Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Ngữ pháp Tiết 108: Hội thoại

I/ Vai xã hội là gì ?

Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại

II/ Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:

 - Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội)

 - Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết, thân tình)

III/ Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng rất đa dạng nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp

 

ppt17 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Ngữ pháp Tiết 108: Hội thoại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CHÀO MỪNG THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ CÙNG LỚP 8/4Chúc các em một tiết học thành công ! Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngã về phía sau bạn .KIỂM TRA BÀI CŨ:Câu 2/ Hãy cho ví dụ một hành động nói dùng để bộc lộ tình cảm bằng cách trực tiếp và một hành động nói dùng bộc lộ tình cảm bằng cách gián tiếp ?Câu 1/ Hành động nói là gì ? Có mấy cách thực hiện hành động nói?* Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm một mục đích nhất định.* Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách gián tiếp)* Ví dụ:- Ôi, tôi buồn quá ! (bộc lộ cảm xúc bằng cách trực tiếp)- Sao tôi buồn thế này ? (bộc lộ cảm xúc bằng cách gián tiếp)Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi: 	 Một sớm, thằng Hùng, mới “nhập cư” vào xóm tôi, dắt chiếc xe đạp gần hết hơi ra tiệm sửa xe của bác Hai. Nó hất hàm với bác Hai: - Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ học rồi. Bác Hai nhìn thằng Hùng rồi nói: - Tiệm của Bác hổng có bơm thuê. - Vậy mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy. - Bơm của bác bị hư, cháu chịu khó dắt đến tiệm khác vậy. Vừa lúc ấy, cái Hoa nhà ở cuối ngõ, cũng dắt xe đạp vào tíu tít chào hỏi: - Cháu chào bác Hai ạ ! Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé. Chiều nay cháu đi học về, bác coi giùm cháu nghe, hổng biết sao nó cứ xì hơi hoài. - Được rồi. Nào để bác bơm cho. Cháu là con gái, biết bơm không mà bơm ! - Cháu cảm ơn bác nhiều. Em có nhận xét gì về cách nói năng ứng xử của nhân vật Hùng và nhân vật Hoa trong mẩu chuyện ? Cách nói năng của Hùng và Hoa có đạt được hiệu quả giao tiếp như những bạn ấy mong muốn không ?Vì saobạn Hùng không đạt mục đích? Bởi vì bạn ấy không vận dụng đúng nguyên tắc hội thoại. Trong tiết học này ta cùng tìm hiểu nguyên tắc hội thoại ấy để có cách nói năng giao tiếp cho phù hợp, đạt được hiệu quả mình mong muốn.Tiết 108 HỘI THOẠITiếng ViệtA/ Tìm hiểu bài: Đọc đoạn trích (SGK - trang 92, 93) và trả lời câu hỏi Một hôm cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi: - Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?(.) Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: -Không ! Cháu không muốn vào . Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt: - Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu !()  Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng: - Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.(.) Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi: - Sao cô biết mợ con có con?(..)Cô tôi bỗng đổi giọng, lại vỗ vai, nhìn vào mặt tôi nghiêm nghị: - Vậy mày hỏi cô Thông –tên người đàn bà họ nội xa kia- chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp: - Mấy lại rằm tháng tám này là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày và mày cũng có họ có hàng người ta hỏi đến chứ ?Trong đoạn trích có bao nhiêu nhân vật tham gia hội thoại? Có hai nhân vật hội thoại: bà cô và béHồngAi ở vai trên, ai là vai dưới ?  Bà cô vai trên, bé Hồng vai dưới(Xét theo quan hệ họ hàng)Cách xử sự của người cô có gì đáng chê trách?Người cô đã nói xấu mẹ bé Hồng để bé H khinh miệt ruồng rẫy mẹVì sao bé Hồng phải kìm nén sự bất bình của mình? Bé Hồng ở vai dưới người cô ở vai trên cho nên có bất bình cậu phải kìm nén không thể nói điều vô lễ.  Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn: - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho !() Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại: - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !() Chị Dậu nghiến hai hàm răng: - Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem !cháuôngtôiôngMàybà Đọc đoạn trích sau và xác định vai xã hội của chị Dậu trong mỗi lời thoại:bàXét hai đoạn hội thoại và xác định quan hệ xã hội của người tham gia hội thoại trong mỗi lời thoại:1/ An: Chào, bạn đang làm gì đấy ? Bình: Chào, mình đang xem đá cầu.2/ An: Nè Bình ơi, mày đang làm gì đó?Bình: Ừ, tao đang xem đá cầu. Mức độ thân tìnhMức độ quen biếtbạnmìnhmàytao Câu chuyện kể của nhà thơ Hoàng Cầm:  Hoàng Cầm vốn là học trò của thầy giáo khả kính Hoàng Ngọc Phách nhưng vợ của Hoàng Cầm lại là chị con nhà bác của Hoàng Ngọc Phách. Trong một lần đi chúc tết, Hoàng Ngọc Phách thấy người thầy khả kính của mình chạy ra cửa chào mình bằng “bác”, khiến Hoàng Cầm rất ngượng nghịu và lúng túng, chưa biết xưng hô thế nào, trong khi vợ Hoàng Cầm cứ tự nhiên gọi thầy giáo của chồng bằng “cậu” và xưng “chị” (mặc dù cậu em lớn hơn chị trên hai mươi tuổi). Sau khi tự trấn tĩnh, Hoàng Cầm quyết định gọi Hoàng Ngọc Phách bằng “thầy” và xưng “con”. Về nhà Hoàng Cầm bị vợ trách sao lại xưng con với em như thế. Hoàng Cầm đã vui vẻ trả lời:- Anh phải tôn trọng cái điều có trước. Trước khi làm chồng em, anh đã là học trò của thầy Hoàng Ngọc Phách từ lâu rồi. Người thầy giáo ấy đã có công lớn đào tạo được ra anh hôm nay đấy em ạ ! B/ Luyện tập:BT1/ Tìm chi tiết thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền: (Hịch tướng sĩ)* Nghiêm khắc chỉ ra lỗi lầm của TS và chê trách tướng sĩ: “Các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. không khỏi mang tiếng là tướng bại trận” *Khoan dung khuyên bảo tướng sĩ rất chân tình:“Nay ta bảo thật các ngươi nên nhớ .cũng sử sách lưu thơm”BT2/ Đọc đoạn trích “Lão Hạc” và trả lời câu hỏi: Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão ôn tồn bảo - Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai uống nước chè, rồi hút thuốc làoThế là sung sướng. - Vâng ! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo: - Thế là được chứ gì ? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước. - Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác. ( Nam Cao - Lão Hạc )a/ Dựa vào đoạn trích và những điều em đã biết về truyện “Lão Hạc”, hãy xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia cuộc thoại trên? Xét về địa vị xã hội , ông giáo là người có địa vị cao hơn một nông dân nghèo như lão Hạc. Nhưng xét về tuổi tác thì lão Hạc có vị trí cao hơn. b/ Tìm những chi tiết trong lời thoại của nhân vật cho thấy thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc ? c/ Tìm những chi tiết trong lời thoại của lão Hạc cho thấy thái độ vừa quý trọng vừa thân tình của lão Hạc đối với ông giáo ? Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão ôn tồn bảo - Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai uống nước chè, rồi hút thuốc làoThế là sung sướng. - Vâng ! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo: - Thế là được chứ gì ? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước. - Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác. ( Nam Cao - Lão Hạc )cụtôiông conÔngchúng mìnhcụtôiông* Ghi nhớ:III/ Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng rất đa dạng nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợpI/ Vai xã hội là gì ?Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoạiII/ Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: - Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) - Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết, thân tình)CHÀO TẠM BIỆT ! 

File đính kèm:

  • pptTiet_107_HOI_THOAI_133_2013.ppt