Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 61,62: Đọc văn: Vĩnh biệt Cửu trùng Đài (Trích Kịch Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)

1, Nghệ thuật :

Đoạn trích đã thể hiện một ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao.

- Cách dẫn đắt các xung đột kịch thể hiện tính cách, tâm trạng nhân vật thông qua ngôn ngữ và hành động rất thành công.

- Các lớp kịch ngắn, thay đổi liên tục, lời thoại gấp gáp, các tiếng reo, tiếng thét tạo một không gian bạo lực kinh hoàng đến chóng mặt.

- Việc đặt nhân vật trong không gian cung cấm với các tên đất , tên người cụ thể ít nhiều có yếu tố sử sách làm cho vở kịch hoành tráng, có không khí lịch sử.

2, Nội dung :

Tái hiện được một sự kiện lịch sử
- Từ số phận bi thảm của người nghệ sĩ Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng đã đề cập được những triết lý sâu xa với những hàm nghĩa mỹ học thâm trầm :
+ Mối quan hệ giữa nghệ thuật thuần tuý - lợi ích thiết thực của nhân dân
+ Mối quan hệ giữa nghệ sĩ – nhân dân
+ Mối quan hệ giữa cái Đẹp – cái Thiện
-> Quan điểm : “ Nghệ thuật vị nhân sinh”

