Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 89: Tiếng Việt: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
Khái niệm loại hình: Là tập hợp những sự vật, hiện tượng cùng có chung những đặc trưng cơ bản nào đó
* Khái niệm loại hình ngôn ngữ: Là một cách phân loại ngôn ngữ dựa trên những đặc điểm cơ bản nhất của ngôn ngữ đó như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp
* Có hai loại hình ngôn ngữ quen thuộc:
- Loại hình ngôn ngữ đơn lập, ví dụ: tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Thái
- Loại hình ngôn ngữ hòa kết, ví dụ: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga
chào mừng các thầy cô giáo và các em học sinh hội giảng cấp huyệnNăm học 2009 - 2010tiết 89Đặc điểm loại hình của tiếng ViệtEm hiểu thế nào là loại hình và loại hình ngôn ngữ?* Khái niệm loại hình: Là tập hợp những sự vật, hiện tượng cùng có chung những đặc trưng cơ bản nào đó* Khái niệm loại hình ngôn ngữ: Là một cách phân loại ngôn ngữ dựa trên những đặc điểm cơ bản nhất của ngôn ngữ đó như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp * Có hai loại hình ngôn ngữ quen thuộc: Loại hình ngôn ngữ đơn lập, ví dụ: tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Thái Loại hình ngôn ngữ hòa kết, ví dụ: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng NgaĐặc điểm loại hình của tiếng ViệtI. Loại hình ngôn ngữCó mấy loại hình ngôn ngữ ? Tiếng việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào?Đặc điểm loại hình của tiếng ViệtI. Loại hình ngôn ngữ Họ ngôn ngữ Nam áDòng Môn – KhmerTiếng Việt – Mường chungTiếng ViệtTiếng MườngTiếng Việt có nguồn gốc bản địa, thuộc họ ngôn ngữ Nam á, dòng ngôn ngữ Môn – Khmer, có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với tiếng Mường.II . Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt1/ Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết; về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từa/ Ví dụ 1: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim” (Tố Hữu - Từ ấy)Các tiếng trong tiếng Việt tách rời nhau cả về cách đọc và cách viết, không có hiện tượng luyến giữa các tiếng.b/ Ví dụ 2:Sao anh không về chơi thôn Vĩ?(Hàn Mặc Tử - Đây thôn Vĩ Dạ)Câu thơ trên có bảy tiếng, cũng là bảy âm tiết, bảy từ, đọc và viết đều tách rời nhau.II . Đặc điểm loại hình của Tiếng ViệtII . Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt2/ Từ không biến đổi hình thái:Dùng trong trường hợp nào, giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu thì từ vẫn không biến đổi hình thái ngữ âm và chữ viết.Ví dụ 1: Cười người(1) chớ vội cười lâuCười người(2) hôm trước, hôm sau người(3) cười.(Ca dao)Người(1) và người(2) là phụ ngữ (bổ ngữ) chỉ đối tượng của động từ cười. Người(3) là chủ ngữ chỉ chủ thể của động từ cười.Em hãy xác định vai trò của các từ ta trong câu ca dao Sau?II . Đặc điểm loại hình của Tiếng ViệtVí dụ 2: Ta(1) về ta(2) tắm ao ta(3)Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn( Ca dao)Ta(1)là chủ ngữ vế thứ nhất. Ta(2) là chủ ngữ vế thứ hai. Ta(3) là bổ ngữ chỉ đối tượng của tắm.Dịch ra tiếng Anh: I give him a book, he gives me a notebook. Ví dụ 3:Tôi (1) tặng anh ấy(1) một cuốn sách, anh ấy(2) cho tôi (2) một quyển vở.Tôi (1) là chủ ngữ.Tôi (2) là phụ ngữ chỉ đối tượng tiếp nhận của động từ choanh ấy(1) là phụ ngữanh ấy(2) là chủ ngữII . Đặc điểm loại hình của Tiếng ViệtTừ tiếng Việt không có sự biến đổi về hình thái trong khi đó ở tiếng Anh để biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau, từ thường phải biến đổi hình thái. 3/ Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.Ví dụ 1: - Tôi ăn cơm.Ăn cơm với tôi!/Ăn cơm cùng tôi!/ Ăn phần cơm của tôi nhé! ( với, cùng, của là hư từ)Tôi đang ăn cơm./Tôi đã ăn cơm rồi./ Tôi vừa ăn cơm xong. ( đang, đã, vừa là hư từ)II . Đặc điểm loại hình của Tiếng ViệtNhư vậy, trật tự sắp đặt từ ngữ và hư từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.Ví dụ 2: Thêm hư từ hoặc thay đổi hư từ thì cấu trúc ngữ pháp và cả ý nghĩa ngữ pháp của câu cũng thay đổi -> Hư từ có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiếng Việt, nhất là về mặt ngữ pháp. II . Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt không đã sẽ Mời bạn đi chơi.TôiNhư vậy, trật tự sắp đặt từ ngữ và hư từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.Ví dụ 2: Mời bạn đi chơi.Ghi nhớ: Sách giáo khoaSơ đồ thể hiện các đặc điểm loại hình của tiếng ViệtTiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lậpTiếng (âm tiết) làđơn vị cơ sở để tạo từtạo câu.Từ không biến đổi hình thái.ý nghĩa ngữ pháp thể hiện chủ yếunhờ phương thức trật tự từ và hư từ.xin trân trọng cảm ơn các thầy cô đã đến dự
File đính kèm:
- Dac_diem_cac_loai_hinh_tieng_viet.ppt