Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 129: Ôn tập phần Tập làm văn

• Văn biểu cảm

• Văn Nghị luận

Câu hỏi: Thế nào là văn nghị luận?

Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

ppt12 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 129: Ôn tập phần Tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 129:ôn tập phần tập làm vănVăn biểu cảm Văn Nghị luậnCâu hỏi: Thế nào là văn nghị luận? Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.Câu1: Hãy ghi lại tên các bài văn nghị luận đã học và đọc trong Ngữ văn 7, tập hai. Các bài văn nghị luận đã học và đọc trong Ngữ văn 7, tập hai:Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh Sự giàu đẹp của tiếng Việt - Đặng Thai Mai Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh Tiếng Việt giàu và đẹp - Phạm Văn Đồng Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc - Phạm Văn Đồng Câu2: Trong đời sống, trên báo chí và trong sách giáo khoa, em thấy văn bản nghị luận xất hiện trong những trường hợp nào, dưới dạng những bài gì? Nêu một số ví dụ. Trong đời sống hàng ngày, trên báo chí và trong sách giáo khoa, ta thấy văn bản nghị luận thường xuất hiện trong văn nghị luận và tồn tại dưới dạng bài văn nghị luận chứng minh, nghị luận giải thích hoặc nghị luận bình luận. Ví dụ:Sách là người bạn lớn của con người Nói dối có hại cho bản thân Giữ gìn nếp sống văn minh thành phố Hút thuốc lá là có hại cho sức khoẻ Câu3: Trong bài văn nghị luận, phải có những yếu tố cơ bản nào? Yếu tố nào là chủ yếu?Trong bài văn nghị luận, phải có 3 yếu tố cơ bản:Luận điểmLuận cứLập luậnTrong ba yếu tố trên, yếu tố luận điểm là chủ yếu.Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định) được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế.Câu a, câu d là luận điểm vì luận điểm thường có hình thức câu trần thuật với từ là hoặc từ có khi có phẩm chất, tính chất truyền thống nào đó.Câu4: Luận điểm là gì? Hãy cho biết trong những câu sau đâu là luận điểm và giải thích vì sao?a.Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nướcb.Đẹp thay Tổ quốc Việt Nam!c.Chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu và sản xuất.d.Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh=> Câu cảm thán=>cụm danh từCâu5: Có người nói: Làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong. Ví dụ sau khi nêu luận điểm “Tiếng Việt ta giàu đẹp”, chỉ cần dẫn ra câu ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng... Là được.Theo em, nói như vậy có đúng không? Để làm được văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng, còn cần phải có thêm điều gì? Có cần chú ý tới chất lượng của luận điểm và dẫn chứng không? Chúng như thế nào thì đạt yêu câu?Có người nói: Làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong. Nói như vậy là chưa đúng vì: Chứng minh trong văn nghị luận là kiểu bài có nội dung làm sáng tỏ một vấn đề đã được thừa nhận với mục đích là cho người đọc công nhận sự đúng đắn của vấn đề một cách vững chắc hơn. Đây cũng là kiểu bài dùng nhiều dẫn chứng trong thực tế đời sống hoặc văn học để thuyết phục người đọc. Như vậy, để làm được văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng cũng cần có lí lẽ để giải thích vấn đề, phân tích dẫn chứng để bàn bạc mở rộng, nâng cao vấn đề cần chứng minh. Trong văn nghị luận, việc chú ý đến chất lượng của luận điểm và dẫn chứng là rất cần thiết. Luận điểm trong văn nghị luận phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế; Dẫn chứng trong văn nghị luận phải là những dẫn chứng tiêu biểu, xác thực và đã được thừa nhận.Ví dụ: Khi nêu luận điểm “Tiếng Việt ta giàu đẹp” chỉ cần dẫn ra câu ca dao: “Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng” là chưa đủ mà phải diễn giải câu ca dao đó ra về hình thức cũng như nội dung thì người đọc mới hiểu đượcCâu6: Cho hai đề tập làm văn sau:Giải thích câu tục ngữ: ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Chứng minh rằng ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng đắn.Hãy cho biết cách làm hai đề này có gì giống nhau và khác nhau. Từ đó suy ra nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau như thế nào?*Giống nhau: Cùng chung một luận đề Cùng phải sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề*Khác nhau:Giải thíchChứng minh Thể loại: kiểu văn bản giải thích Chủ yếu dựa vào lí lẽ để cắt nghĩa, để giảng giải Thể loại: kiểu bài văn chứng minh Sử dụng hàng loạt các dẫn chứng có định hướng để khẳng định, để làm sáng tỏ vấn đề đó là đúng, là chân líIII. Luyện tập: Giải thích câu tục ngữ: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền Gợi ý: Chú ý giải thích nghĩa của các từ Hán Việt có trong câu tục ngữ:Canh trì:Canh viên:Canh điền:=> Câu tục ngữ giúp con người biết khai thác tốt các điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chấtNghề nuôi cáNghề làm vườnNghề làm nôngHDVN: Ôn tập toàn bộ kiến thức Tập làm văn Làm các đề tham khảo trong sgk Chuẩn bị phần: Ôn tập tiếng Việt; hướng dẫn làm bài kiểm tra học kỳ

File đính kèm:

  • pptngu_van_bai.ppt
Bài giảng liên quan