ppt29 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 61,62: Đọc văn: Vĩnh biệt Cửu trùng Đài (Trích Kịch Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài( Trích kịch “Vũ Như Tô” - Nguyễn Huy Tưởng) Tiết 61- 62 : Đọc văn1/ Tác giả Nguyễn Huy Tưởng (1912- 1960):2. Vở kịch “ Vũ Như Tô” : - Thể loại : Bi kịch lịch sử. +Thể kịch mà xung đột kịch được tạo dựng từ những mâu thuẫn không thể giải quyết được, mọi khắc phục mâu thuẫn đều dẫn đến “sự diệt vong những giá trị quan trọng”. +Nhân vật chính có say mê khát vọng lớn lao, có khi có những sai lầmtrong hành động, có kết thúc bi thảm nhưng mang ý nghĩa thức tỉnh, khơi gợi tính nhân văn của mỗi người). Trang bìa của vở kịch Vũ Như TôA/ Tìm hiểu chung :Chân dung Nguyễn Huy Tưởng và ảnh chụp cùng nhà thơ Nguyễn Đình ThiCăn nhà quen thuộc của Nguyễn Huy TưởngMột số tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng- Thời điểm sáng tác: Viết năm 1941.Nội dung tác phẩm :Ghi lại những sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 -1517 ở thời Lê Tương Dực.- Kết cấu: Ban đầu của tác phẩm gồm 3 hồi (đăng trên tạp chí Tri Tân năm 1943-1944) , sau đó tác giả sửa lại thành vở kịch 5 hồi.- Tóm tắt tác phẩm ( sgk). 3. Vị trí đoạn trích: Hồi 5 ( hồi cuối của tác phẩm)Nhân vật Vũ Như Tôvà vợ trong vở kịch “Vũ Như Tô” I. Đọc và giải nghĩa từ khó : - Phân vai đọc . Chú ý dựa vào các chỉ dẫn sân khấu để thể hiện giọng đọc cho phù hợp với tình huống kịch: + Gịong Đan Thiềm: Lo lắng, hốt hoảng- cứng cỏi, đau đớn. + Gịong Vũ Như Tô : Băn khoăn, chất chứa những câu hỏi lớn vừa nhức nhối, vừa da diết; vừa khắc khoải và cuối cùng là đau đớn tột độ. + Gịong quân lính :Hỗn hào. + Gịong cung nữ :Bợ đỡ, lẳng lơB/ Đọc - hiểu văn bảnII. Tìm hiểu văn bản: 1. Xung đột kịch trong đoạn trích:* Tóm tắt các sự việc chính diễn ra trong hồi V của vở kịch?* Theo em, “loạn” và “biến”- những sự việc khủng khiếp diễn ra trong hồi V xuất phát từ đâu? + Mâu thuẫn 1: Tình huống kịch xảy ra trong hồi V xuất phát từ mâu thuẫn giữa nhân dân lao động khốn khổ lầm than và bọn hôn quân bạo chúa cùng các phe cánh của chúng.Qúa trình phát triển của mâu thuẫn +Mục đích xây Cửu Trùng Đài nguy nga tráng lệ để ăn chơi hưởng lạc .+Nguyên liệu và công sức để xây Cửu Trùng Đài là tiền bạc,của cải mà vua đã ra sức bắt thuế, tróc thợ từ dân lành, làm cho nhân dân vất vả, đói khát, chết vì bệnh dịch, tai nạn.  Tương Dực không phải là một ông vua yêu nước, thương dân. Điều này tất yếu dẫn đến “loạn” và “biến”.-Kết quả : Hôn quân bị giết, hoàng hậu nhảy vào lửa Cửu Trùng Đài hiện thân cho tham vọng ăn chơi của Lê Tương Dực bị đốt thành tro. + Vũ Như Tô coi Cửu Trùng Đài là cả phần xác và phần hồn của cuộc đời mình ( vì đây là công trình nghệ thuật tô điểm cho vẻ đẹp của đất nước) . Vì nó, ông sẵn sàng chấp nhận làm việc cho hôn quân bạo chúa; dù bị thương vẫn tiếp tục chỉ đạo công việc; trị tội những thợ bỏ trốn - Mâu thuẫn 2 : Giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu ,thuần tuý và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. + Trong mắt dân chúng, Cửu Trùng Đài là hiện thân của sự ăn chơi xa xỉ, hiện thân của tội ác cha đẻ của nó –Vũ Như Tô- chính là kẻ thù của họ và cần phải bị trị tội Họ vui mừng khi Cửu Trùng Đài chaý, Vũ Như Tô ra pháp trường. *Vì sao khi bị đưa ra pháp trường, Vũ Như Tô vẫn không thể trả lời được câu hỏi : “Ta tội gì?” hay vẫn một câu “Các ngươi không hiểu được ta”.- Vũ Như Tô chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ thuần tuý, hết mình phụng sự cái đẹp. - Ông không đứng về phía Lê Tương Dực, nhưng lại muốn mượn uy quyền, tiền bạc của hắn để thực hiện hoài bão nghệ thuật của mình. Nhưng lợi ích nghệ thuật mà Vũ Như Tô theo đuổi đã mâu thuẫn với thực tế đời sống của nhân dân. Kết thúc trên chỉ ra tính bi kịch không thể điều hoà của mâu thuẫn.2. Nhân vật Đan Thiềm và Vũ Như Tô : a. Nhân vật Đan Thiềm :- Đan Thiềm là một cung nữ nhưng lại có “bệnh” đam mê , trân trọng, nâng niu cái đẹp, cái tài của Vũ Như Tô - một kiến trúc sư biết sáng tạo cái đẹp.- Vì mê đắm cái tài mà Đan Thiềm không quản ngại những điều thị phi, quên cả nguy hiểm của bản thân để bảo vệ Vũ Như Tô. Đan Thiềm là một người biết “ biệt nhỡn liên tài”. + Đan Thiềm là người khuyên Vũ Như Tô ở lại để xây Cửu Trùng Đài (ở hồi 1), nhưng khi có biến lại tìm mọi cách thuyết phục ông trốn đi. Cả 2 lời khuyên này đều “có ý nghĩa” duy nhất : bảo vệ cái tài, cái đẹp ( “khi trước trốn đi thì ông nguy, bây giờ trốn đi thì ông thoát chết”).=> Đan Thiềm là một người không mơ mộng mà tỉnh táo, thức thời, hiểu đời, hiểu người (đây là điểm khác biệt giữa nàng và Vũ Như Tô). Nàng đau đớn khi nghĩ đến sự sống chết của Vũ Như Tô.+ Có đến 20 lần nàng thúc giục Vũ Như Tô “ trốn đi, lánh đi, đi đi, chạy đi”.+ Lời thúc giục vừa van xin, vừa khẩn thiết, quyết liệt: “ Ông nghe tôi ! . Đợi thời là thượng sách ! Đừng để phí tài trời. Trốn đi !” Có đến 4 lần nàng nhắc lại yêu cầu khẩn thiết đó.  