Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 77: Đọc văn: Hầu trời (Tản Đà)

I. Tiểu dẫn

 II. đọc- hiểu văn bản

 1. Đọc

 2. Bố cục

 3. Tìm hiểu

 a, Tài h cấu của Tản Đà

 

ppt10 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 77: Đọc văn: Hầu trời (Tản Đà), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 77Hầu trời( tiết 2) I. Tiểu dẫn II. đọc- hiểu văn bản 1. Đọc 2. Bố cục 3. Tìm hiểu a, Tài hư cấu của Tản Đà b, Một “cái tôi” đầy tài năng và có phẩm giá hơn người.- Mượn cớ “hầu trời” nhân vật văn sĩ đã phô diễn tài năng. + Khả năng sáng tạo ở khắp các thể tài: đọc hết văn vần sang văn xuôi; hết văn lí thuyết đến văn chơi, rồi văn vị đời, lối văn dịch. Văn dài hơi tốt; giàu, lắm lối => nhiều hình thức, loại, thể, bút pháp, tiêu biểu cho đặc điểm văn chương buổi giao thời. Vừa mang đậm đặc điểm văn chương truyền thống: nhời văn chuốt đẹp, khí văn hùng mạnh, êm, tinh.+ Tự khen và mượn lời phán cả Trời để ca ngợi văn mình.+ Khẳng định thơ mình là tuyệt bút: Các chư tiên lắng nghe, vỗ tay tán thưởng, tranh nhau dặn mang thơ lên bán=> Tài năng xuất chúng của thi nhân được khẳng định một cách tuyệt đối. Lên cõi tiên để nhờ Trời “xếp hạng”, là một giấc mơ lãng mạn, sđộc đáo và cũng là cái “ngông” của Tản Đà. - Tự nhận mình là “ trích tiên” -> một kiểu tự phong khác đời. - Được Trời tin cẩn giao cho trọng trách quảng bá “thiên lương” nơi hạ giới, ắt phải có phẩm giá hơn người. = > muốn khẳng định cái tôi ở mức độ cao hơn. - Trong sự nhún mình “ Biết làm có được mà dám theo” do cuộc sống cơ cực của những người theo nghiệp văn thời ấy, câu “ Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết” => vừa là lời động viên của Trời, vừa là lời tự nhủ của một cái tôi đầy tự tin và bản lĩnh. => Một cái tôi Khát vọng tự do, khát vọng về cõi tri âm. Khao khát khẳng định mình giữa cuộc đời. Khao khát nghệ thuật được trân trọngCái tôi nghệ sĩ lãng mạn thoát li.Trách nhiệm với đời, với văn chương.c, Một cái tôi “ngông”Thể hiện Lên trời: để khẳng định tài năngLời nói: tự khenGiọng điệu: phóng túng, tự nhiênTự hào, tự đắc về tài năng, đề cao phẩm chất và khẳng định giá trị của mình.Một cái tôiTự ý thức sâu sắc về tài năng, phẩm chất và giá trị đích thực của mình, dám sống bằng tài năng. Tự ý thức sâu sắc về cuộc sống của mình: có tài, có nhân cách thanh cao.=> Con ngưòi thực tài, có bản lĩnh, có nhân cách thanh cao.d, Bức tranh về tình cảnh khốn khó của nhà văn nơi hạ giới. - Có học vấn, có tài năng nhưng rất nghèo. “ Vốn liếng còn một bụng văn đó.” Nhưng: “Trần gian thước đất cũng không có.” - Phải lăn lộn với nghề và làm đủ mọi nghề để mưu sinh.Giấy người, mực người, thuê người in Mượn cửa hàng người bán phường phố. - Phải đối mặt với khó khăn, trước hết là sự rẻ mạt của nghề văn Văn chương hạ giới rẻ như bèo Làm mãi quanh nam chẳng đủ tiêu. - Rồi áp lực của xã hội: Sức trong non yếu ngoài ren rấp Một cây che chống bốn, năm chiều.-Vật lộn với miếng cơm, manh áo, sức khoẻ và tài năng giảm sút. 	 Lo ăn mặc hết tháng ngày, 	 Học ngày một kém tuổi càng cao.=> Trong mắt Tản Đà, văn chương là một nghề kiếm sống rất phức tạp, không dễ chiều.Ông đã ý thức được sự cần thiết phải chuyên tâm với nghề văn và nhân ra: đa dạng về loại, thể là một đòi hỏi thiết yếu của hoạt đông sáng tác.e, Những dấu hiệu đổi mới về nghệ thuật. - Kể chuyện hấp dẫn, có duyên, lôi cuốn- Ngôn ngữ chọn lọc, gợi cảm, giản dị không cách điệu, cầu kỳ, ước lệ. - Giọng điệu thoải mái, tự nhiên, pha chút chơi “ngông” dí dỏm.- Cảm hứng lãng mạn, thóat li hiện thực. - Thể thơ thất ngôn trường thiên, tự do, không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu, kết câu. - Kết hợp hài hoà yếu tố trữ tình và tư sự. - Cách xưng danh: tự nhiên, phù hợp với mạch truyện và mang tín hiện đại, thể hiện ý thức cá nhân và ý thức dân tộc.III. Tổng kết- Qua câu chuyện “Hầu trời” Tản Đà thể hiện bản ngã cá nhân dộc đáo, hiếm có, đáng trân trọng. - Những sáng tạo hình thức nghệ thuật mới mẻ, đặc sắc.- Tác phẩm đã chứng minh thơ Tản Đà có thể xem như một cái gạch nối giữa hai thế kỷ thơ ca của văn học dân tộc.Bài tập về nhàViết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu, trình bày những cảm nhận sâu sắc về một chi tiết hoặc một câu thơ mà em thích. Rất mong các em ngày một yêu thích môn văn !

File đính kèm:

  • pptHau_troi.ppt
Bài giảng liên quan