Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tràng giang - Tìm hiểu tác giả Huy Cận

Chất sầu trong thơ Huy Cận 

 ***Một hồn thơ đượm nỗi buồn rầu, triền miên, dằng dặt. Huy Cận già trước tuổi bởi người thơ này mang trong lòng nỗi sầu vạn kỉ. Huy Cận “ đi lượm nhặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não”,

 

pptx10 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 666 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tràng giang - Tìm hiểu tác giả Huy Cận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Huy Cận Chất sầu trong thơ Huy Cận 	***Một hồn thơ đượm nỗi buồn rầu, triền miên, dằng dặt. Huy Cận già trước tuổi bởi người thơ này mang trong lòng nỗi sầu vạn kỉ. Huy Cận “ đi lượm nhặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não”,  Chất sầu trong thơ Huy Cận 	***Một hồn thơ đượm nỗi buồn rầu, triền miên, dằng dặt. Huy Cận già trước tuổi bởi người thơ này mang trong lòng nỗi sầu vạn kỉ. Huy Cận “ đi lượm nhặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não”, ”đã gọi dậy cái buồn hồn của Á Đông, người đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này”. Cái buồn trong “Tràng giang” của ông là cái buồn của một nhà thơ mới với những hình ảnh cổ điển: một dòng tràng giang phẳng lặng, một con thuyền lặng lẽ trôi, một cành củi khô nhỏ bé.1) 4 câu thơ đầu:-Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện khá rõ ngay từ bốn câu đầu tiên này:	“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp	Con thuyền xuôi mái nước song song”+ Gợn: làn sóng nhẹ nhàng, mỏng manh, mơ màng nhưng lại lan mãi không thôi-> nỗi buồn da diết+ Điệp điệp, song song : từ láy gợi hình mang đậm sắc thái cổ kính của Đường thi, gợi cảm từng đợt sóng liên tiếp tầng tầng lớp -> nỗi sầu chồng chất  gợi tả một nơi buồn thấm thía, xa vắng và mơ hồ+ Nghệ thuật tăng tiến: gợn-> tràng giang-> buồn điệp điệp+Thuyền : biểu tượng của một cuộc đời lạc lõng, cô đơn, bất định, một cảnh tượng gieo vào lòng chúng ta những tâm trạng đến khó hiểu, yên tĩnh, xa vời đến đau đớn.	 Sóng gợn những đợi sóng nhỏ bé dập dềnh, nhấp nhô trên mặt sông nào có thấp tháp gì, quá yếu ớt, quá mong manh trước sự vì đại mặt sông “Tràng Giang”. Những đợt sóng lớp lớp, trùng trùng điệp điệp như đập vào bến bờ lòng người những nỗi buồn điệp điệp, êm dịu, man mác như thế.Nỗi buồn chồng chất như những con sóng cứ dâng mãi đến tận cùng vô tận, làm ta liên tưởng về những con sóng cứ loang ra, lan xa, gối lên nhau, dòng nước thì cứ cuốn đi xa tận nơi nào, miên man miên man. Trên dòng sông gợi sóng "điệp điệp", nước "song song" ấy là một "con thuyền xuôi mái", lững lờ trôi đi. Trong cảnh có sự chuyển động là thế, nhưng sao chỉ thấy vẻ lặng tờ, mênh mông của thiên nhiên, một dòng "tràng giang" dài và rộng bao la không biết đến nhường nào.  = > Dòng sông thì bát ngát vô cùng, vô tận, nỗi buồn của con người cũng đầy ăm ắp trong lòng.“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả” “Trăm”, “mấy” : từ ngữ hô ứng đã thổi vào câu thơ nỗi buồn vô hạn. Thuyền và nước vốn đi liền nhau, thuyền trôi đi nhờ nước xô, nước vỗ vào thuyền. Thế mà Huy Cận lại thấy thuyền và nước đang chia lìa, xa cách "thuyền về nước lại", nghe sao đầy xót xa. Chính lẽ vì thế mà gợi nên trong lòng người nỗi "sầu trăm ngả“. Một nỗi cô đơn, chia xa giữa sự vật thực thể hay nó chỉ xảy ra trong con mắt, trong trái tim của thi sĩ buồn. Sự sầu muộn trong tâm tưởng của thi sĩ đã theo dòng nước kia chảy về muôn ngả, muôn dặm đường trường, chảy về một cõi hư vô, bao la và bất định.“Củi một cành khô lạc mấy dòng.”+ ”Một”: gợi lên sự ít ỏi, nhỏ bé+”Cành khô”: gợi sự khô héo, cạn kiệt nhựa sống+”Lạc”: mang nỗi sầu vô định, trôi nổi, bập bềnh.+ “Mấy dòng”: nước thiên nhiên rộng lớn mênh mông.Đảo ngữ “ củi một cành khô” kết hợp với các từ ngữ chọn lọc, thể hiện nổi cô đơn, lạc lõng trước vũ trụ bao la, vơ,làm rõ hơn cái khô của củi, cái gầy guộc của cành.Cành củi khô đó trôi dạc đi nơi nào, hình ảnh giản dị, không tô vẽ mà sao đầy rợn ngợp, khiến lòng người đọc cảm thấy trống vắng, đơn côi. Cảm giác thiếu vắng và chia lìa của nhà thơ trước thực tại.= >Cảnh sông nước bao la vô định, rời rạc, hờ hững. Từ đó nhà thơ khơi gợi được cả cảm xúc và ấn tượng về một nỗi buồn triền miên kéo dài theo không gian và thời gian.Nét đẹp cổ điển "tả cảnh ngụ tình" thật khéo léo, tài hoa của tác giả, đã gợi mở về một nỗi buồn, u sầu như con sóng sẽ còn vỗ mãi ở các khổ thơ còn lại để người đọc có thể cảm thông, thấu hiểu về một nét tâm trạng thường gặp ở các nhà thơ mới. Nhưng bên cạnh đó ta cũng nhìn ra một vẻ đẹp hiện đại rất	 thi vị của khổ thơ. Đó là ở cách nói 	"Củi một cành khô" thật đặc biệt,	 không chỉ thâu tóm cảm xúc của toàn	 khổ, mà còn hé mở tâm trạng của	 nhân vật trữ tình, một nỗi niềm 	đơn côi, lạc lõng.NHOM 1gia Bao  quynh Huong  hong ha  thuy nga  hong nhung  thanh truc  thien phu  to uyen 	 lieu xuan  

File đính kèm:

  • pptxngu_van.pptx