Bài giảng Phân tích các nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Thi
Trong tác phẩm của Nguyễn Thi nhân vật nữ chiếm một tỉ lệ cao. Nhân vật nào cũng đẹp cũng anh hùng. Không ai giống ai, nhưng ở họ có điểm chung là lòng dũng cảm, anh hùng, gan dạ.
Họ là những con người bất khuất, không chịu cúi đầu trước một sức mạnh tàn bạo nào, một đức tính hầu như bẩm sinh:
+. Hạnh từ nhỏ đã không thèm khóc, không thèm chạy khi bị đánh đòn, chị học võ để không ai bắt nạt được.
+. Mận bị giặc bắt và tra tấn nhưng không khai một lời nào.
+.Út Tịch thì ném ớt bột vào mặt con gái địa chủ, trèo lên cây cau đái xuống.
sai ở Miền Nam . - Nhà văn xây dựng những nhân vật trong tác phẩm dựa vào nguyên mẫu con người có thật ngoài đời . - Đó là những thanh niên nam nữ ,không quản khó khăn tiếp bước cha anh xung phong đi vào cuộc kháng chiến của dân tộc (những đứa con trong gia đình Việt và chị gái của mình tranh giành nhau đi đánh giặc để trả thù cho cha mẹ ; cả hai chị em đềuyêu quê hương ,đất nước ,căm thù giặc .Tuy tuổi còn trẻ nhưng không ngần ngại hi sinh và đều muốn đăng kí xung phong đi dánh giặc) Đó là hình ảnh người phụ nữ yêu chồng ,thương con trong tác phẩm người mẹ cầm súng Đó là những em bé sinh ra và lớn lên được nuôi dưỡng trong không khí căm thù giặc như BéNguyễn Thi đã tái hiện được những lớp người yêunước và anh hùng khác nhau từ em bé đến cụ già từ thanh niên đến phụ nữ đông con.Tác giả nêu bậtđược tính nhân dân của cuộc chiến tranh ở miền Namvà toát lên được chủ nghĩa anh hùng cách mạng ViệtNam .2. Nguyễn Thi thể hiện được sắc thái đặc biệt cơ bảnđó là sự kết hợp hài hòa giữa nhiều mặt đối lập về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật . Nội dung : Đó là chất thơ trong sáng trữ tình cạnh cái bề bộn hùng tráng của một sự vật có tính sử thi .Thể hiện trong quan niệm về hạnh phúc ,Nguyễn Thi được làm chủ vận mệnh của mình,được cầm súng trừng trị kẻ thù và hạnh phúc được sống trong sự yêu thương đùm bọc của đồng bào qua nhân vật:chị Út Tịch. Chất thơ được thẻ hện trong tác phẩm gủa NguyễnThi ,hiện thực chiến đấu là ánh sáng của Đảng Tiềnphong ,ánh sáng mới này đã chiếu rộng khắp chiến trường . Nghệ thuật : Là sự hài hòa giữa cái bên ngoài ngắn gọn và cái bên trong dồi dào .truyện và kí thời gian và không gian ,hiện tượng hoạt động thường được rút xuốngtới mức tối thiểu .Ví dụ chuyện xóm tôi không gian hẹp ,thời gian chỉ xảy ra một ngày một đêm .- Diễn biến ngắn gọn ,dung lượng dồi dào có khả năng dẫn dắt người đọc đi sâu vào thế giới tâm hồn nhânvật . Chọn những chi tiết có ý nghĩa ,sử dụng nhiều hình thức tu từ . Phong cách truyện thay đổi linh hoạt ,có lúc là phong cách dân gian : Người mẹ cầm súng ,có lúc phong cách kể chuyện thiếu nhi : chuyên xóm tôi .3. Sáng tác của Nguyễn Thi thể hiện được ngôn ngữ giàu sắc thái tình cảm và lí trí ,mang đậm màu sắcNam Bộ .VD: “Sáng, ấp mở cửa, dân đi ra đồng làm cái vũng nước nghe rổn rổn tiếng chân người và cây cầu khua lên lộp cộp Cây cầu như có tếng nói. Cứ nghe nó khua là Hạnh phải nhìn ra. Lộp cộp con nhà ai bị lính đánh, tay bưng cơm, miệng mếu máo chạy qua Lộp cộp, lại bà tay bồng, tay dắt con từ ngoài đồng đi về, nước mắt đỏ hoe, mình ướt, loi ngoi, lóp ngóp... Lóp ngóp, bò đôi người ta dùng để kéo xe, lính nó bắn chết một, giờ còn một đi ngơ ngác...Lộp cộp, sáng đan đi, chiều dân về...Những tiến lộp cộp như bẻ gãy từng khúc đời người.” PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG SÁNGLối viết của Nguyễn Quang Sáng giản dị, mộc mạc, nhưng sâu sắc, viết để "phục phụ ngay. Để đánh trả lại kẻ thù từng miếng, từng nhát thật sâu". Ông đã khắc hoạ những hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của