Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 27: Tình thái từ - Trường THCS Phước Hải

 Ghi nhớ 1:

Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.

* Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:

- Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng, nhỉ, hở, cơ, nhé,

- Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với, đi thôi, nhé,

- Tình thái từ cảm thán: thay, sao, thật

- Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà, dạ, vâng,

 

ppt27 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 27: Tình thái từ - Trường THCS Phước Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ĐẾN DỰ GIỜ THĂM LỚPCHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔTẬP THỂ LỚP 8A9ĐẾN DỰ GIỜ THĂM LỚP1/9/20211NGỮ VĂN 8GIÁO VIÊN THỰC HIỆN:MÔN:CHUYÊN ĐỀSỞ GD & ĐT BÀ RỊA-VŨNG TÀUPHÒNG GD & ĐT ĐẤT ĐỎTRƯỜNG THCS PHƯỚC HẢI1/9/20212KIỂM TRA BÀI CŨ 	 Hãy nêu những nét tương phản từ ngoại hình đến tính cách của Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô pan –xa?Béo, thấp lùn.Nhát gan.Tỉnh táo và thực tế dẫn đến hành động khôn ngoan.Trọng lợi ích cụ thể, vật chất trước mắt.Nghĩ đến bản thân nhiều hơn nghĩ đến người khác.Gầy, cao lênh khênh.Dũng cảm.Trọng danh dự.Chỉ nghĩ đến việc lập công, để trở thành hiệp sĩ chân chính.Hoang tưởng Hành động điên rồ.Xan-chô Pan-xaĐôn ki-hô-tê	 Đặc điểm tính cách nào của mỗi nhân vật đáng khen, đáng chê nhất? Rút ra bài học cho bản thân.	Xác định thán từ trong ví dụ sau và cho biết thán từ đó biểu thị cảm xúc gì?	“Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”	(Nam Cao, Lão Hạc)	“Này ! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A ! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”	 (Nam Cao, Lão Hạc)* “Này” có tác dụng gây ra sự chú ý ở người đối thoại (còn gọi là hô ngữ).* “A” biểu thị thái độ tức giận.1/9/20213TÌNH THÁI TỪ NGỮ VĂN 8TIẾT 271/9/20214a. Mẹ đi làm rồi.b. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo: - Con nín.c. Thương cho cũng một kiếp người Khéo cho mang lấy sắc tài làm chi!d. - Em chào cô.a. Mẹ đi làm rồi à?b. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo: - Con nín đi !(Nguyên Hồng-Những ngày thơ ấu)c. Thương thay cũng một kiếp người Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi!(Nguyễn Du-Truyện Kiều)d. - Em chào cô ạ ! Ví dụ:1/9/20215a. Mẹ đi làm rồi à?b. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo: - Con nín đi !(Nguyên Hồng-Những ngày thơ ấu)c. Thương thay cũng một kiếp người Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi!(Nguyễn Du-Truyện Kiều)d. - Em chào cô ạ ! Tạo sắc thái nghi vấn. Tạo sắc thái kính trọng, lễ phép. Tạo sắc thái cầu khiến. Tạo sắc thái 	cảm thán.* Nếu lược bỏ các từ à, đi, thay, ạ, thì thông tin sự kiện không thay đổi, nhưng quan hệ giao tiếp bị thay đổi, kiểu câu thay đổi, mục đích nói thay đổi.1/9/20216VẤN ĐỀ 1Tình thái từ là gì?Nêu các chức năng thường gặp của tình thái từ?1/9/20217 Ghi nhớ 1: Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.* Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:- Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng, nhỉ, hở, cơ, nhé, - Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với, đi thôi, nhé, - Tình thái từ cảm thán: thay, sao, thật- Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà, dạ, vâng, 1/9/20218	 Dựng một tình huống giao tiếp, trong đó có một số lời nói sử dụng tình thái từ, và nhận xét về cách đặt câu, cách dùng tình thái từ và nêu công dụng của nó?Tình Thái Từ Thảo luận hoạt cảnh: 1/9/20219	 Dựng một tình huống giao tiếp, trong đó có một số lời nói sử dụng tình thái từ, và nhận xét về cách đặt câu, cách dùng tình thái từ và nêu công dụng của nó?Tình Thái Từ Thảo luận hoạt cảnh: 1/9/202110 Ví dụ:	 Các tình thái