền ơn+ Nắm thằng có tóc, không ai nắm thằng trọc đầu+ Dùng thằng đầu bò trị thàng đầu bò+ Hãy đập bàn, đập ghế, đòi cho được 5 đồng, nhưng lại vứt trả 5 hào vì thương anh túng quá1.3 Nhân vật bá Kiến- So sánh: Bá Kiến vừa mang bản chất chung của bọn cường hào thống trị vừa có những nét riêng biệt. Nghị Quế thô lỗ, dốt nát còn bá Kiến xảo quyệt, đa mưu.Nghị QuếBá KiếnÝ nghĩa hình tượng nhân vật bá Kiến ? -> Là đại diện cho giai cấp thống trị thủ đoạn, độc ác, bóc lột nhân dân lao động tới tận xương tủy. Thể hiện thái độ phê phán, tố cáo hiện thực xã hội thối nát, bất công đương thời.1.3 Nhân vật bá Kiến1.4 Giá trị của tác phẩm* Giá trị hiện thực+ Phản ánh tình trạng một bộ phận nông dân bị tha hóa.+ Phản ánh mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, giữa các thế lực ác bá ở địa phương* Giá trị nhân đạo+ Cảm thương sâu sắc trước cảnh người nông dân cố cùng bị lăng nhục+ Phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay khi tưởng họ bị biến thành quỷ dữ+ Niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.Viết về hiện tượng người nông dân bị lưu manh hóa truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao đạt những giá trị nào?2. Nghệ thuật- Xây dựng những nhân vật điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu vừa sống động, có cá tính độc đáo và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.- Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ, logic- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.- Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại gần gũi tự nhiên: giọng điệu đan xen biến hóa, trần thuật linh hoạt. Nêu một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn “Chí Phèo”? IV. Đọc – hiểu ý nghĩa văn bản Chí Phèo tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn bạo đã cướp đi cả nhân hình và nhân tính của người nông dân lương thiện đồng thời nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng như họ đã bị biến thành quỷ dữ. V. Tổng kết1. Nội dungCó giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.2. Nghệ thuậtTác phẩm có nghệ thuật rất độc đáo+ Xây dựng nhân vật điển hình+ Kết cấu mới mẻ+ Cốt truyện hấp dẫn, ngôn ngữ điêu luyện,  Giọng điệu đan xen biến hóa linh hoạt.* Ghi nhớ (SGK) Vì sao nói “Chí Phèo” là kiệt tác của nền văn học Việt Nam? Giá trị tư tưởng sâu sắc, mới mẻNghệ thuật bậc thầy“Chí Phèo” là kiệt tác của nền văn học Việt NamVI. Luyện tậpLCảnh đầu tiên xuất hiện trong tác phẩm Chí Phèo?	15 chữ cái.H Ắ N V Ừ A Đ I V Ừ A C H Ử I5 chữ cái.Khi đi ở tù về Chí Phèo đến nhà Bá Kiến mấy lần?B A L Ầ N11 chữ cáiTruyện ngắn Chí Phèo ban đầu được tác giả đặt tên là gì?C Á I L Ò G Ạ C H C Ũ9 chữ cáiBá Kiến không dùng cách này để biến Chí Phèo thành chỗ “đầy tớ tay chân” trung thành của hắn?C O N N G H I Ệ N5 chữ cáiNgười nào đã làm cho Chí Phèo có ý thức về nhân phẩm của mình sau những năm dài “rạch mặt ăn vạ”?T H Ị N ỞƯƠNGTHI ỆNBấm vào ô sốCHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ

File đính kèm:

  • pptGiao_an_Chi_Pheo_tiet_54.ppt
Bài giảng liên quan