Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 82,83: Tràng Giang (Huy Cận)

A. TÌM HIỂU CHUNG

1.Tác giả :

Cù Huy Cận ( 1919 – 2005) Hà Tĩnh; sống gắn bó với CM và văn hóa CM; luôn khát khao và lắng nghe sự hòa điệu giữa hồn người và tạo vật, giữa cá thể với nhân quần.

@ Phong cách thơ : hiện đại + cổ kính

Thơ văn chia làm hai giai đoạn : trước và sau CMT8.

Lưu ý:âm hưởng thơ buồn, sầu não, cô đơn + tha thiết với con người, với cuộc sống; hệ thống thi pháp thơ Đường + thi pháp thơ tượng trưng của Pháp.

Là nhà thơ lớn, một trong những đại diện tiêu biểu xuất sắc của phong trào thơ mới với hồn thơ ảo não; thơ hàm súc, giầu chất suy tưởng, triết lí.

 

ppt24 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 82,83: Tràng Giang (Huy Cận), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
hồn mới mang nét rất riêng : ảo não như Huy Cận. + Nỗi buồn, sầu giữa thiên nhiên mênh mông hiu quạnh của cái tôi cô đơn rợn ngợp và tâm trạng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. TRÀNG GIANG – HUY CẬNB. ĐỌC HIỂU VĂN BẢNI. ĐỌC VĂN BẢN VÀ GIẢI THÍCH NGHĨA TỪ NGỮ KHÓ1.Âm điệu chung : @ Nhịp thơ thất ngôn Đường luật: nhịp 2/2/3 hoặc 4/3 trải dài, luyến láy, dàn trải; mỗi khổ là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt mang âm hưởng cổ kính.@ Thanh điệu : điệp điệp , song song , lơ thơ , lặng lẽ , đìu hiu ,  láy, tạo âm thanh mượt mà.  gợi buồn man mác, xao xuyến, mênh mang của con người và cảnh vật. TRÀNG GIANG – HUY CẬNII. TÌM HIỂU VĂN BẢNTRÀNG GIANG – HUY CẬN@ Ba câu thơ đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi lênh đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng lớn, mênh mông gợi cảm giác buồn , cô đơn, xa vắng , chia lìa.2. Khổ 1 : Trải mở cảnh vật trên sông nướcSóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,Con thuyền xuôi mái nước song song,Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả; Củi / một cành khô / lạc mấy dòng.TRÀNG GIANG – HUY CẬN@ Câu thơ thứ tư mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: Cành củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp người nhỏ bé bơ vơ giữa dòng đời. Câu thơ khép lại khổ thơ Củi một  mấy dòng vừa miêu tả hiện thực đang xảy ra vừa có một sức gợi mở một điều thật lớn lao. + Gặp lại hình ảnh: sông, nước, sóng, thuyền  của thơ ca xưa khi miêu tả cảnh sông nước; kết hợp với một số từ ngữ như điệp từ buồn điệp điệp – nỗi buồn miên man, nước song song – sự đồng hành, sầu trăm ngả – nỗi sâu triền miên   Bức tranh giới thiệu cảnh sông nước rộng lớn, mênh mông mang nỗi buồn sầu trong lòng thi nhân; nỗi buồn sầu của thi nhân dường như đang thấm dần vào cảnh vật.+ Câu thơ vừa miêu tả cảnh sông nước mênh mang với cành củi khô đang dập dềnh trôi nổi không điểm dừng, không nơi neo đậu, vô phương vô hướng vừa như gợi lên ở người đọc về số phận nhỏ nhoi của một kiếp người ( như Huy Cận và lớp người như Huy Cận ) đang bơ vơ, lạc lõng giữa dòng đời đau khổ không biết đi đâu về đâu  Số phận của chính nhà thơ, lớp người như nhà thơ giữa dòng đời lúc bấy giờ .TRÀNG GIANG – HUY CẬN+ Chuyển đổi trong ngắt nhịp từ 3 / 4 sang 1 / 3 / 3 đầy dụng ý của nhà thơ mới; kết hợp với cách dùng từ khá đặc sắc Củi – một vật thể bé nhỏ , tầm thường và cụm từ lạc mấy dòng – trôi nổi, lênh đênh, vô định trên sông nước. Bức tranh tràng giang được hoàn chỉnh thêm với những chi tiết mới: cồn nhỏ, gió đìu hiu, cây cối lơ thơ, chợ chiều đã vãn, làng xa, trời sâu chót vót, bến cô liêu nhưng không làm cho cảnh vật sống động hơn, mà càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh. Giữa cảnh trời rộng nơi bến sông; cảm xúc xâm chiếm nhà thơ bởi cái cảm thấy 3. Khổ 2: Niềm tâm tư của nhà thơ :TRÀNG GIANG – HUY CẬNII. TÌM HIỂU VĂN BẢNLơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều,Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.TRÀNG GIANG – HUY CẬN+ Câu thơ mở ra với hai từ láy lơ thơ và đìu hiu vừa gợi hình vừa gợi cảm. Người đọc cảm thấy các bãi, cồn trên dòng sông như đang nhỏ đi và chìm dần vào không gian vắng lặng ; cảnh vật như tàn tạ, nhuốm vẻ buồn, trống vắng; gió nhè nhẹ càng làm cho không gian cảnh vật như rộng ra, mênh mông, bát ngát hơn.  Sau bức tranh chấm phá về cảnh vật đượm nét buồn ấy là nỗi lòng nhân vật trữ tình buồn sầu cô đơn và khát khao đón đợi, lắng nghe âm thanh của tình người, tình đời. TRÀNG GIANG – HUY CẬN+ Câu thơ thứ hai có nhiều ý kiến xoay quanh từ Đâu gợi ra nhiều cách hiểu: đâu – khẳng định : có tiếng người ở nơi xa văng vẳng lại nhưng chìm trong không gian vắng lặng; đâu – phủ định : không có tất cả chỉ là cái mênh mông, bát ngát của không gian.  Câu thơ diễn tả sự đón đợi, lắng nghe tâm linh cái hơi ấm của cuộc đời, cái ríu ran của tình người; song tất cả bị choán bởi không gian, thế giới tự nhiên quạnh quẽ.+ Hai câu cuối nhà thơ sử dụng cụm từ sâu chót vót để đặc tả không gian ba chiều ( cao - rộng - sâu ) tạo ra ấn tượng bất ngờ diễn tả sự chông chênh, mênh mang của vũ trụ trong cảm nhận của con người. Đọng lại trong câu kết là sông dài , trời rộng – sự bát ngát, rộng lớn, thăm thẳm của thế giới tự nhiên; con người cảm thấy cô đơn, lẻ loi, buồn - bến cô liêu Thể hiện khát khao tình đời, tình người, tình quê hương.TRÀNG GIANG – HUY CẬNTiếp tục hoàn thiện bức tranh tràng giang với hình ảnh những lớp bèo nối nhau trôi dạt trên sông và những bờ xanh tiếp bãi vàng lặng lẽ. Cảnh có thêm sắc màu song chỉ buồn hơn, chia lìa hơn.TRÀNG GIANG – HUY CẬNII. TÌM HIỂU VĂN BẢN4.Khổ 3: Cảnh sông nước – thề giới nội tâm của nhân vật trữ tìnhBèo dạt về đâu, hàng nối hàng;Mênh mông không một chuyến đò ngang.Không cầu gợi chút niềm thân mật,Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.TRÀNG GIANG – HUY CẬN+ Hình ảnh bèo dạt là sự tiếp nối thơ cổ ( bèo dạt mây trôi ) nhà thơ đem vào yếu tố hiện đại để nhấn mạnh, khẳng định số phận nhỏ bé tầm thường, vô nghĩa như cành củi khô đang bị cuốn trôi trước sự xô bồ của dòng đời không biết về đâu. + Kết hợp là hình ảnh : cầu , đò ngang – sự giao lưu ,là cảnh vật trên sông; đi trước lại là Không – phủ định – sự vắng mặt; dùng không để nói có: sự vắng vẻ, quạnh quẽ, trống trải tất cả chỉ còn sự hiện diện của bờ xanh, bãi vàng tiếp nối trời, nước bao la + Khổ thơ tô đậm sự hiện diện của một nỗi buồn sầu không cất lên thành lời mà chỉ lặng lẽ. Sự trống vắng cô đơn đến rợn ngợp trong thế giới tự nhiên cũng chính thế giới nội tâm của nhân vật trữ tình. TRÀNG GIANG – HUY CẬNII. TÌM HIỂU VĂN BẢN5.Khổ 4: Lòng quê – nhớ nhàLớp lớp mây cao đùn núi bạc,Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.Lòng quê dợn dợn vời con nước,Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.