Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 73: Đọc văn: Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu

I/ TÌM HIỂU CHUNG

1/ Tác giả Phan Bội Châu ( 1867-1940) :

 Cần chú ý nắm vững các kiến thức cơ bản sau về tác giả

 - Tên, hiệu. - Quê hương, gia đình.

 - Những thăng trầm trong qúa trình tìm đường cứu nước của Phan Bội Châu.

 - Sự nghiệp sáng tác với những tác phẩm tiêu biểu.

=> Phan Bội Châu là chiến sĩ yêu nước vĩ đại, là nhà văn nhà thơ lớn của đất nước ta trong thế kỷ 20.

 - Thơ văn Phan Bội Châu là thơ văn yêu nước và tuyên truyền cổ động sôi sục bầu nhiệt huyết Cách mạng.

 

ppt11 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 73: Đọc văn: Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Your Subtitle Goes HereLưu biệt khi xuất dương( Phan Bội Châu)Tiết 73- Đọc vănI/ TÌM HIỂU CHUNG1/ Tác giả Phan Bội Châu ( 1867-1940) : Cần chú ý nắm vững các kiến thức cơ bản sau về tác giả - Tên, hiệu. - Quê hương, gia đình. - Những thăng trầm trong qúa trình tìm đường cứu nước của Phan Bội Châu. - Sự nghiệp sáng tác với những tác phẩm tiêu biểu.=> Phan Bội Châu là chiến sĩ yêu nước vĩ đại, là nhà văn nhà thơ lớn của đất nước ta trong thế kỷ 20. - Thơ văn Phan Bội Châu là thơ văn yêu nước và tuyên truyền cổ động sôi sục bầu nhiệt huyết Cách mạng.Transitional PageNHÀ TƯỞNG NIỆM PHAN BỘI CHÂU Ở NGHỆ AN2/ Hoàn cảnh sáng tác, bố cụcvà chủ đề của bài thơ “ Lưu biệt khi xuất dương”: - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ đượcPhan Bội Châu viết vào năm 1905, khi chia tay đồng chí, bạn bè, trước lúc bí mật sang Nhật dấy lên phong trào Đông du đề cứu nước. - Bố cục của bài thơ : 4 phần. + Quan niệm về chí làm trai. + ý Thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc. + Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ. + Khát vọng, hành động tư thế buổi lên đường. - Chủ đề: Bài thơ khẳng định chí làm trai và quyết tâm xuất dương làm nên sự nghiệp lớn cứu nước, cứu dân. II / ĐỌC HIỂU 1. Đọc và tìm hiểu chú thích : - Đọc chính xác và diễn cảm ở cả hai bản: bản phiên âm chữ Hán và bản dịch thơ . Chú ý giọng đọc hào sảng thể hiện khát vọng, hoài bão, chí khí của nhà thơ trong buổi xuất dương tìm đường cứu nước. - Chú ý so sánh đối chiếu về nghĩa của các câu thơ trong bản dịch thơ và bản phiên âm. - Chú ý tìm hiểu và nắm vững nghĩa của các từ trong phần chú thích.2. Phân tícha. Hai câu đề : Quan niệm về chí làm trai . + Làm trai phải lạ / Không sống tầm thường mà phải làm nên nghiệp lớn, lưu lại tiếng thơm muôn đời. + Há để càn khôn tự chuyển dời / Là nam nhi thì phải sống chủ động , tích cực, có tinh thần làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. * Cách dùng câu khẳng định, lời thơ mộc mạc, nhịp thơ rắn rỏi, dứt khoát => Hai câu thơ thể hiện một quan niệm hết sức mới mẻ về chí làm trai, khẳng định một lẽ sống đẹp và cũng là lý tưởng và tầm vóc của người làm trai : khoẻ khoắn, ngang tàng, ngạo nghễ, thách thức với càn khôn. Mở đầu bài thơ, Phan Bội Châu đã thể hiện quan niệm của mình về chí làm trai như thế nào?Nét độc đáo trong cách thể hiện quan niệm ấy của tác giả?b. Hai câu thực : Ý thức trách nhiệm của người trai trước thời cuộc. Trong khoảng trăm năm cần có tớ Sau này muôn thuở há không ai? +Câu 1: Tác giả tự ý thức về cái TÔI ( ngã, tôi, tớ)  tự hào về vai trò của mình trong cuộc đời ( 100) và trong xã hội lịch sử ( ngàn năm sau).- Khẳng định dứt khoát : Chí làm trai gắn với ý thức về “ cái tôi” – “ cái tôi” công dân đầy tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời. +Câu 2: Gịong thơ nghi vấn nhưng nhằm khẳng định quyết liệt hơn quan niệm công danh mới mẻ, tiến bộ của nhà thơ hướng về Tổ quốc và nhân dân.* Nếu như ở hai câu đề là quan niệm tiến bộ về chí làm trai , thì ở hai câu thực, quan niệm làm trai ấy được nhà thơ thể hiện cụ thể như thế nào? *Nhận xét về nghệ thuật biểu đạt của nhà thơ qua 2 câu thơc.Hai câu luận: Quan niệm sống của kẻ sĩ trước thời cuộc. Non sông đã chết sống thêm nhục Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.Hai câu thơ tiếp tục triển khai để gắn chí làm trai vào thời cuộc của nước nhà : + “Non sông đã chết” / một cách nói rất hay, rất cảm động về nỗi đau thương của đất nước bị nô lệ. Là nam nhi – là kẻ sĩ sống phải sống nô lệ là sống nhục. + Hiền thánh còn đâu/ Phủ định cách học cũ kỹ, lạc hậu là đọc sách thánh hiền – cách học không hợp thời , vô nghĩa=> Hai câu thơ có tư tưởng tiến bộ và sâu sắc nhất , cho thấy Phan Bội Châu là một chí sĩ tiên phong.d. Hai câu kết : Khát vọng, tư thế buổi lên đường. Muốn vượt biển đông theo cánh gió Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi. - Các hình ảnh thơ : bể đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc mang tầm vóc lớn lao, kỳ vĩ.  tất cả đều hoà nhập với con người trong tư thế “bay lên” . = > Hình ảnh thơ đẹp, lãng mạn, hào hùng giàu chất sử thi. Nhân vật ra đi như được chắp thêm đôi cánh thiên thần, bay bổng trên thực tại tối tăm, khắc nghiệt, vươn ngang tầm vũ trụ bao la. * Bài thơ kết lại trong tư thế và khát vọng buổi lên đường của nhân vật trữ tình như thế nào? *Nhận xét cách dùng hình ảnh của tác giả trong hai câu thơ?Your Topic Goes HereYour subtopic goes hereIII/ TỔNG KẾT 1. Về hình thức : Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, viết bằng chữ Hán. Gịong thơ trang nghiêm, đĩnh đạc, hào hùng, mạnh mẽ, lôi cuốn. 2. Về nội dung bài thơ thể hiện : + Khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt. + Tư thế con người kỳ vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ. + Lòng yêu nước cháy bỏng và ý thức về lẽ nhục – vinh gắn liền sự tồn vong của Tổ quốc. + Tư tưởng đổi mới táo bạo, đi tiên phong cho thời đại. + Khí phách ngang tàng, cứng cỏi, dám đương đầu với mọi thử thách. * Theo em, những yếu tố nào đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ?

File đính kèm:

  • pptLuu_biet_khi_xuat_duongPhan_Boi_Chau.ppt