những con người miền Nam kháng chiến. Đó là hình ảnh những người dân Sài Gòn đánh địch ngoan cường theo "kiểu Sài Gòn" (Chị Nhung, Sài Gòn dưới tầng khói), đó là những người nông dân đồng bằng sông Cửu Long như anh Bảy Ngàn bình thản ngồi hút thuốc sau khi quần nhau lần hút chết với giặc (Một chuyện vui), hay anh Ba Hoành trong quán rượu ven sông và âm thầm chuẩn bị lực lượng cho ngày đồng khởi,... Trong những năm tháng kháng chiến, tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng đã có tác dụng to lớn trong việc cổ vũ, động viên sức chiến đấu mạnh mẽ của nhân dân miền Nam, củng cố niềm tin yêu của cả nước đối với đồng bào nơi thành đồng tổ quốc.Với thể loại truyện ngắn, qua nhiều tác phẩm, ông đã khẳng định một phong cách độc đáo đậm đà chất Nam Bộ từ việc xây dựng khung cảnh thiên nhiên đến khắc hoạ tính cách con người.Nghệ thuật tự sự:Cách lựa chọn ngôi kể .VD: trong Chiếc lược ngà người kể chuyện là Bác Ba, lựa chọn ngôi kể này tạo sự khách quan, sức thuyết phục, tạo sự tinh tế của tác giả.Khéo léo tạo tình huống bất ngờ. Dặt nhân vật vào tình huống để bộc lộ tính cách, phẩm chất. VD: trong Chiếc lược ngà tác giả tạo tình huống anh Sáu về thăm nhà để bộc lộ tình cha con. Nghệ thuật miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật sâu sắc. VD: Trong Chiếc lược ngà Nguyễn Quang sáng đã xây dựng thành công hai nhân vật anh Sáu và bé Thu.Anh Sáu: Miêu tả sự thay đổi trên nét mặt, giọng nói.Khi gặp con gái sau bao nhiêu ngày xa cách. Khi bé Thu không nhận anh là cha, anh đau khổ. Trong buổi chia tay bé Thu gọi anh là cha anh vui sướng. Trước khi chết anh gửi lại kỉ vật cho con.Tất cả những diễn biến tâm lý của anh Sáu cho thấy anh la một ngưòi giàu lòng thương con.So sánh và nhận xét cách xây dựng nhân vật nữ trong các sáng tác của Nguyễn Thi, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng.Những điểm giống nhau: Nguyễn Thi, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng đều là tác giả tiêu biểu của văn xuôi thời kì chống Mỹ.Văn học thời kì này hướng vào vấn đè nóng bỏng của thời đại là: phát huy chủ nghĩa anh hùng của mọi tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ XDCNXH trên miền Bắc và giải phóng miền Nam. Và đặc điểm của Văn Học thời kì này là có chịu sự tác động chi phối, lãnh đạo của Đảng. Vì những nguyên do trên nên trong các sáng tác, cách xây dựng nhân vật nữ của 3 nhà văn Nguyễn Thi, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng có một số nét giống nhau:- Nhân vật nữ đều có tính sử thi và tính điển hình.VD: Chị Sứ trong “Hòn đất” của Anh Đức, chị Út Tịch trong “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi hay cô giao liên Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đều là những người phụ nữ tiêu biểu, những nữ chiến sĩ Cách Mạng anh dũng, gan góc, một lòng yêu nước,thù giặc sâu nặng.Đó đều là những người phụ nữ tiêu biểu của một dân tộc anh hùng trong thời kì dựng nứơc và giữ nước.- Nhân vật nữ được đặt trong hoàn cảnh thử thách gay go, những tình huống căng thăng, nghiệt ngã của chiến tranh để bộc lộ vẻ đẹp và những phẩm chất cao cả của họ.VD:+ Chị Sứ trong Hòn Đất của Anh Đức có chồng là anh sứ đi làm cách mạng ở miền Bắc, xa chị và con đã lâu.trong khi đó ở Hòn Đất bà con và đang phải đấu tranh ác liệt để đánh đuổi giặc Pháp. Chị Sứ đã tham gia hoạt động Cách Mạng.Và khi bị địch bắt, bị địch tra tấn tàn bạo nhưng chị vẫn một lòng vì đồng đội. Đến cuối cùng chị đã anh dũng hi sinh bảo vệ đồng đội, bảo vệ Cách Mạng.