Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Sự tích thần đền Bạch Mã
• Hướng dẫn đọc, tóm tắt và tìm hiểu bố cục
1. Đọc và tóm tắt
2. Hướng dẫn tìm hiểu bố cục:
Bố cục ba phần:
- Từ đầu đến “rất quý”
Hoàn cảnh xuất thân của Phan Đà
- Tiếp đến “vô cùng”:
Cuộc đời và sự nghiệp của Phan Đà
- Còn lại: Sự tích đền Bạch Mã
Kính chào các thầy cô giáo về dự chuyên đề Ngữ văn Định hướng dạy truyền thuyết : Sự tích thần đền Bạch Mã . (Ngữ văn 6)ĐĐịnh hướng dạy bài:Sự tích thần đền Bạch MãNgữ văn 6Hướng dẫn đọc, tóm tắt và tìm hiểu bố cục 1. Đọc và tóm tắt2. Hướng dẫn tìm hiểu bố cục:Bố cục ba phần: - Từ đầu đến “rất quý”Hoàn cảnh xuất thân của Phan Đà- Tiếp đến “vô cùng”: Cuộc đời và sự nghiệp của Phan Đà- Còn lại: Sự tích đền Bạch MãII. Hướng dẫn tìm hiểu truyện1. Hoàn cảnh xuất thân (nguồn gốc):- So sánh sự xuất hiện của Thánh Gióng và Phan Đà :+ Sự ra đời của Thánh Gióng thuộc mô típ về sự thụ thai kì lạ .+ Phan Đà có nguồn gốc bình thường : Vợ chồng người nông dân ở Chi Linh - Võ Liệt - Thanh Chương không có con. Nhặt được hũ vàng không lấy, không đòi hỏi bất cứ điều gì => Vẻ đẹp của con người Nghệ: chất phác, thật thà, luôn nghĩ đến con cháu . Như vậy , Phan Đà ra đời từ cuộc sống bình dị của người nông dân, lớn lên , trở thành một thanh niên khôi ngô tuấn tú, chí khí, thông minh...Đó là phần thưởng cho lòng tốt, sự thật thà, nhân hậu ...2. Cuộc đời và sự nghiệp của Phan Đà.- Đặt nhân vật vào bối cảnh lịch sử của câu chuyện mà nó phản ánh: bối cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vào thời điểm cuối 1424 đầu 1425. Khi Lê Lợi chuyển quân vào Nghệ An, nhân dân nô nức hưởng ứng cuộc khởi nghĩa. Phan Đà cưỡi ngựa trắng vào thành Lục Niên ra mắt Lê Lợi.- Cho HS thảo luận so sánh cách xây dựng nhân vật Phan Đà với cách xây dựng nhân vật Thánh Gióng : +Thánh Gióng một mình một ngựa đi đánh giặc, chiến thắng nhanh và về trời ngay sau khi thắng giặc.+ Phan Đà :- Xin ra mắt, được ở dưới trướng Lê Lợi nhờ can đảm, tài năng, khôn khéo, lắm mưu cơ. - Chiến công : Nhiều phen làm cho quân Minh khốn đốn, thâm thù và tìm cách hãm hại (gắn với thời kì bắt đầu phản công của nghĩa quân Lam Sơn ) - Sự đam mê hát tuồng -> rơi vào sự phục kích của bọn khát máu nhà Minh ( bài học cho cuộc sống - liên hệ ) => Cách xây dựng nhân vật Phan Đà khác hẳn cách xây dựng nhân vật Thánh Gióng (Chú ý cách XD nhân vật của truyền thuyết thời Hùng Vương và truyền thuyết sau thời Hùng Vương). Từ đó, thấy được vẻ đẹp của lòng yêu nước, lòng dũng cảm, sự thông minh tài trí, lòng yêu đời, yêu nghệ thuật của Phan Đà (cũng là đặc điểm rất đáng tự hào của con người Nghệ)3. Sự tích đền Bạch Mã:- Xây dựng những chi tiết kì ảo:+ Sự hi sinh kì lạ: chết mà đầu không rơi, máu không chảy, ngồi trên lưng ngựa về quê mới ngã. + Báo mộng cho Lê Lợi, giúp nghĩa quân thắng lợi. Sử dụng mô típ về sự vinh phong thường gặp trong truyện truyền thuyết: Lê Lợi phong là phúc thần, lập đền thờ tại quê nhà, xếp hạng quốc tế, ... Đó là thái độ biết ơn và tôn vinh của nhân dân đối với nhân vật lịch sử.III. Hướng dẫn tổng kết:Nghệ thuật: + Cốt truyện li kì, hấp dẫn.