@ Hai câu thơ đầu là bức tranh phong cảnh kì vĩ, nên thơ. Cảnh được gợi bởi bút pháp cổ điển với hình ảnh mây trắng , cánh chim chiều; đồng thời mang dấu ấn tâm trạng của tác giả.TRÀNG GIANG – HUY CẬN+ Hình ảnh: mây , núi , chim , khói sóng - chất liệu thơ ca cổ, tác giả sử dụng với nét hiện đại tô điểm bức tranh sông nước hùng vĩ, tráng lệ hơn; với từ lớp lớp – sự sinh sôi nảy nở, tầng tầng gợi sự hùng vĩ, đẹp đẽ, sắc cạnh cho bức tranh quê hương. + Câu thơ Chim  sa là sự tiếp nối tinh tế trong cảm nhận thời gian của thi nhân xưa, hình ảnh đẹp một cách cổ điển và hết sức lãng mạn. Cánh chim nhỏ đặt giữa trời mây , núi cao rộng càng làm cho nhỏ hơn, vũ trụ bao la như nuốt chửng ; con người cảm thấy nhỏ bé cô đơn trước cao rộng của vũ trụ. TRÀNG GIANG – HUY CẬNTRÀNG GIANG – HUY CẬN@ Hai câu kết trực tiếp bộc lộ tấm lòng thương nhớ quê hương tha thiết của Huy Cận ( so sánh với hai câu thơ của Thôi Hiệu trong Hoàng Hạc lâu). Hai câu kết có sự gặp gỡ giữa nhà thơ Đường nổi tiếng Thôi Hiệu với nhà thơ mới Huy Cận về tư tưởng, tình cảm với quê hương. + Ý thơ cổ trong cách diễn đạt mới cùng nhìn cảnh sông nước nỗi nhớ quê nhà hiện về; cách nói của Xuân Diệu không khói vì thế nỗi nhớ nhà ám ảnh, ấn tượng hơn ( quê nhà hiểu theo nghĩa rộng còn là nỗi đau của người Giữa quê hương mà như kiếp đi đày ) TRÀNG GIANG – HUY CẬNLòng quê dợn dợn vời con nước,Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.Quê hương khuất bóng hoàng hôn,Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai!Nhớ nhà, nhớ quêNhớ nhà, nhớ quêTRÀNG GIANG – HUY CẬN+ Huy Cận dùng từ dợn dợn ( khác dờn dợn , rờn rợn  ) – miêu tả những xao động liên tiếp, liên tục xuất hiện của những con sóng nhỏ trên mặt nước gợi nỗi buồn. + Đi trước liền kề là từ lòng quê - tình cảm dành cho quê hương. Nhà thơ diễn tả thành công những xao động của tâm hồn, tình cảm của mình đối với quê hương;nỗi đau của người dân mất nước.  hai câu thơ thể hiện một cách tinh tế mà thấm thía cảm giác máu thịt về tình quê hương đất nước trong lòng nhà thơ và một nỗi buồn sầu trước cảnh sông mênh mang. TRÀNG GIANG – HUY CẬNII. TÌM HIỂU VĂN BẢN@ Nghệ thuật : sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại - sự xuất hiện của cái tưởng như tầm thường, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn của cái tôi cá nhân; nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm như lơ thơ, đìu hiu, chót vót III. TỔNG KẾT@ Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời và lòng yêu quê hương đất nước thiết tha của tác giả. Nỗi buồn, sầu giữa thiên nhiên mênh mông hiu quạnh của cái tôi cô đơn rợn ngợp và tâm trạng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. TRÀNG GIANG – HUY CẬN1.Học thuộc lòng bài thơ2.Theo Xuân Diệu , Tràng giang là bài thơ “ca hát non sông đất nước ; do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ Quốc”Hãy làm rõ nhận định trên. TRÀNG GIANG – HUY CẬNB. ĐỌC HIỂU VĂN BẢNC. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

File đính kèm:

  • pptngu_van_11.ppt