Nàng sẵn sàng lấy tính mạng của mình để đánh đổi sự sống còn của Vũ Như Tô “Đừng giết ông Cả . Kẻo tướng quân mang hận về muôn đời. Tha cho ông Cả. Tôi xin chịu chết”.  + Đến khi “có trốn cũng không được nữa”, Đan Thiềm tìm mọi cách van xin tha tội cho Vũ Như Tô.+ “Ông Cả! Đài lớn tanh tành! Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt!”.+ “ Xin cùng ông vĩnh biệt”. Kết thúc lớp kịch thứ VII, chỉ còn tiếng kêu thảng thốt, đau đớn, nghẹn ngào, nức nở của Đan Thiềm. Những đổ vỡ của một giấc mộng lớn bây giờ thật tan hoang : ông cả, Đài lớn, cái tài, cái đẹp, tất cả đền tan tành trong cơn biến loạn. => Mọi cố gắng giữ gìn, bảo vệ không thành. Câu nói cuối cùng của Đan Thiềm là lời vĩnh biệt mãi mãi Cửu Trùng Đài – vĩnh biệt một giấc mộng lớn trong máu và nước mắt.Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài( Trích kịch “Vũ Như Tô” - Nguyễn Huy Tưởng) Tiết 62 : Đọc vănA.TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1, Tác giả 2, Tác phẩm 3, Kịch “Vũ Như Tô”B. ĐỌC - HIỂU  I. Đọc  Vị trí đoạn trích Tóm tắt đoạn trích II. Tìm hiểu: 1, Mâu thuẫn kịch: 2, Nhân vật kịch: a, Nhân vật Đan Thiềmb.Nhân vật Vũ Như Tô : Học sinh trao đổi nhóm theo gợi ý :*Nhân vật Vũ Như Tô được khắc hoạ trong hồi V của vở kịch như thế nào? *Phân tích diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô trong đoạn trích .+ Cái tài của ông được ngợi ca đến mức siêu phàm, một thiên tài “ngàn năm chưa dễ có một”, “có thể sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân”. + “ Tài kia không nên để uổng. Ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai để tô điểm nữa”, “đừng để phí tài trời”.- Vũ Như Tô là một kiến trúc sư tài ba. - Vũ Như Tô là người yêu cái Đẹp và khao khát sáng tạo cái Đẹp+ Gíấc mộng sáng tạo cái Đẹp bắt đầu từ khi ông quyết định xây Cửu Trùng Đài cho Lê Tương Dực, mượn tay bạo chúa để xây dựng một công trình tô điểm cho đời.+ Sáng suốt trong sáng tạo, thiết kế, thi công Cửu Trùng Đài để hy vọng dựng nên một tác phẩm nghệ thuật có thể tranh “ tinh xảo cùng hoá công” -Vũ Như Tô là người say mê sáng tạo cái Đẹp mà xa rời thực tế+ “ Ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông”, ông vẫn cho là “họ hiểu nhầm”. + Tận mắt chứng kiến cảnh đốt phá, nghe tiếng quân reo tìm mình phanh thây, ông vẫn cho là điều “vô lý”.+ Bị bắt dẫn về trình chủ tướng, ông hy vọng có thể “phân trần”, “giảng giải cho người đời biết rõ nguyện vọng của ta” - Cửu Trùng Đài bị cháy, Vũ Như Tô mới nhận ra sự thực về giấc mộng lớn đã tan tành. + Vũ Như Tô “rú lên” kinh hoàng và tuyệt vọng “Đốt thực rồi! Đốt thực rồi!... Ôi mộng lớn, Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài!”Nỗi đau vỡ mộng hoá thành tiếng kêu bi thiết, não nùng, khắc khoải – Vũ Như Tô đã chết trước khi ra pháp trường. *Thái độ của tác giả đối với nhân vật Vũ Như Tô“Cửu Trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc ?”, “ Chẳng biết VNT phải hay những kẻ giết VNT phải (.)- Than ôi, NT phải hay những kẻ giết NT phải ?- Ta chẳng biết - Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm” ( Lời đề tựa – NHT)Tác giả trân trọng cái tài , khâm phục hoài bão , cảm thông với bi kịch của Vũ Như Tô nhưng cũng có chỗ ông không đồng tình với nhân vật của mình. NHT cũng nhận ra VNT chỉ là người tài , chưa phải bậc hiền tài. Cái đẹp mà VNT có thể tạo ra có thể là tuyệt MỸ nhưng không tuyệt THIỆN*Bi kịch Vũ Như Tô đã thức tỉnh ý thứccủa chúng ta về vấn đề muôn thuở : Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống -NGHỆ THUẬT PHẢI VỊ NHÂN SINH thì nghệ thuật mới tồn tại và được nhân dân tôn thờ, nâng niu, bảo vệ.- Đoạn trích đã thể hiện một ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao.- Cách dẫn đắt các xung đột kịch thể hiện tính cách, tâm trạng nhân vật thông qua ngôn ngữ và hành động rất thành công.- Các lớp kịch ngắn, thay đổi liên tục, lời thoại gấp gáp, các tiếng reo, tiếng théttạo một không gian bạo lực kinh hoàng đến chóng mặt.- Việc đặt nhân vật trong không gian cung cấm với các tên đất , tên người cụ thể ít nhiều có yếu tố sử sách làm cho vở kịch hoành tráng, có không khí lịch sử.III.TỔNG KẾT1, Nghệ thuật :- Tái hiện được một sự kiện lịch sử- Từ số phận bi thảm của người nghệ sĩ Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng đã đề cập được những triết lý sâu xa với những hàm nghĩa mỹ học thâm trầm :+ Mối quan hệ giữa nghệ thuật thuần tuý - lợi ích thiết thực của nhân dân+ Mối quan hệ giữa nghệ sĩ – nhân dân + Mối quan hệ giữa cái Đẹp – cái Thiện -> Quan điểm : “ Nghệ thuật vị nhân sinh” 2, Nội dung :D. Luyện tập : Lời tựa đề của tác phẩm “Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm” có ý nghĩa nói về mối quan hệ tương giao - đồng cảm của những người cùng yêu quý , trân trọng cái đẹp, cái tài giữa Vũ Như Tô – Đan Thiềm – Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.

File đính kèm:

  • pptTiet_6162_Vinh_biet_Cuu_Trung_dai.ppt
Bài giảng liên quan