+Cô bé Thu trong Chiếc lược ngà Của Nguyễn Quang Sáng đã mất đi người cha- người chiến sỹ cách mạng anh dũng và sau này Thu đã Trở thành một cô giao liên dũng cảm.Những điểm khác nhauNhững điểm khác nhau trong cách xây dựng nhân vật tạo nên phong cách nghệ thuạt riêng của mỗi nhà văn.Nhà văn Anh Đức Anh Đức đã kế thừa văn chưong trung đại trong việc miêu tả hình tượng phụ nữ.Cuộc đời của chị Tư Hậu (Một chuyện chép ở bệnh viện) có thể so sánh với Thuý Kiều hay Kiều Nguyệt Nga.Vẻ đẹp tâm hồn của chị Sứ (Hòn Đất), tình yêu thuỷ chung voíư anh San, Nghĩa tình với cha mẹ anh em, cũng tương đồng với những nghĩa tình của Thuý Kiều , hay Kiều Nguyệt Nga với người thân. Sự tự ý thức về nhân cách, lỗ lực vươn lên, ý thức phản kháng quyết liệt chống lại nghịch cảnh của chị Tu Hậu, của Chị Sứ cũng không khác gì so với Thuý Kiều hay với chị Dậu( Tắt đèn). Ngay cả vẻ đẹp ngoại hình, sự dịu dàng,thông minh, tế nhị,kín đáo, ánh mắt long lanh sắc sảo của chị Sứ, chị Tư Hậu cũng thấp thoáng vẻ đẹp “sắc sảo, mặn mà”, cái “thông minh vốn sẵn tính trời của Kiều. Chị Sứ, chị Tư Hậu chỉ khác các nhân vât trong quá khứ ở tính hiện đại là sự giác ngộ lí tưởng Cách Mạng, chiều sâu tình cảm nhân đạo cộng sản chủ nghĩa và tầm vóc lớn lao của chủ nghĩa anh hùng, chủ nghĩa Cách Mạng mà thôi. Các tác giả trong quá khứ đã dành nhiều tình cảm thương yêu cho nhân vật của mình, miêu tả nhân vật nữ cao đẹp bằng cái nhìn tiến bộ của chủ nghĩa nhân đạo Anh Đức cũng kế thừa cách viết ấy.Ông đã thành công trong xây dựng nhân vật chị Tư Hậu, chị Sứ như những điển hình của người phụ nữ hiện đại.Nhà văn Nguyễn ThiTrong truyện và kí của Nguyễn Thi nhân vật nữ chiếm tỉ lệ cao. Nhân vật nào cũng đẹp, kể cả nhữnh nhân vật chỉ xuất hiện thoáng qua.VD: Trong hai tập truyện Trăng sáng và Đôi bạn, nhân vật nữ nào cũng tích cự, khoẻ khoắn, thật đáng yêu, từ một chị cán bbọ rất yêu chồg mà đành xa chồng vì nhiệm vụ, một cô gái mưòi tám tuổi chỉ huy dân quân, đến những cô Phấn, cô Mận, mụ Cầm, người nào cũng có vẻ đẹp riêng mới mẻ.Nét đặc sắc trong cách xây dựng nhân vật nữ của Nguyễn Thi là: nhân vật nữ được đặt trong nhiều mối quan hệ xã hội cũng như gia đình: quan hệ địch ta, bạn bè, làng nước, quan hệ vợ chồng, mẹ con, anh em. Những biểu hiện tính cách nhờ đó mà được phong phú. Những nhân vật chính ở những truyện khác nhau đều khác nhau, tuy cùng là phẩm chất anh hùng. Chị Út Tịch, chị Tư, chị hạnh là những đoá hoa, hương cùng thhơm, sắc cùng thắm, nhưng hương sắc không giống nhau trong chủ nghĩa anh hùng. Qua tâm trạng của nhân vật, cả cuộc đời của họ, cả cuộc chiến đấu hùng vĩ của miền Nam được khơi dậy ùa vào.Nhà văn Nguyễn Quang Sáng Trong cách xây dưng nhân vật nữ nhà văn Nguyễn Quang Sáng không đi sâu vào miêu tả ngoại hình nhân vật mà tác giả đi sâu vào việc khắc hoạ nội tâm nhân vật, thể hiện được vể đẹp trong tâm hồn của các nhân vật qua các hoàn cảnh cụ thể và các tình huống bất ngờ. Những hoàn cảnh, tình huống đó đêu rất thực.VD: Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng đã miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật bé Thu trong tình huống là cuộc gặp gỡ giũa hai cha con.Bé Thu hiện lên là một cô bé có cá tính. Và sau này khi anh Sáu đã mất Thu đã trở thành một cô giao liên, hoạt động cách mạng, anh dũng, gan dạ. Hay trong truyện ngắn “Chị Nhung” nhân vật chị Nhung được hiện lên trong câu truyện kể giữa anh Tám Sơn chiến sĩ Cách Mạn Sài Gòn và nhân vật “Tôi”. Tác giả không đi sâu vào việc miêu tả ngoại hình của chị Nhung mà miêu tả những hoạt động làm giao liên của chị. Qua đó thể hiện đựơc phẩm chất cao đẹp của một nữ chiến sĩ Cách Mạng.Với lối viết của giản dị, mộc mạc, nhưng sâu sắc Nguyễn Quang Sáng đã khắc hoạ những hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của những con người miền Nam kháng chiến.
File đính kèm:
- van_hoc_hien_dai.ppt