Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tìm hiểu về tác giả Thạch Lam và Vũ Trọng Phụng

Mục tiêu:

 Ôn tập, rèn luyện và củng cố kiến thức về hai tác giả Thạch Lam và Vũ Trọng Phụng.

B. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi dẫn, thuyết trình, thảo luận

C. Tiến trình thực hiện:

 

ppt12 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tìm hiểu về tác giả Thạch Lam và Vũ Trọng Phụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tự chọn: Chủ đề 5 ( 3 tiết )Ngày soạn: 05/ 11/ 08Ngày dạy: 07/ 11/ 08Tìm hiểu thêm về tác giả Thạch Lam và Vũ Trọng PhụngMục tiêu: Ôn tập, rèn luyện và củng cố kiến thức về hai tác giả Thạch Lam và Vũ Trọng Phụng.B. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi dẫn, thuyết trình, thảo luậnC. Tiến trình thực hiện:Tiết 1: Tìm hiểu thêm về “Hai đứa trẻ” của Thạch LamI. Giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. 1/ Giới thuyết giá trị nhân đạo trong văn học.a. Nội dung giá trị nhân đạo trong văn học:Biểu hiện: - Lòng yêu thương đối với con người. - Tôn trọng cá tính, tự do hạnh phúc trần thế và công bằng cho con người. - Ca ngợi khẳng định và thể hiện niềm tin vào nhân phẩm của con người. - Lên án mọi bất công áp bức, mọi thế lực chà đạp con người.b. Giá trị nhân đạo trong văn chương lãng mạn lại có những nét riêng so với văn học hiện thực phê phán. - Văn học hiện thực phê phán: Biểu hiện: Trên cái nền của thái độ tố cáo tội ác của giai cấp thống trị. Từ đó các nhà văn thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với nỗi khổ đau bất hạnh của con người. - Văn học lãng mạn:Biểu hiện: Trên cái nền tâm trạng của cái tôi lãng mạn. Cái tôi ấy thường đầy khát vọng song lại gặp phải những thế lực tăm tối. Bởi vậy cái tôi lãng mạn có sự đồng cảm với cảnh sống bế tắc của những người xung quanh.c. “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam đã có sự kết hợp hài hoà đặc điểm của giá trị nhân đạo trong văn học hiện thực phê phán và văn học lãng mạn.2/ Giá trị nhân đạo của “Hai đứa trẻ” Biểu hiện: a. Niềm cảm thương trước bức tranh hiện thực tăm tối ở một phố huyện nghèo. - Tác phẩm đã phản ánh một miền quê tiêu điều tăm tối. + Trong “ Hai đứa trẻ” hình ảnh bóng tối được miêu tả đậm đặc, trở đi trở lại như một ám ảnh không dứt: . Mở đầu truyện đã là những dấu hiệu của một ngày tàn và kết thúc bằng một đêm đầy bóng tối. . Trong cái không gian phố huyện có sự giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối mà phần thắng thuộc về bóng tối. . Đây không chỉ là bóng tối của thiên nhiên, của không gian mà còn là bóng tối của cuộc đời, của những kiếp người nơi phố huyện.b. Thạch Lam đã khám phá, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của những cuộc đời “bóng tối” - Những cuộc đời “bóng tối” nơi phố huyện: + Họ thiếu thốn về vật chất nhưng không hề thiếu tình người.(Những người bán hàng về muộn vẫn quan tâm hỏi han nói chuyện với nhau; cái xoa đầu của bà cụ Thi điên đối với Liên là một thứ tình cảm chân thành; tình thương mà Liên dành cho những đứa trẻ nhặt rác nhân hậu biết bao). + Đặc biệt những cuộc đời ấy không phải là hoàn toàn phó mặc để chìm đi trong tàn tạ, họ vẫn le lói một niềm ước mong: ( Chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ).- Vẻ đẹp tâm hồn của Liên: + Ngay từ đầu tác phẩm, Liên đã hiện ra với đôi mắt ngập đầy bóng tối, lòng buồn man mác, rồi nỗi buồn ấy được nhân lên mãi khi chị em Liên ngồi ngắm phố huyện về đêm. -> Căn nguyên của nỗi buồn này có lẽ là do cuộc sống tẻ nhạt quẩn quanh, do chứng kiến cuộc sống đói nghèo (nghĩa là một nỗi buồn của lòng nhân hậu). + Liên có thể quen dần bóng tối ( với nỗi khổ của mình ) nhưng cô không thể quen được với nỗi khổ của người khác. Liên rất thương cảm cho mọi người xung quanh.=> Chính bởi phố huyện chỉ le lói những ánh sáng heo hắt giữa bóng tối ngập tràn nên nhà văn đã đồng cảm cùng hai đứa trẻ, hướng về ánh sáng rực rỡ toả ra nơi đoàn tàu. Không thấm đượm một tấm lòng nhân ái, không hiểu lòng con trẻ thì Thạch Lam không thể diễn tả tinh tế đến thế nỗi khát thèm ánh sáng của những con người sống trong bóng tối.3/ Kết luận: a. Với truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, nhà văn Thạch Lam đã có những đóng góp mới cho tư tưởng nhân đạo của văn học Việt Nam (1930 – 1945). b. Những giá trị tư tưởng của tác phẩm đã được thể hiện bằng một bút pháp nghệ thuật đặc sắc.NỐTGHCGNÔTMẢÂẬHNHNÊYUHÁNOĐTNÀOUÀẠMĐMẢONÁASHTÁHKHKN??????????????????????????????????????????????????7654327.2.3.4.5.6.11.1234567Câu hỏiô chữ văn họcLỚP 11 A5HDI?B?Ó?U?GNÁ???Hình ảnh gì được miêu tả đậm đặc,trở đi trở lại như một ám ảnh không dứt trong tác phẩm "Hai đứa trẻ"?Đêm đã về khuya nhưng An và Liên vẫn cố thức để chờ mong được nhìn thấy cái gì?Một trong những phẩm chất nổi trội của Liên?Đối lập với cuộc sống ảm đạm nơi phố huyệnlà cuộc sống như thế nào ở Hà Nội (nơi trước đây chị em Liên đã từng sống)?Thạch Lam đã dành cho những người dân phố huyện một tình cảm đặc biệt.Em có thể gọi tên tình cảm đó?Buổi chợ tàn đã gợi trong suy nghĩ của Liên một bức tranh như thế nào về phố huyện nghèo?Bóng tối nơi phố huyện đã gợi cho Liên mong muốn gì về cuộc sống?Niềm cảm thông sâu sắc của Thạch Lam trước cuộc sống vô nghĩa của những kiếp người nơi phố huyện đã tạo nên giá trị gì cho tác phẩm ?Mở

File đính kèm:

  • pptNgu_van_11.ppt