Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 107: Phần Tiếng Việt: Hội thoại
Bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình qua các cử chỉ :
Cúi đầu không đáp khi người cô hỏi có muốn vào thăm mẹ không.
Lại im lặng cúi đầu muốn khóc khi cô châm biếm về sự “ phát tài ” của mẹ Hồng .
Nén sự tức giận, khóc không ra tiếng khi người cô châm biếm mẹ Hồng có con.
để cố giữ lễ phép vì Hồng là người thuộc vai dưới, có bổn phận tôn trọng người trên.
Tiết 107 : HỘI THOẠI I. Vai xã hội trong hội thoại : ( Đoạn trích SGK, trang 92 ) 1. Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trich trên là quan hệ gì ? Ai ở vai trên, ai là vai dưới ? 1. Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trich trên là quan hệ gia tộc. Vai trên là người cô, vai dưới là bé Hồng. 2. Cách cư xử của người cô có gì đáng chê trách ? 2. Cách đối xử của người cô là thiếu thiện chí, vừa không phù hợp với quan hệ ruột thịt vừa không thể hiện thái độ đúng mực của người trên đối với người dưới.Tiết 107 : HỘI THOẠI I. Vai xã hội trong hội thoại : 3. Tìm những chi tiết cho thấy nhân vật bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép. Giải thích vì sao Hồng phải làm như vậy ? 3. Bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình qua các cử chỉ : - Cúi đầu không đáp khi người cô hỏi có muốn vào thăm mẹ không. - Lại im lặng cúi đầu muốn khóc khi cô châm biếm về sự “ phát tài ” của mẹ Hồng . - Nén sự tức giận, khóc không ra tiếng khi người cô châm biếm mẹ Hồng có con. để cố giữ lễ phép vì Hồng là người thuộc vai dưới, có bổn phận tôn trọng người trên.Tiết 107 : HỘI THOẠI I. Vai xã hội trong hội thoại : * Từ ví dụ trên, em hãy cho biết : các vai xã hội thường gặp là những vai nào ? * Các vai xã hội thường gặp : + Vai theo quan hệ thân tộc ( gia đình, bà con ), bạn bè. + Vai theo quan hệ tuổi tác. + Vai theo quan hệ chức vụ xã hội. + Vai xét theo giới tính. * Cách đối xử của các vai như thế nào ? * Các đối xử của người có vai thấp đối với người có vai cao là kính trọng. * Người có vai cao với người có vai thấp, giữa người có vai ngang nhau là thân tình .II. Ghi nhớ : ( SGK, trang 94 )III. Luyện tập : Bài tập 1 : Trong bài hịch, một mặt Trần Quốc Tuấn sử dụng lời lẽ cứng rắn, nghiêm khắc ( “ Nay ta bảo thật các ngươi ” ), mặt khác lại bảo ban, khuyên răn rất chân tình. Khi nói về nguy cơ đất nước bị nạn xâm lăng, ông luôn gắn đất nước với gia đình. Điều đó khiến cho các tướng lĩnh cảm thấy thấm thía hơn.Bài tập 2 : a) Xét về địa vị xã hội, ông giáo có địa vị cao hơn lão Hạc. Nhưng xét về tuổi tác thì lão Hạc lại có vị trí cao hơn.b) Ông giáo nói với lão Hạc bằng lời lẽ ôn tồn, thân mật : gọi “ cụ ”, xưng gộp 2 người là “ ông con mình ”, đồng thời xưng “ tôi ”, thể hiện quan hệ bình đẳng.c) Lão Hạc gọi người đối thoại với mình là “ ông giáo ”, dùng từ “ dạy ”, thay cho từ “ nói ”, thể hiện sự tôn trọng, cách nói xuề xòa thể hiện sự thân tình . Tuy nhiên, thâm tâm lão Hạc vẫn không vui. Tâm trạng đó được thể hiện qua cách cười đưa đà, tiếng cười gượng, từ chối chuyện ở lại ăn khoai, uống nước. Những chi tiết này cho thấy tâm trạng và tính khí của lão Hạc .HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Học 2 bài : Bài “ Thuế máu ” ( tiếp theo ) và bài “ Hội thoại ”. Soạn bài : Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận . Chào tạm biệt !Đóng cửa sổ và về lớp trật tự, nghiêm túc.
File đính kèm:
- hoi_thoaj.ppt