Bài giảng Ngữ văn: Tác giả Xuân Diệu
TÁC GIẢ XUÂN DIỆU
I. CUỘC ĐỜI, CON NGƯỜI.
- 1. CUỘC ĐỜI. Xuân Diệu: 1916- 1985.
Sinh 2.2. 1916 tại huyện Tuy Phước, Bình Định ( Quê mẹ ). Quê gốc ở Can Lộc , Hà Tĩnh
Quê cha Hà Tĩnh đất hẹp khô rang
Đói bao thuở, cơm chia phần từng bát
Quê mẹ gió nồm thổi lên tươi mát
Bình Định lúa xanh ôm bóng tháp Chàm
( Cha Đàng ngoài Mẹ ở Đàng trong
Thuở nhỏ học với cha, rồi học ở Quy Nhơn, Hà Nội, Huế. Năm 1940 làm ở ti thương chính Tiền Giang. Bốn năm sau ra Hà Nội viết văn. Năm 1945 hăng hái tham gia cách mạng
Chân dung thi sĩ Hội văn nghệ Việt Nam năm 1949. Từ trái sang phải: Ngô Tất Tố, Nguyễn Xuân Sanh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Thế Lữ, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân Tác giả Xuân DiệuI. Cuộc đời, con người.1. Cuộc đời. Xuân Diệu: 1916- 1985. Sinh 2.2. 1916 tại huyện Tuy Phước, Bình Định ( Quê mẹ ). Quê gốc ở Can Lộc , Hà TĩnhQuê cha Hà Tĩnh đất hẹp khô rang Đói bao thuở, cơm chia phần từng bátQuê mẹ gió nồm thổi lên tươi mát Bình Định lúa xanh ôm bóng tháp Chàm ( Cha Đàng ngoài Mẹ ở Đàng trong Thuở nhỏ học với cha, rồi học ở Quy Nhơn, Hà Nội, Huế. Năm 1940 làm ở ti thương chính Tiền Giang. Bốn năm sau ra Hà Nội viết văn. Năm 1945 hăng hái tham gia cách mạng Từ năm 1948 đến năm 1985 liên tục tham gia ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam. Ngày 18. 12. 1985 ông mất sau một cơn đau tim đột ngột. 2. Con người.Tính cần cù, sáng tạo nghệ thuật bắt nguồn từ người cha- Ông đồ Nghệ đeo khăn gói đỏTác động của quê mẹ, biển Quy Nhơn “ gió nồm thổi lên tươi mát”; là con vợ lẽ, luôn khao khát tình thương và cảm thông của người đời Là trí thức Tây học, lại xuất thân trong một nhà Nho, ông là sự kết hợp văn hoá thẫm mĩ Đông, Tây. Chất Tây học vẫn nhiều hơn.- Đa tình, yêu đời , yêu cuộc sống tha thiết, luôn sợ mất thời gian và tiết kiệm từng giây, từng phút thời gian, Xuân Diệu “ chưa một lần sống trong tuổi già” , Xuân Diệu nhuộm tóc cho xanh trở lại, Xuân Diệu” bắt “cô gái trẻ gọi bằng “ anh” ... Xuân Diệu ví mình là con gà mái , mỗi ngày đẻ một quả trứng vàng, là trái cam Bố Hạ, ruột đỏ, vỏ xanh .Xuân Diệu nói “ Mình suốt đời thêu gối cưới mà chẳng bao giờ được làm cô dâu”...Cuộc đời cô đơn, cô độc chính là phát khởi cho một hồn thơ say đắm , khát khao, nồng nàn... Con người đa cảm ấy có thể tóm tắt trong bài thơ “ Không đề” ông làm lúc 1h30 phút đêm ngày 28. 6. 1980 : Hãy để cho tôi được giã từ Vẫy chào cõi thực để vào hư Trong hơi thở chót dâng trời đất Cũng vẫn si tình đến ngất ngưII. Sự nghiệp văn học Xuân Diệu. 1. Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt:Sáng tác văn xuôi ( truyện, phóng sự, bút kí)- Phê bình , tiểu luận, nói chuyện thơ, dịch thuật ... - Thành tựu xuất sắc nhất là thơ. Có khoảng 15 tập thơ đã in. Trong 2 giai đoạn sáng tác trước và sau cách mạng thì thơ trước 1945 của Xuân Diệu là nổi bật hơn. 2. Thơ Xuân Diệu. a. Thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám 1945 Có 3 ý quan trọng: a.1 . Xuân Diệu rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống. Cảnh vật trong thơ XD đầy sức lôi cuốn Tình yêu trong thơ XD là khu vườn đủ sắc hương, là bản nhạc đủ mọi thanh âm: ngây thơ, e ấp, đằm thắm, dịu ngọt, say đắm, si mê điên dại... - Cuộc sống trong thơ XD là thế giới trần gian đầy hoan lạc, đáng yêu , đáng sống. a. 2 .Thơ Xuân Diệu cũng nói lên quá nhiều chán nản, Hoài nghi, nhân vật trữ tình hiện diện trong thơ hết sức cô đơn. Giải thích lí do? Có mâu thuẫn với ý a. 1 không? vì sao? - Là thi sĩ lãng mạn, nhiều ảo tưởng, thích cái hoàn mĩ, lại sống trong xã hội tù túng, nên XD vấp phải thực tế phũ phàng. Vỡ mộng, bơ vơ, bất lực, chán nản , hoài nghi, mặc cảm cô đơn nhìn thấy toàn là thê lương , ảo não Nỗi ám ảnh thời gian trôi nhanh , tuổi trẻ qua mau khiến ông sống vội vàng, gấp gáp Ông hoàng của tình yêu thất vọng, chỉ toàn đau buồn:” yêu là chết ở trong lòng một ít” a.3 Nghệ thuật thơ Xuân Diệu Đặc sắc về: cảm hứng, thi tứ, bút pháp. - Cảm hứng, thi tứ: - cô đơn: “ hòn đảo cô đơn” -Cảm hứng tình yêu: không ước lệ tượng trưng mà vừa thân xác, vừa tinh thần. Hình ảnh nhục thể táo bạo, -Cảm hứng thiên nhiên đặc biệt : nhân hoá như người, táo bạo, cảm nhận bằng cả xúc giác, vị giác Bút pháp:Xuân Diệu vừa ảnh hưởng thơ Pháp: tượng trưng, cảm giác, rất mới trong cách diễn đạt.Vừa ảnh hưởng thơ Đường: B. Thơ Xuân Diệu sau cách mạng tháng Tám 1945Là người yêu đời , XD hoà vào cuộc sống mới của cách mạng rất nhanh- Không còn cô đơn ,mà cái tôi hoà trong cái ta chung rộng lớn: Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi.- Thơ XD luôn có mặt trên mọi nẻo đường chiến đấu, lao động, dựng xây đất nước Cảm hứng mới, đề tài mới, nội dung mới, cách thể hiện mới.Tuy nhiên không tránh khỏi những lối viết dễ dãi, vụng về.III. Kết luận.Xuân Diệu là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đạiLà nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới trước 1945. Là người đi tiên phong cho nền văn học cách mạng sau 1945
File đính kèm:
- Xuan Dieu.ppt