Bài giảng Ngữ văn - Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Huy Tưởng

Câu hỏi: Thế nào là truyện lịch sử ? Truyện lịch sử khác với truyền thuyết và chính sử ở những đặc điểm nào?

Thế nào là truyện lịch sử ?

2.Truyện lịch sử khác với truyền thuyết và chính sử ở những đặc điểm nào?

 

ppt11 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn - Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Huy Tưởng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TÁC GIẢ NGUYỄN HUY TƯỞNG Câu hỏi: Thế nào là truyện lịch sử ? Truyện lịch sử khác với truyền thuyết và chính sử ở những đặc điểm nào?1.Thế nào là truyện lịch sử ?2.Truyện lịch sử khác với truyền thuyết và chính sử ở những đặc điểm nào?Thế nào là truyện lịch sử ?Truyện lịch sử: + Là một thể loại văn học bao gồm những sáng tác được viết dưới hình thức tự sự. + Hướng vào các sự kiện và nhân vật lịch sử. + Lấy tư liệu từ hai nguồn: truyền thuyết và chính sự. + Lấy cảm hứng từ các sự kiện lịch sử có tầm thời đại. + Là những sáng tác có định hướng, mục đích giáo dục rõ ràng.Đặc điểm nội dung:+ Truyện lịch sử được kết hợp giữa sự thật và hư cấu. Nhưng hư cấu không làm cho lịch sử bị méo mó hay xuyên tạc, mà làm cho cái lý của lịch sử được minh chứng rõ ràng.+ Tôn trọng các sự kiện lịch sử nhưng không ràng buộc, không nô lệ cho các sự kiện.+ Một trong những nhiệm vụ của truyện lịch sử là dựng lại không khí lịch sử, con người lịch sử.+ Thông qua tái hiện một cách chân thực, sinh động các sự kiện lịch sử và những con người lịch sử, người viết truyện lịch sử phải biết chọn những gì tinh hoa nhất đem lại cho các em những bài học quý về lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc.Đặc điểm nghệ thuật:+ Nhân vật chính trong truyện lịch sử luôn có tên tuổi và sự nghiệp. Được đặt trong mối quan hệ chung trong cộng đồng.+ Nhân vật có cấu trúc nội tâm phức tạp và đa dạng, có ngoại hình, tính cách nổi bật.+ Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện trong truyện lịch sử luôn có sự đối lập làm cho truyện lịch sử có thêm chiều sâu.+ Cốt truyện của lịch sử được xây dựng trên cơ sở những quan hệ xã hội của nhân vât lịch sử.+So với truyền thuyết, tình huống trong truyện lịch sử được khai thác rõ hơn.2. Truyện lịch sử khác với truyền thuyết và chính sử ở những đặc điểm sau:Truyền thuyết là gì ?+ Truyền thuyết là loại truyện cổ dân gian có chức năng chủ yếu là phản ánh và lý giải các nhân vật, sự kiện lịch sử có ảnh hưởng quan trọng trong một thời kỳ, một bộ tộc, một dân tộc, một địa phương hay một quốc gia.+ Nhân vật của truyền thuyết là những nhân vật lịch sử có thật nhưng được nâng lên thành thần thánh và những anh hùng bất tử.+ Truyền thuyết được viết dựa trên lịch sử và được hư cấu qua trí tưởng tượng và tư duy nghệ thuật của người xưa.Chính sử là gì ?+ Chính sử là sử sách do cơ quan chính thức của triều đình quân chủ biên soạn thường gọi là Quốc sử quán do các viên chức khoa bảng của triều đình được chỉ định đứng ra sưu tập tài liệu và biên soạn lịch sử các triều đại hay các biến cố của quốc gia.+ Chính sử đòi hỏi độ chính xác cao về không gian, thời gian, các sự kiện, diễn biến, ghi lại chân thật, chính xác từng chi tiết, không được hư cấu.Truyện lịch sử so với truyền thuyết thì:+ Truyện lịch sử xử lý nhân vật và sự kiện lịch sử trên tinh thần kết hợp giữa sự thật và hư cấu+ Nhân vật trong truyền thuyết được nhìn nhận trên tinh thần theo quan điểm của quần chúng, được cường điệu thể hiện vai trò của cá nhân thành tầm vóc của thời đại, thì các nhà văn viết truyện lịch sử lại khai thác các quan hệ xã hội khác nhau của nhân vật.+ Nhân vật của truyền thuyết còn nằm ở hình thái ý thức, quan điểm trừu tượng thì các nhân vật trong truyện lịch sử được hình tượng hóa một cách cụ thể sống động.Truyện lịch sử so với chính sự thì:+ Chính sự luôn gắn liền với quan niệm chính trị.+ Nhân vật lịch sử gần như độc tôn chiếm giữ công trạng thì ở truyện lịch sử, vai trò độc tôn của những anh hùng bị phá vỡ.+ Truyện lịch sử không ghi chép công trạng riêng của một cá nhân mà đặt nhân vật lịch sử trong mối quan hệ chung với cộng đồng. Mối quan hệ này phần lớn nhà văn tưởng tượng dựa trên cơ sở là những mối quan hệ tinh tế của đời thường.+ Sự tưởng tượng hư cấu không làm cho lịch sử méo mó hay bị xuyên tạc mà làm cho cái lý của lịch sử được minh chứng rõ ràng.Truyện lịch sửTruyền thuyếtChính sựNội dung Lấy cảm hứng dựa trên chính sự, truyền thuyết. Có cốt truyện rõ ràng, có nhân vật trung tâm. Miêu tả hình tượng nhân vật lịch sử. Là những câu truyện dựa trên các sự kiện lịch sử được hư cấu thêm nhằm giải thích nguồn gốc dân tộc, các sự kiện lịch sử và nhữn ghiện tượng trong tự nhiênGhi chép các sự kiện tiêu biểu diễn ra trong lịch sử, chính xác về thời gian và địa điểm.Đặc điểm + Có sự đánh giá qua thái độ, tình cảm của người viết. + Nhà văn hư cấu, tưởng tượng thêm để làm nổi bật hình tượng người anh hùng + Có yếu tố thần kì, hoang tưởng. + Được miêu tả dựa trên trí tưởng tượng. + Chủ yếu là những câu truyện được truyền miệng trong dân gian. + Ngắn gọn chính xác từng sự kiện + Không có yếu tố văn chương thần kì + Không được thêm bớt chi tiết

File đính kèm:

  • pptnguyen_huy_tuong.ppt
Bài giảng liên quan