từ dưới đây được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau như thế nào?a. Bạn chưa về à?b. Thầy mệt ạ?c. Bạn giúp tôi một tay nhé!d. Bác giúp hộ cháu một tay ạ!e. Đằng ấy đã học bài rồi chứ? ( Hỏi, thân mật, bằng vai nhau.) ( Hỏi, kính trọng, lễ phép, người dưới hỏi người trên.) ( Cầu khiến , thân mật, bằng vai nhau.) ( Cầu khiến , kính trọng, người nhỏ tuổi nhờ người lớn tuổi.) ( Hỏi, thân mật, bằng vai nhau.)1/9/202111 Ghi nhớ 2: Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm, ).1/9/202112	 - Cho một câu có thông tin sự kiện: Nam học bài.	 - Dùng tình thái từ để thay đổi sắc thái ý nghĩa của câu trên.Tình Thái Từ Bài tập nhanh: 1/9/202113Luyện tập Nối các câu có sử dụng tình thái từ với ý nghĩa của tình thái từ đó sao cho phù hợp:a. Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:- Bác trai đã khá rồi chứ ?(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)b. Con chó là của cháu nó mua đấy chứ !... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt(Nam Cao, Lão Hạc)c. Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm láng giềng  Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ?(Nam Cao, Lão Hạc)d. Bỗng Thuỷ lại xịu mặt xuống:-Sao bố mãi không về nhỉ ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)e. Em tôi sụt sịt bảo:- Thôi thì anh cứ chia ra vậy.(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)f. Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà.(Thanh Tịnh, Tôi đi học)1. Thân mật.2. Nhấn mạnh.3. Nghi vấn.4. Phân vân.5. Thuyết phục.6. Miễn cưỡng, không hài lòng.1/9/202114VUI ĐỂ HỌC 4653211/9/202115Luyện tậpXác định câu có dùng tình thái từ :b. Nhanh lên nào, anh em ơi!c. Làm như thế mới đúng chứ!d. Tôi đã khuyên bảo nó nhiều lần rồi chứ có phải không đâu.a. Em thích trường nào thì em thi vào trường ấy.1/9/202116Luyện tậpXác định câu có dùng tình thái từ :c. Con cò đậu ở đằng kia.d. Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia.a. Cứu tôi với!b. Nó đi chơi với bạn từ sáng.1/9/202117+ 10Bạn được thưởng 10 điểm!1/9/202118	Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý điều gì?A. Tính địa phương.B. Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.C. Không được sử dụng biệt ngữ.D. Phải có sự kết hợp với các trợ từLuyện tập1/9/202119	Trong các câu sau đây, câu nào không sử dụng tình thái từ?A. Những tên khổng lồ nào cơ? B. Tôi đã chẳng bảo ngài phải cẩn thận đấy ư?C. Giúp tôi với, lạy chúa! D. Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao.Luyện tập1/9/202120	Những tình thái từ được in đậm trong các câu sau thuộc nhóm tình thái từ nào?  Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?  U bán con thật đấy ư?  Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?A. Tình thái từ cầu khiến.B. Tình thái từ nghi vấn.C. Tình thái từ cảm thán.D. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm.Luyện tập1/9/202121 	Tiết 28:“Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm”.	-Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự là gì?	- Vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn tự sự?	- Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự gồm mấy bước? Nhiệm vụ của mỗi bước là gì?	- Thực hiện các nội dung câu hỏi trong Sgk.Dặn dòHọc bài cũ:Học thuộc hai ghi nhớ sgk/ 81.Làm các bài tập sgk / 81-82.Tìm thêm một số ví dụ về tình huống giao tiếp có sử dụng tình thái từ.Soạn bài mới:1/9/202122Tiết học kết thúc Kính chúc quý thầy côDồi dào sức khoẻ!1/9/202123Nhóm 1 : Thực hiện hoạt cảnh giao tiếp1/9/202124Nhóm 2 : Thực hiện hoạt cảnh giao tiếp1/9/202125Nhóm 3 : Thực hiện hoạt cảnh giao tiếp1/9/202126Nhóm 4 : Thực hiện hoạt cảnh giao tiếp1/9/202127

File đính kèm:

  • pptH.G.CH.DE TINH 04-05(LOC).ppt
  • midBINGO.MID
  • midCOUNTRY.MID
Bài giảng liên quan