+ Kết hợp nhiều chi tiết vừa thực, vừa hoang đường, thấm đượm hơi thở của lịch sử.+ Ngôn ngữ kể chuyện giản dị, mộc mạcNội dung:Truyện thể hiện thái độ ngợi ca, tôn vinh của nhândân đối với lịch sử, khẳng định những tình cảm , hành động yêu nước và nhân nghĩa luôn luôn sống cùng quê hương, sống mãi trong lòng nhân dân ta.IV. Hướng dẫn luyện tập:Câu hỏi thảo luận: Qua truyền thuyết Sự tích thần đền Bạch Mã và sự tồn tại của đền cùng lễ hội đền Bạch Mã, em hiểu được những điều gì?=> Giải thích về sự tồn tại của đền, lễ hội đền Bạch Mã trên đất Thanh Chương mấy trăm năm nay, lòng tôn kính, sự ngưỡng mộ, tự hào của nhân dân Thanh Chương nói riêng, của nhân dân xứ Nghệ nói chung về người anh hùng dân tộc đã sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống yêu nước này.định hướng dạy bài thơ " Thăm lúa" .Định hướng dạy bài thơ Thăm lúa ( Trần Hữu Thung)Ngữ văn 9I. Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm .1.Tác giả: Chú ý về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách của Trần Hữu Thung.* Phong cách: Thơ Trần Hữu Thung chân chất, mộc mạc, đằm thắm, ân tình. Ông được xem là" nhà thơ chân quê xứ Nghệ".2. Tác phẩm:- Sáng tác 1950 khi cuộc kháng chiến chông Thực dân Pháp diễn ra rất ác liệt. Trên chiến trường quân ta có những thắng lợi , ở hậu phương lo tăng gia sản xuất thi đua với tiền phương.- Bài thơ được chào đón như một bông hoa tươi thắm trong vườn thơ kháng chiến .được cả nước đón nhận và đi vào đời sống kháng chiến với sức sống lâu bền, thể hiện rõ nét phong cách thơ Trần Hữu Thung, được tặng Giải Nhất tại Liên hoan thanh niên, sinh viên thế giới 1953.II. Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chung:- GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu thể thơ, mạch cảm xúc: Hiện tại -> quá khứ -> hiện tại.- Lưu ý : Thể thơ năm chữ phảng phất điệu hát dặm Nghệ Tĩnh. III. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản: 1. Tâm trạng người vợ trẻ trong buổi sáng thăm đồng.- Cánh đồng quê được miêu tả qua cảm nhận của người phụ nữ nông thôn có: Hình ảnh, màu sắc, âm thanh => khung cảnh một đồng quê sắp vào mùa trong một buổi sáng đẹp trời: không gian thoáng đãng, trong trẻo, tươi đẹp, rộn ràng - một không gian đồng ruộng quen thuộc với mỗi người Việt Nam nói chung, con người xứ Nghệ nói riêng.Hình ảnh nhân vật trữ tình: Chống cuốc em trông Em thấy lòng khấp khởi => Tâm trạng mừng vui, phấn chấn trước thành quả lao động; sự bâng khuâng xao xuyến nhớ chồng, nhớ kỉ niệm ngày tiễn chồng ra trận. Không gian cánh đồng quê sắp vào mùa gặt là không gian gợi nhớ, gợi thương trong tâm hồn người phụ nữ nông thôn có chồng đi kháng chiến.2.. Hồi ức kỉ niệm : - Không gian của buổi chia tay: cũng có những hình ảnh, âm thanh... giống buổi sáng hôm nay đi thăm đồng . Không gian nghệ thuật và thời gian đồng hiện, đánh thức những kỉ niệm về buổi sáng tiễn chồng ra trận.