Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 77: Đọc văn: Vội vàng (Xuân Diệu) - Trần Thị Hoài
I. Tiểu dẫn
II. Đọc_ hiểu văn bản
1.Bố cục
2. Phân tích văn bản
a. Tình yêu cuộc sống thiết tha của thi nhân.
b. Quan niệm mới mẻ về thời gian của Xuân Diệu
c. Lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt của thi nhân.
III. Tổng kết
NhiÖt liÖt chµo mõng c¸c thÇy c« gi¸o vÒ dù tiÕt häc !Ngữ Văn 11VỘI VÀNGXUÂN DIỆUGIÁO VIÊN: TRẦN THỊ HOÀILỚP: 11A3Tiết: 77VỘI VÀNG (Tiết 2)XUÂN DIỆUI. Tiểu dẫnII. Đọc_ hiểu văn bản1.Bố cục2. Phân tích văn bảna. Tình yêu cuộc sống thiết tha của thi nhân.b. Quan niệm mới mẻ về thời gian của Xuân DiệuEm có nhận xét gì về giọng điệu và mạch cảm xúc ở đoạn 2 của bài thơ so với đoạn 1? _ Đoạn 1 giọng điệu tràn ngập đắm say, ngây ngất. Nhà thơ như reo lên “Tôi sung sướng.” khi được thưởng thức cảnh đẹp thiên đường ngay trên mặt đất. Nhưng ngay sau đó giọng văn như chùng xuống bởi nhận thức của lí trí “Nhưng vội vàng một nửa”. Đến đoạn 2 giọng điệu chuyển sang day dứt, băn khoăn.Tại sao thi nhân đang vui bỗng chợt buồn, đang say sưa, ngây ngất bỗng day dứt, băn khoăn? _ Xuân Diệu là nhà thơ của cảm thức thời gian. Thi nhân cảm nhận rất rõ bước đi của thời gian. Nhà thơ “hoài xuân” - nhớ xuân, tiếc xuân ngay khi xuân vừa mới bắt đầu và ngay khi đang ở độ xuân sắc, rực rỡ nhất của nó:Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,Em có nhận xét gì về hình thức của những câu thơ trên? Hình thức đó góp phần biểu đạt nội dung như thế nào? _ Những câu thơ như bị chặt đứt làm đôi tạo ra hai thế giới hoàn toàn khác biệt: bên này là mùa xuân tràn đầy sức sống, còn bên kia thì ngược lại.Tiết: 77VỘI VÀNG (Tiết 2)XUÂN DIỆUI. Tiểu dẫnII. Đọc_ hiểu văn bản1.Bố cụca. Tình yêu cuộc sống thiết tha của thi nhân.b. Quan niệm mới mẻ về thời gian của Xuân Diệu2. Phân tích văn bảnTừ mùa xuân của đất trời thi nhân liên tưởng đến điều gì?Từ sự liên tưởng đó nhà thơ đã rút ra quy luật gì về cuộc đời con người? _ Từ mùa xuân của đất trời thi nhân liên tưởng đến cái tôi tuổi trẻ trong cuộc đời:Mà xuân hếtTôi cũng mấtMùa xuân gắn liền với tuổi trẻ: Mùa xuân hếtTuổi trẻ cũng hếtCuộc đời chấm dứtTừ sự liên tưởng trên em có nhận xét như thế nào về giọng điệu của bốn câu thơ:Lòng tôi rộng ,nhưng lượng trời cứ chật,Không cho dài thời trẻ của nhân gian,Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! _ Cảm nhận được sự hữu hạn của đời người nên nhà thơ như hờn trách Tạo Hoá: Không cho tuổi trẻ của con người bất diệt cùng thời gian.Tiết: 77VỘI VÀNG (Tiết 2)XUÂN DIỆUI. Tiểu dẫnII. Đọc_ hiểu văn bản1.Bố cục2. Phân tích văn bảna. Tình yêu cuộc sống thiết tha của thi nhân.b. Quan niệm mới mẻ về thời gian của Xuân DiệuTrên cơ sở đó Xuân Diệu đã trình bày quan niệm mới mẻ về thời gian của mình như thế nào? _ Xuân Diệu đã đưa ra một quan niệm mới mẻ về thời gian:Quan niệm cũQuan niệm của XDXuân vẫn tuần