Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 107: Ngữ pháp Hội thoại - Nguyễn Thị Sửu

-Vai xã hội là vị trí người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại.

-Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội.

 +Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội)

 +Quan hệ thân - sơ (theo mức độ quen biết, thân tình)

-Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.

 

ppt13 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 107: Ngữ pháp Hội thoại - Nguyễn Thị Sửu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
NhiÖt liÖt chµo mõng c¸c thÇy c« Giáo viên: Nguyễn Thị Sửu	VỀ DỰ GIỜ NGỮ VĂNKIỂM TRA BÀI CŨ1. Hành động nói là gì ?Nêu một số kiểu hành động nói thường gặp?- Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.Trả lời:- Các kiểu hành động nói: + Hỏi + Trình bày + Điều khiển + Hứa hẹn + Bộc lộ cảm xúc Em hiểu hội thoại là gì trong các cách giao tiếp sau ?A.Khi đọc một bài diễn văn.B.Khi phát thanh viên đọc bản tin thời sự.C.Khi đọc một mệnh lệnh quân sự. D.Khi hai người trở lên nói chuyện với nhau về một vấn đề nào đó.Tiết 107: Hội thoạiI. Vai xã hội trong hội thoại:1.Ví dụ:a) Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi:- Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?[] Nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp.[]Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu! Rồi hai con măt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi im lặng cúi đầu xuống đất :lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay. Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng:- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.[] Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi- Sao cô biết mợ con có con? []Cô tôi bỗng đổi giọng, lại vỗ vai, nhìn vào mặt tôi, nghiêm nghị:- Vậy mày hỏi cô Thông- tên người đàn bà họ nội xa kia- chỗ ở của mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:- Mấy lại rằm tháng tám này là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?(“Những ngày thơ ấu”-Nguyên Hồng)Bài tập trắc nghiệm	Một người mẹ là giáo viên, lúc đang dạy học trên lớp có con mình là học sinh theo học thì mối quan hệ giữa họ là mối quan hệ gì?	A. Quan hệ gia đình.	B. Quan hệ thứ bậc xã hội.	C. Quan hệ tuổi tác.	D. Cả A, B, C.2. Kết luận-Vai xã hội là vị trí người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại.-Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội. +Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) +Quan hệ thân - sơ (theo mức độ quen biết, thân tình)-Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.Bài tập thảo luậnMột vị quan lớn đi qua trường học cũ của mình liền vào ghé thăm. Khi gặp người thầy cũ nay đã già liền kính cẩn chào :-Thưa thầy, thầy còn nhớ con không ạ ? Con là Người thầy giáo già hoảng hốt:-Dạ bẩm quan lớn, ngài là.-Thưa thầy, với thầy con vẫn là đứa học trò nhỏ ngày xưa. Con có được ngày hôm nay chính là nhờ sự giáo dục ngày nào của thầy ( Hữu Mai – “Chuyện ngày xưa” ) Em có đồng ý với cách xưng hô của người học trò trong câu chuyện không? Vì sao? Hãy xác định vai hội thoại trong câu chuyện?Lưu ý: Khi tham gia hội thoại cần chú ý hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp để lựa chọn từ ngữ chọn cách cấu tạo câu phù hợp. Ý thức được điều này người nói tự thể hiện văn hoá ngôn ngữ của mình.II.Luyện tập1.Bài 1:Yêu cầu: Quan hệVai Chi tiếtThái độĐoạn 1Đoạn 2Chủ tướngCủa những người cùng cảnh ngộVai trên – dướiVai trªn d­íiKhông biết thẹn, không biết tức hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùaNghiêm khắc chỉ ra lỗi lầmKhuyên bảo chân tìnhLúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cườiTìm chi tiết trong bài “Hịch tướng sĩ” thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ2. Bài tập 2Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu môt ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào,Thế là sung sướng.- Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo :-Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai nấu nước.- Nói đùa thế, chứ ông giáo để cho khi khác. (Trích “Lão Hạc” -Nam Cao)Nhân vậtQuan hệ xã hội(địa vị)Quan hệ tuổi tácLời lẽ, cách xưng hô, cử chỉThái độÔng giáoLão HạcVai trênVai dướiVai dướiVai trênnắm lấy cái vai gầy của lãochúng mìnhKính trọng, thân mậtTôn trọng, thân tìnhCười đưa đà, cười gượngGiữ khoảng cáchCụ - tôi,ông con mình,ông giáo,vâng, dạy,3.Bài 3 (bài tập bổ sung) Em hãy phân tích vai xã hội của hai nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích dưới đây. Theo em, thái độ, cách nói của nhân vật Hùng có phù hợp với vai của nhân vật này không ? “ Một sớm, thằng Hùng mới nhập cư vào xóm tôi dắt cái xe đạp hết hơi ra tiệm sửa xe của bác Hai. Nó hất hàm với bác Hai : - Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi. - Bác Hai nhìn thằng Hùng rồi nói: - Tiệm của bác hổng (không) có bơm thuê. - Vậy cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy. - Bơm của bác bị hư, cháu chịu khó dắt đến tiệm khác vậy.” (Theo Thành Long, tiếng Việt 4- tập 2) Đáp án : + Bác Hai : vai trên. + Hùng : vai dưới.  Quan hệ trên- dưới (tuổi tác ) - Thái độ của Hùng hỗn hào, thiếu lễ phép.Vai xã hội trong hội thoạiVai trên - dưới, ngang hàngVai thân - sơTuổi tácThứ bậcThân tình Quen biếtHướng dẫn học tập-Học thuộc ghi nhớ.-Làm lại bài tập vào vở.-Chú ý vận dụng kiến thức liên quan tới hội thoại vào trong giao tiếp hàng ngày.-Làm bài tập 3.-Chuẩn bị bài : “ Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.”	CHÚC THẦY CÔ VÀ CÁC EM MẠNH KHOẺ. DẠY TỐT - HỌC TỐT.

File đính kèm:

  • pptTiet_107_Hoi_thoai.ppt