- HS phát hiện những chi tiết về buổi chia tay của hai vợ chồng để thấy được nỗi nhớ của người vợ thật cụ thể, thật chi tiết.- HS nêu cảm nhận của bản thân về cuộc chia tay: + Hình ảnh chân chất, mộc mạc của anh trai cày ra trận theo tiếng gọi của Tổ quốc. + Hình ảnh người vợ bình dị , chân quê: Em nách mo cơm nếp + Không khí chia tay lưu luyến : Lúa níu anh trật dép- HS nêu cảm nhận về tâm trạng người vợ qua những hồi ức kỉ niệm về buổi chia tay : Ngày chia tay đã cách bốn năm mà kỉ niệm hiện về vẫn tươi mới, vẫn vẹn nguyên, sống động, rõ nét. Đó là một nỗi nhớ sâu sắc và cảm động. - HS nêu cảm nhận về chất " Nghệ" trong tình cảm của hai vợ chồng : Lưu luyến, sâu sắc nhưng lại xấu hổ, e ấp, ngượng ngùng, kín đáo -> cái mộc mạc chân chất thôn quê, cái đáng yêu, duyên dáng của con người xứ Nghệ. Thể hiện được điều này là cái riêng không lẫn vào đâu của Trần Hữu Thung .3. Lời tâm tình trong nỗi nhớ.- HS thảo luận phát hiện và phân tích về nét đặc sắc trong cách diễn tả nỗi nhớ :+ Cách tính thời gian đặc biệt : - Tính theo vụ mùa cây trái - -Tính theo giai đoạn phát triển của chiến trường . - Tính bằng cách bấm đốt ngón tay => Thể hiện sự dân dã, mộc mạc, chân quê; nỗi nhớ đằng đẵng của nhân vật trữ tình.+ Biểu cảm trực tiếp qua điệp từ" nhớ".=> Nỗi nhớ thương da diết cảm động, gắn với công việc đồng áng. Nhớ chồng, chị theo dõi tin thắng trận từ chiến trường; nhớ chồng, chị thi đua tăng gia sản xuất. Đó là tình yêu chồng son sắt, thuỷ chung gắn bó, hoà quyện với tình yêu quê hương đất nước; là tình cảm hậu phương , tiền tuyến - nỗi nhớ mang hơi thở thời đại.- HS nhận xét về cách kết thúc bài thơ: kết cấu đầu - cuối tương ứng. IV. Hướng dẫn tổng kết :*Nội dung: Bài thơ khắc hoạ thành công vẻ đẹp tâm hồn chất phác, đằm thắm của người phụ nữ xứ Nghệ trong tình cảm với chồng, với quê hương, đất nước.* Nghệ thuật : + Thơ năm chữ phảng phất điệu hát dặm. + Ngôn ngữ giản dị, nhiều từ địa phương. + Hình tượng thơ mộc mạc, gần gũi.V. Hướng dẫn luyện tập: Chất " Nghệ" trong bài thơ: + Không gian đồng quê. + Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ xứ Nghệ mộc mạc mà đằm thắm, tình cảm chân thành thuỷ chung sâu sắc. + Cách thể hiện tự nhiên, đậm chất dân gian. + Thể thơ phảng phất điệu hát dặm. + Ngôn ngữ địa phương tạo sự trầm ấm, mặn mà như tâm hồn người xứ Nghệ.
File đính kèm:
- Huong_dan_day_Ngu_van_dia_phuong_Nghe_An.ppt