Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 71: Tiếng Việt: Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Kết luận

Trong xã hội phát triển, hoạt động phỏng vấn ngày càng phổ biến.

Để nắm bắt nhu cầu thị trường, tuyển dụng nhân viên, tuyển sinh du học người ta thường thực hiện hình thức phỏng vấn.

Phỏng vấn đã trở thành hoạt động phổ biến trong cuộc sống nên học sinh cần phải có những hiểu biết nhất định về phương pháp phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 71: Tiếng Việt: Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 71: Luyện tậpPhỏng vấn và trả lời phỏng vấn1. Yêu cầu đối với người phỏng vấn?I. ÔN LẠI KIẾN THỨC1. Yêu cầu đối với người phỏng vấn- Xác định mục đích phỏng vấn; hiểu biết về chủ đề, đối tượng phỏng vấn để chuẩn bị các câu hỏi. - Khi phỏng vấn phải tôn trọng người được phỏng vấn và các quy tắc giao tiếp.- Tránh những câu hỏi quá khó, chung chung.- Cần biết lắng nghe, phân tích câu trả lời để phát triển mạch phỏng vấn.I. ÔN LẠI KIẾN THỨC1. Yêu cầu đối với Người phỏng vấnBiên tập sau khi phỏng vấn cần khách quan (bên cạnh việc ghi lại lời nói, cần ghi thêm ánh mắt, cử chỉ, thái độ người được phỏng vấn để tăng độ tin cậy của bài).I. ÔN LẠI KIẾN THỨC2. Yêu cầu đối với người được phỏng vấn?I. ÔN LẠI KIẾN THỨC2. Yêu cầu đối với người được phỏng vấnCó trách nhiệm đối với những thông tin mà mình cung cấp.Chỉ trả lời những gì mình nắm rõ.Có quyền trả lời hoặc khéo léo không trả lời câu hỏi phỏng vấn, song phải có thái độ cởi mở, hợp tác trong đối thoại.Có phản xạ nhanh với tình huống đặt ra, tránh trả lời lan man, dài dòng.I. ÔN LẠI KIẾN THỨCMột số đề tài chuẩn bị1. Phỏng vấn nhà văn về tác phẩm VH trong chương trình.2. Phỏng vấn một học sinh đạt thành tích cao trong học tập.3. Phỏng vấn tuyển dụng nhân viên.4. Phỏng vấn một nghệ sĩ, diễn viên nhân ngày 8/3.II. THỰC HÀNH LUYỆN TẬP TẠI LỚPCác bước thực hànhBước 1: Các nhóm trình bày đề tài đã chuẩn bị.Bước 2: Các nhóm thảo luận để nhận xét ưu, khuyết điểm của nhóm bạn.Bước 3: Giáo viên nhận xét, tổng kết.Tiêu chí đánh giáVề phía người phỏng vấn:Nội dung phỏng vấn đã sát với chủ đề chưa?Câu hỏi phỏng vấn có rõ ràng, dễ hiểu không?Sự nhạy bén trong việc phản ứng, bổ sung câu hỏiThái độ, phong cách của người phỏng vấn (chủ động, thân thiện)Về phía người được phỏng vấn:Việc chuẩn bị ý tưởng để trả lời phỏng vấnCách trả lời rõ ràng, súc tích, thông minhKhả năng ứng phó linh hoạt với các câu hỏi khó, hóc búaThái độ, phong cách của người được phỏng vấn (thoải mái, gần gũi)Một số đề tài phỏng vấn1. Tình bạn - Tình yêu tuổi học đường.2. Trang phục của học sinh trong nhà trường.3. Lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT.4. Vai trò, trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường, cảnh quan trường học.II. THỰC HÀNH LUYỆN TẬP TẠI LỚPPV: Hãy chia sẻ quan điểm của em về tình bạn?HS: Theo em tình bạn là điểm tựa tinh thần, tình bạn giúp ta cùng chia sẻ những điều đôi khi không thể nói cùng cha mẹ.PV: Em nghĩ sao về câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” trong việc chọn bạn?HS: Vâng, chúng ta cần biết chọn bạn mà chơi. Bạn cũng là tấm gương để chúng ta học tập.PV: Vậy không lẽ thấy bạn xấu thì chúng ta xa lánh, không chơi bởi đâu cứ gần mực thì đen, chưa chắc gần đèn đã sáng?HS: Ai cũng có tính tốt và xấu. Chúng ta cần phải biết tác động, cảm hóa bạn xấu, giúp bạn tiến bộ. Hãy dùng lời nói, cử chỉ, sự chân thành để cảm hóa bạn.PV: Như vậy, chúng ta không thỏa hiệp với cái xấu nhưng cũng không tẩy chay bạn xấu. Hãy dùng thiện chí để giúp bạn tiến bộ. Rất cảm ơn những chia sẻ của em!II. THỰC HÀNH LUYỆN TẬP TẠI LỚPĐề tài 1: Tình bạn - Tình yêu tuổi học đường.Tiêu chí đánh giáVề phía người phỏng vấn:Nội dung phỏng vấn đã sát với chủ đề chưa?Câu hỏi phỏng vấn có rõ ràng, dễ hiểu không?Sự nhạy bén trong việc phản ứng, bổ sung câu hỏiThái độ, phong cách của người phỏng vấn (chủ động, thân thiện)Về phía người trả lời phỏng vấn:Việc chuẩn bị ý tưởng để trả lời phỏng vấn.Cách trả lời rõ ràng, súc tích, thông minh.Khả năng ứng phó linh hoạt với các câu hỏi khó, hóc búa.Thái độ, phong cách của người được phỏng vấn (thoải mái, gần gũi).Củng cố Người phỏng vấn:Xác định mục đích, chủ đề, đối tượng phỏng vấn.Tôn trọng người được phỏng vấn, quy tắc giao tiếp.Tránh những câu hỏi khó, chung chung.Biết lắng nghe, phân tích câu trả lời để phát triển mạch phỏng vấn. Người trả lời phỏng vấn:Có trách nhiệm đối với những thông tin mà mình cung cấp.Chỉ trả lời những gì mình nắm rõ.Có quyền trả lời hoặc không trả lời câu hỏi phỏng vấn, song phải có thái độ cởi mở, hợp tác.Có phản xạ nhanh với tình huống đặt ra, tránh trả lời lan man, dài dòng.Kết luậnTrong xã hội phát triển, hoạt động phỏng vấn ngày càng phổ biến.Để nắm bắt nhu cầu thị trường, tuyển dụng nhân viên, tuyển sinh du học người ta thường thực hiện hình thức phỏng vấn.Kết luậnPhỏng vấn đã trở thành hoạt động phổ biến trong cuộc sống nên học sinh cần phải có những hiểu biết nhất định về phương pháp phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.	Thông qua bài luyện tập này, các em hãy tự đúc kết cho mình những kinh nghiệm để có thể áp dụng bài học này vào cuộc sống.CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG!

File đính kèm:

  • pptTuan_18_Luyen_tap_phong_van_va_tra_loi_phong_van.ppt