Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 55: Tiếng Việt: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu

/Tầm quan trọng của việc lựa chọn, sắp xếp từ trong câu:

Tại sao khi nói( hoặc viết) lại cần lựa chọn và sắp xếp các trật tự từ trong câu?

- Tiếng Việt là một loại hình ngôn ngữ đơn lập, do đó trật tự các từ ngữ trong câu là một phương thức ngữ pháp quan trọng.

-Trật tự từ trong câu có tác dụngbiểu hiện ý nghĩa, phân biệt ý nghĩa

 Khi nói hay viết bằng tiếng Việt, người ta không thể tự do, tuỳ tiện sắp đặt từ ngữ trong câu.

 

ppt10 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 55: Tiếng Việt: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 55 - Tiếng ViệtTHỰC HÀNH VỀ LỰA CHỌN TRẬT TỰ CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂUA/Tầm quan trọng của việc lựa chọn, sắp xếp từ trong câu: *Tại sao khi nói( hoặc viết) lại cần lựa chọn và sắp xếp các trật tự từ trong câu?- Tiếng Việt là một loại hình ngôn ngữ đơn lập, do đó trật tự các từ ngữ trong câu là một phương thức ngữ pháp quan trọng. -Trật tự từ trong câu có tác dụngbiểu hiện ý nghĩa, phân biệt ý nghĩa  Khi nói hay viết bằng tiếng Việt, người ta không thể tự do, tuỳ tiện sắp đặt từ ngữ trong câu. *Việc lựa chọn và sắp xếp từ ngữ trong câu phụ thuộc vào những điều kiện nào?- Mỗi cách sắp xếp từ ngữ trong câu phụ thuộc vào những điều kiện trong ngữ cảnh và mục đích giao tiếp nhất định. * Muốn xác định được điều kiện và tác dụng của một sự sắp xếp trật tự các bộ phận trong câu, cần: +Phải đặt câu vào văn cảnh ( hay ngữ cảnh sử dụng chung của nó). + Phải xem xét quan hệ về ý giữa câu đó với những câu đi trước và sau câu đó.+Phân tích nhiệm vụ thông báo của từng câu.B/ Thực hànhI/ TRẬT TỰ TRONG CÂU ĐƠN:( Học sinh làm bài tập theo nhóm )1/ Bài 1: a. Nếu sắp xếp theo trật tự “rất sắc”, “nhưng nhỏ” thì nội dung ý trong nội bộ câu không thay đổi nhưng sự liên kết ý với các câu đi sau không phù hợp ( mục đích của Chí là uy hiếp và hăm doạ Bá Kiến)  do đó đặc tính rất sắc của con dao cần được đặt vào vị trí có hiệu lực mạnh- vị trí cuối câu, sau đặc tính nhỏ.  Trong ngữ cảnh đó, cách sắp xếp duy nhất và tối ưu nhất là “ một con dao nhỏ, nhưng rất sắc”.b.Việc sắp xếp theo trật tự “nhỏ nhưng rất sắc” để phù hợp với sự liên kết ý với câu đi sau trong đoạn.c.Trong ngử cảnh “c”, thì sắp xếp theo trật tữ rất sắc nhưng nhỏ lại thích hợp ( vì chuẩn bị cho ý phủ định, mỉa mai ở câu đi sau).2/ Bài 2: - Trong ngữ cảnh đó, cách viết A là tối ưu, duy nhất ( câu trước là luận cứ, câu sau là kết luận : để chọn vào đội tuyển học sinh giỏi thì phẩm chất thông minh là quan trọng nhất  vì thế nó cần đặt sau đặc điểm “ nhỏ người”).3. Bài tập 3:- Mỗi trường hợp, cụm từ chỉ thời gian cần đặt ở một vị trí thích hợp, không thể cố định ở một vị trí.a. Câu đầu bắt đầu kể về một sự kiện  cụm từ chỉ thời gian ở đầu câu là phù hợp với việc nêu hoàn cảnh, sau đó mới thuật lại sự kiện. Câu tiếp theo cũng đặt cụm từ chỉ thời gian ( sáng hôm sau) ở đầu câu để tạo mạch tiếp nối về thời gian.b.Cụm từ chỉ thời gian “ Một buổi sáng tinh sương” cần đạt giữa câu, dành phần đầu câu cho cụm từ chỉ người thực hiện hành động. c.Cụm từ chỉ thời gian ( đã mấy năm) cần đặt ở cuối câu vì nó biểu hiện thông tin mới và quan trọng nhất ở thời điểm của câu này( Vì các câu đi trước thực ra đã gián tiếp thông báo cô Mỵ là con dâu của Pátra) cho nên ở câu này “Mị về làm dâu nhà Pátra” tuy là thành phần chính của câu nhưng về thông tin chỉ là thứ yếu; còn cụm “đã mấy năm” tuy là thành phần phụ về ngữ pháp, nhưng là thành phần quan trọng nhất thông tin về thời gian. do vậy phải đặt ở cuối câu.II/ TRẬT TỰ TRONG CÂU GHÉP:1/ Bài 1:a.Vế chỉ nguyên nhân ( là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi) cần đặt sau vế chính ( vế chính “hắn nao nao buồn” nêu một hệ quả từ sự việc ở câu đi trước sau đó mới giải thích nguyên nhân dẫn đến hệ quả.b.Vế chỉ nhượng bộ “tuy” và vế chỉ giả thiết“ nếu” đặt sau. đó đều là các vế phụ của câu ghép, nhưng đặt sau để bổ sung những thông tin cần thiết.2. Bài 2:- Kết cấu của đoạn văn là kết cấu diễn dịch ( câu đầu nêu chủ đề)  + Đặt trạng ngữ “trong những năm gần đây” ở đầu câu để tạo ra sự đối lập với trạng ngữ “trong các thời kỳ khác nhau trước đây” ở câu 2. + Cần bố trí vế câu “nó không phải là điều mới lạ” ở cuối câu đầu để thể hiện rõ chủ đề của cả đoạn, chủ đề này sẽ được cụ thể hóa ở những câu sau đó. chọn phương án C.

File đính kèm:

  • pptThuc_hanh_lua_chon_trat_tu_cac_bo_phan_trong_cau.ppt
Bài giảng liên quan