Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 88: Tiếng Việt: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt - Trường THPT Đăk Hring

III. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập

Cho ngữ liệu:

Thuyền về có nhớ bến chăng,

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

 Nhờ đặc điểm nói rời viết rời, trong tiếng Việt xuất hiện hiện tượng:

- Nói lái. (Ví dụ: Con cá đối nằm trên cối đá).

- Chơi chữ. (Ví dụ: Chuồng gà kê áp chuồng vịt).

trùng với âm tiết, + có thể là từ hoặc có thể là yếu tố cấu tạo từ, + có đặc điểm nói rời và viết rời.

ppt11 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 88: Tiếng Việt: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt - Trường THPT Đăk Hring, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
KIỂM TRA BÀI CŨNgôn ngữ đơn lậpNgôn ngữ hoà kết- Đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng. - Trong quá trình sử dụng, từ không biến hình.- Phương tiện biểu thị ý nghĩa ngữ pháp chủ yếu là trật tự từ và hư từ.- Đơn vị cơ sở của ngữ pháp là từ.- Trong quá trình sử dụng, từ biến hình.- Phương tiện biểu thị ý nghĩa ngữ pháp chủ yếu là "thì".So sánh các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ đơn lập (ngôn ngữ không biến hình) và ngôn ngữ hoà kết (ngôn ngữ biến hình).III. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập- Trong hai câu trên có tất cả mấy tiếng (âm tiết), mấy chữ, mấy từ? Từ đó em có thể kết luận gì về tiếng của tiếng Việt?Cho ngữ liệu:Thuyền về có nhớ bến chăng,Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.- Dựa vào đặc điểm nói rời, viết rời, người Việt vận dụng ra nghệ thuật nào trong quá trình sử dụng tiếng Việt?- Câu trên: 6 tiếng, ghi bằng 6 chữ, 6 âm tiết, 6 từ. - Câu dưới: 8 tiếng, ghi bằng 8 chữ, 8 âm tiết, 7 từ (khăng khăng là một từ).- Kết luận: Tiếng của tiếng Việt	+ trùng với âm tiết,	+ có thể là từ hoặc có thể là yếu tố cấu tạo từ,	+ có đặc điểm nói rời và viết rời.	Nhờ đặc điểm nói rời viết rời, trong tiếng Việt xuất hiện hiện tượng:- Nói lái. (Ví dụ: Con cá đối nằm trên cối đá).- Chơi chữ. (Ví dụ: Chuồng gà kê áp chuồng vịt).- Phân tích vai trò ngữ pháp của các từ thuyền và bến trong các ngữ liệu bên.Thuyền1 về có nhớ bến1 chăng,Bến2 thì một dạ khăng khăng đợi thuyền2 .- Thuyền1: Chủ ngữ (chủ thể của hành động nhớ),- Thuyền2: Bổ ngữ (đối tượng của hành động đợi).- Bến1: Bổ ngữ (đối tượng của hành động nhớ),- Bến2: Chủ ngữ (chủ thể của hành động đợi).→ Chức năng ngữ pháp của các từ thuyền1, thuyền2, và bến1, bến2 có khác nhau nhưng chữ viết và cách đọc giống nhau, tức không biến đổi hình thái.III. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lậpCho ngữ liệu:Do đặc điểm nói rời viết rời và tính chất không biến hình, trong tiếng Việt có nhiều câu mơ hồ về nghĩa.Ví dụ: Bò cày không được giết thịt.Em hãy đề xuất một vài biện pháp chữa lỗi câu mơ hồ về nghĩa?- Để khắc phục, khi nói cần ngắt quãng; khi viết cần dùng dấu câu thích hợp.- Ví dụ:+ Bò cày, không được giết thịt.+ Bò cày không được, giết thịt.III. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lậpDùng các từ đã cho dưới đây để viết thành các câu có nghĩa:Nó / tôi / bảo / sang / chơi.1. Tôi bảo nó sang chơi.2. Nó bảo tôi chơi sang.3. Nó bảo sang chơi tôi. 4. Nó sang chơi bảo tôi.5. Bảo nó sang tôi chơi.Từ những ngữ liệu bên, em có nhận xét gì về trật tự từ trong tiếng Việt?III. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lậpTrong thơ ca, đặc điểm này được các nhà thơ vận dụng như thế nào?	Vận dụng đặc điểm trên, các nhà thơ thường tạo ra những câu thơ đảo trật tự từ nhằm tăng giá trị biểu đạt nội dung cần nói. Ví dụ:Củi một cành khô lạc mấy dòng.(Huy Cận, Tràng giang)Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.(Hồ Xuân Hương, Tự tình II)→ Khi trật tự từ trong câu thay đổi thì nghĩa của câu (ý nghĩa ngữ pháp) cũng thay đổi.Chỉ ra sự khác nhau về nghĩa của các câu sau:Tôi học bài.Tôi sẽ học bài.Tôi chưa học bài.Tôi đang học bài.Tôi sắp học bài.Tôi đã học bài.Tôi vừa học bài.Tôi còn học bài.Vì sao có sự khác nhau đó?III. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập→ Khi hư từ trong câu thay đổi thì nghĩa của câu (ý nghĩa ngữ pháp) cũng thay đổi.- Đơn vị cơ sở của ngữ pháp tiếng Việt là tiếng.III. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lậpTiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập vì:- Trong quá trình sử dụng, từ tiếng Việt không biến đổi hình thái.- Ý nghĩa ngữ pháp của tiếng Việt được biểu hiện chủ yếu qua trật tự từ và hư từ.Hệthốnghoá kiến thứca.	Trèo lên cây bưởi hái hoaBước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân	Nụ tầm xuân nở ra xanh biếcEm có chồng rồi anh tiếc lắm thay.Bài tập 1/58IV. LUYỆN TẬPLuyện tậpYêu cầu- Chỉ ra chức năng ngữ pháp của từ ngữ trong câu.- Kết luận.- Nụ tầm xuân1: bổ ngữ của động từ hái. - Nụ tầm xuân2: Chủ ngữ của động từ nở. → Vai trò ngữ pháp khác nhau nhưng hình thức từ ngữ không thay đổi.Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa. (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa. (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)Bài tập 3/58- Đã: hoạt động xảy ra trước thời điểm được nói đến (đánh đổ các xiềng xích thực dân).- Các: số nhiều của sự vật (xiềng xích).- Để: mục đích (gây dựng nên nước Việt Nam độc lập).- Lại: hoạt động tái diễn (đánh đổ chế độ quân chủ).- Mà: mục đích (lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa)IV. LUYỆN TẬP- Chỉ ra và phân tích tác dụng của các hư từ trong việc thể hiện ý nghĩa của chúng.BÀI TẬP VỀ NHÀ1. Bài cũ: 	Hoàn thành bài tập 1.c, 2/58 trong Sgk.2. Bài mới: 	Đọc bài học "Chiều tối" và trả lời câu hỏi: Trong thơ Hồ Chí Minh, bài nào cũng có chất thép. Chất thép đó thể hiện như thế nào trong bài thơ Chiều tối ? (Nhật kí trong tù).

File đính kèm:

  • pptdac_diem_loai_hinh_cuA_TIENG_vIET.ppt