hoànMùa xuân gắn liền với tuổi trẻXuân đương tới nghĩa là xuân đương quaXuân: tới – qua, non – già, hếtTôi: cũng mất, tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại, chẳng còn tôi mãi Thời gian là một chu kì khép kín, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông luân chuyển Tâm lí chờ đợi “bình chân như vại”: “đi đâu mà vội mà vàng” Thời gian là tuyến tính cũng như tuổi trẻ của con người một đi không trở lại Tâm lí tiếc nuối, sống vội vàng>< chẳng hai lần thắm lạiTừ sự khẳng định chắc chắn đó em có cảm nhận như thế nào về tâm trạng của thi nhân qua hai câu thơ:Còn trời đất, nhưng chẳn còn tôi mãi,Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;Tâm lí: ghen tị với Tạo Hoá, tiếc nuối thời gian khôn nguôi.Tiết: 77VỘI VÀNG (Tiết 2)XUÂN DIỆUI. Tiểu dẫnII. Đọc_ hiểu văn bản1.Bố cục2. Phân tích văn bảna. Tình yêu cuộc sống thiết tha của thi nhân.b. Quan niệm mới mẻ về thời gian của Xuân DiệuLấy tuổi trẻ làm thước đo thời gian đã dẫn đến cách cảm nhận về thời gian tinh tế như thế nào trong đoạn thơ sau:Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệtCon gió xinh thì thào trong lá biếc,Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa? _ Thời gian như ngọn gió bay nhanh, lướt qua tất cả. Bức tranh thiên đường trên mật đất biến mất nhường chỗ cho sự chia phôi rướm máu. Vạn vật như đang than thở, ngậm ngùi tiễn biệt phần đời tươi đẹp nhất của chính nó. Tất cả như đang lo lắng, sự hãi trước sự phôi pha, mất mát, chia lìa và tàn phai nhanh chóng .Cảm nhận đó khiến cho trái tim tuổi trẻ đầy khao khát của nhà thơ rơi vào tình cảnh như thế nào?Trái tim tuổi trẻ như rơi vào khủng hoảng, buồn đau và tuyệt vọng:Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa.Tiết: 77VỘI VÀNG (Tiết 2)XUÂN DIỆUI. Tiểu dẫnII. Đọc_ hiểu văn bản1.Bố cục2. Phân tích văn bảna. Tình yêu cuộc sống thiết tha của thi nhân.b. Quan niệm mới mẻ về thời gian của Xuân DiệuThế nhưng cái tôi yêu đời đến mãnh liệt của Xuân Diệu có chịu buông xuôi theo quy luật nghiệt ngã của thời gian hay không? Thi nhân đã đề xuất ra cách sống như thế nào để chống lại quy luật ấy?c. Lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt của thi nhân.Lối sống vội vàng của Xuân Diệu được thể hiện như thế nào qua: Hình ảnh thơ, nhịp điệu thơ, ngôn từ trong thơ và đưa ra nhận xét?Lối sống Vội vàng của Xuân Diệu được thể hiện qua: _ Hệ thống hình ảnh: Sự sống mơn mởn, mây đưa, gió lượn, cánh bướm với tình yêu, cái hôn nhiều, non nước, cỏ, cây, mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc, xuân hồng Những hình ảnh tươi mới đầy sức sống. _ Ngôn từ: ôm, riết, say, thâu, chếnh choáng, đã đầy, no nê, cắn Những động từ, tính từ mạnh được dùng với mức độ tăng tiến - những động thái đắm say của tình yêu đã được huy động hết mức để diễn tả sự dâng trào của cảm xúc. _ Nhịp điệu thơ: Cách ngắt nhịp nhanh, mạnh, điệp từ, kết hợp câu ngắn – dài nhịp thơ dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.Cảm xúc yêu cuộc sống đến đắm say, cuồng nhiệt, muốn tận hưởng tất cả những sắc hương cuộc đời trong khoảng thời gian hữu hạn của thi nhân.Tiết: 77VỘI VÀNG (Tiết 2)XUÂN DIỆUI. Tiểu dẫnII. Đọc_ hiểu văn bản1.Bố cục2. Phân tích văn bảna. Tình yêu cuộc sống thiết tha của thi nhân.b. Quan niệm mới mẻ về thời gian của Xuân DiệuEm hãy lựa chọn một hình ảnh thơ mới mẻ, độc đáo, đậm chất Xuân Diệu nhất và đưa ra nhận xét? Hình ảnh thơ mới mẻ, độc đáo và đậm chất Xuân Diệu nhất: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”._ Hình ảnh gợi cảm xúc cuồng nhiệt đắm say nhất._ Hình ảnh có tính liên kết lôgic nhất với phần đầu của bài thơ: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”_ Điệp khúc “Ta muốn” trở lại với âm hưởng dồn dập hơn, khẩn thiết hơn trở thành cao trào của khát vọng sống vô cùng táo bạo, mãnh liệt. Cái tôi tham lam như muốn ngự trị, ôm choàng tất cả.Cảm giác mê say đến cuồng điên chỉ có riêng ở Xuân Diệu.Em có nhận xét gì về lối sống vội vàng của Xuân Diệu? Đó có phải là lối sống buông thả, vô kỉ luật không?KL: Đây là một lối sống tích cực muốn tận hưởng tất cả những gì tốt đẹp nhất của cuộc sống trong khoảng thời gian hữu hạn của đời người. Mỗi chúng ta cần quý trọng quỹ thời gian của đời mình để sống có ý nghĩa nhấtc. Lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt của thi nhân.Tiết: 77VỘI VÀNG (Tiết 2)XUÂN DIỆUI. Tiểu dẫnII. Đọc_ hiểu văn bản1.Bố cục2. Phân tích văn bảna. Tình yêu cuộc sống thiết tha của thi nhân.b. Quan niệm mới mẻ về thời gian của Xuân Diệuc. Lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt của thi nhân.III. Tổng kếtEm hãy rút ra những kết luận về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? Giá trị nội dung: Quan niệm sống mới mẻ của tác giả là yêu cuộc sống trần thế xung quanh và tìm thấy trong cuộc sống đó biết bao điều hấp dẫn, đáng sống, biết tận hưởng những gì mà cuộc sống ban tặng.Qua đó ta càng thêm yêu mùa xuân và tuổi trẻ - những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời Giá trị nghệ thuật: Những cách tân của thơ mới được thể hiện rất táo bạo qua ngòi bút Xuân Diệu từ cảm hứng, ý tưởng thơ cho đến hình ảnh, nhịp điệu, ngôn từ, Bài thơ tiêu biểu nhất cho phong cách thơ Xuân Diệu – Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.Tiết: 77VỘI VÀNG (Tiết 2)XUÂN DIỆUI. Tiểu dẫnII. Đọc_ hiểu văn bản1.Bố cục2. Phân tích văn bảna. Tình yêu cuộc sống thiết tha của thi nhân.b. Quan niệm mới mẻ về thời gian của Xuân Diệuc. Lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt của thi nhân.III. Tổng kếtIV. BT về nhà 1.Tình yêu cuộc sống thiết tha của Xuân Diệu qua bài thơ “Vội vàng”? 2. Soạn bài tiếp theo: Bài “Tràng giang” của Huy CậnCẢM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC EM ĐÃ THEO DÕI BÀI GIẢNG
File đính kèm:
- Voi_vang_Xuan_Dieu.ppt