Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 85,86: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) - Phạm Quang Duy

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

 

ppt14 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 85,86: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) - Phạm Quang Duy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ !ĐẾN DỰ TIẾT THAO GIẢNG LỚP 11A5GV thiết kế: Phạm Quang DuyCẦU TRÀNG TIỀN (SÔNG HƯƠNG-HUẾ)Tiết 85-86:ĐÂY THÔN VỸ DẠHÀN MẶC TỬTrường THPT Đức TríGV dạy: Phạm Quang DuyI-TIỂU DẪN1-Tác giả:-Hàn Mặc Tử (1912-1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở tỉnh Quảng Bình trong một gia đình viên chức nghèo.-Sau khi thôi học trung học, ông làm công chức ở Bình Định, rồi vào Sài Gòn làm báo. Đến năm 1936, mắc bệnh phong, về Qui Nhơn chữa bệnh và mất tại trại phong Quy Hòa.-Tác phẩm chính: Gái quê, Thơ Điên, Xuân như y,ù -Ông là nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. Thơ ông chan chứa một tình yêu đau đớn hướng về cuộc sống trần thế.2. Xuất xứ bài thơ: - Lúc đầu có tên “Ở đây thôn Vĩ Dạ”, sáng tác năm 1938, in trong tập “Thơ Điên”.- Cảm hứng được gợi từ mối tình của tác giả với một cô gái quê ở thôn Vĩ Dạ (xứ Huế).Sao anh không về chơi thôn Vĩ?Nhìn nắng hàng cau nắng mới lênVườn ai mướt quá xanh như ngọcLá trúc che ngang mặt chữ điền.Gió theo lối gió, mây đường mâyDòng nước buồn thiu, hoa bắp layThuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nay?II.Đọc-hiểu văn bản- Đọc diễn cảm- Và nghe ngâm thơ.Mơ khách đường xa, khách đường xaÁo em trắng quá nhìn không raỞ đây sương khói mờ nhân ảnhAi biết tình ai có đậm đà? Sao anh không về chơi thôn Vĩ?Nhìn nắng hàng cau nắng mới lênVườn ai mướt quá xanh như ngọcLá trúc che ngang mặt chữ điền. Cảnh xinh xắn, người phúc hậu, thiên nhiên – con người hài hoà trong nét đẹp kín đáo, dịu dàng.1- Khổ thơ 1: Cảnh vườn cây xứ Huế-Câu 1: câu hỏi tu từ là lời trách nhẹ nhàng, lời mời gọi tha thiết của cô gái thôn Vĩ với nhà thơ. Và là lời tự trách, ước ao thầm kín của nhà thơ được về lại thôn Vĩ.Câu 2: như từ xa đã thấy những hàng cau thẳng tắp, cao vút, lấp lánh dưới ánh mặt trời buổi sớm mai, vẻ đẹp nắng mai trong trẻo tinh khiết-Câu 3: Vườn cây đầy sức sống, xanh mướt, mượt mà, ánh lên như ngọc dưới nắng sớm mai.-Câu 4: con người xứ Huế kín đáo; “mặt chữ điền”: vẻ người phúc hậu, ngay thẳng. Cảnh đẹp nhưng thật lạnh lẽo, phảng phất nỗi buồn cô đơn của nhà thơ.-Hai câu đầu2-Khổ thơ 2: Cảnh sông Hương+Cảnh thực mà như mộng, sông Hương tràn ngập ánh trăng, đẹp huyền ảo, thơ mộng và man mác nỗi niềm tâm sự của nhà thơ với trăng. Gió theo lối gió, mây đường mâyDòng nước buồn thiu, hoa bắp layThuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nay?-Câu 3-4:+Từ “ kịp ” như mong mỏi, tuyệt vọng. Nhà thơ rất yêu xứ Huế, nhưng hình như người và cảnh Huế không hiểu, nên muốn tâm sự với trăng. ( Biện pháp nhân hoá): + Gió và mây nhè nhẹ bay, nhưng như chia lìa đôi ngả. + Dòng nước buồn thiu, chảy lững lờ. + Hoa bắp khẽ đung đưa.3- Khổ 3: Niềm tâm sự của nhà thơ -Điệp ngữ “khách đường xa” là nỗi xót xa khi tác giả cảm thấy mình chỉ là người khách trong mơ.-Xứ Huế mộng mơ lắm nắng mưa, sương khói và áo em trắng hoà với khói sương, nên chỉ thấy bóng người thấp thoáng, mờ ảo.Mơ khách đường xa, khách đường xaÁo em trắng quá nhìn không raỞ đây sương khói mờ nhân ảnhAi biết tình ai có đậm đà?-Nên không biết tình người xứ Huế có đậm đà hay không; biết chăng tình cảm nhà thơ.-Đại từ phiếm chỉ “ai” và câu hỏi tu từ càng khẳng định nỗi cô đơn, trống vắng của một tâm hồn tha thiết yêu thương. III.Tổng kết: -Về nghệ thuật, bài thơ có những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả , ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng. -Về nội dung, bài thơ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.LUYỆN TẬP Câu 1: Những câu hỏi trong bài thơ hướng tới ai và có tác dụng gì trong việc biểu hiện tâm trạng của tác giả?-Có ba câu hỏi:+Sao anh không về chơi thôn Vĩ?+Thuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nay?+Ở đây sương khói mờ nhân ảnhAi biết tình ai có đậm đà?-Đây là những câu hỏi tu từ, nên không hướng tới một đối tượng nào cụ thể; mà nhằm bày tỏ nỗi niềm, tâm trạng của nhà thơ.Trả lời:LUYỆN TẬP Câu 2: Hoàn cảnh sáng tác và nội dung bài thơ gợi cho anh (chị) cảm nghĩ gì?-Nội dung bài thơ buồn, nhưng thắm thiết tình đời, tình người; được sáng tác trong hoàn cảnh tối tăm, tuyệt vọng ( bệnh tật giày vò; ám ảnh cái chết).-Điều đó khiến người đọc thương xót và cảm thông với số phận của nhà thơ; cảm phục con người bằng tài năng và nghị lực đã vượt qua hoàn cảnh nghiệt ngã.Trả lời:LUYỆN TẬP Câu 3: Đây là bài thơ về tình yêu hay về tình quê? Vì sao bài thơ diễn tả tâm trạng riêng của nhà thơ lại tạo được sự cộng hưởng rộng rãi và lâu bền trong tâm hồn các thế hệ bạn đọc ?-Trước hết, đây là một bài thơ tình yêu. Xuyên qua sương khói hư ảo của tình yêu mộng mơ là tình quê, tình yêu thiết tha đằm thắm đối với đất nước quê hương.-Bởi vì bài thơ khơi gợi tình cảm chung với nhiều người như thế , nên cho dù nó diễn tả tâm trạng riêng của nhà thơ nhưng vẫn tạo được được sự cộng hưởng rộng rãi và lâu bền trong tâm hồn các thế hệ bạn đọc. Trả lời:CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ Và các em học sinh thân yêu!CHÀO TẠM BIỆT

File đính kèm:

  • pptDAYTHONVIDA.ppt