Bài giảng Pháp luật - Chương 2: chế độ chính trị

I. CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ

1. Khái niệm chế độ chính trị

Có nhiều góc độ tiếp cận khác nhau về khái niệm chế độ chính trị:

Trong "Lý luận về Nhà nước và pháp luật": Chế độ chính trị được hiểu là tổng thể các biện pháp thực hiện quyền lực nhà nước.

Theo khoa học pháp lý Liên Xô (cũ): Chế độ chính trị là hình thức nhà nước được thể hiện thông qua tổng thể các biện pháp, các phương pháp mà cơ quan nhà nước cũng như người đại diện của cơ quan nhà nước dùng để thực hiện quyền lực nhà nước.

Với tư cách là một chế định của ngành Luật Hiến pháp, chế độ chính trị bao gồm tổng thể các qui phạm pháp luật được chứa đựng trong chương đầu tiên của Hiến pháp. Các qui phạm này xác định bản chất quyền lực Nhà nước, nguồn gốc quyền lực Nhà nước, tư tưởng nền tảng chỉ đạo cho việc tổ chức quyền lực Nhà nước, cũng như các nguyên tắc chính của việc tổ chức Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

 

ppt29 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 2436 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Pháp luật - Chương 2: chế độ chính trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
t động của các cơ quan Nhà nước, tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án... Nội dung của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ: Đảng đề ra đường lối chính trị, những chủ trương, định hướng lớn về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước.- Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng công tác cán bộ.- Đảng lãnh đạo bằng vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên và tổ chức đảng trong hệ thống cơ quan Nhà nước. Đảng lãnh đạo bộ máy Nhà nước không có nghĩa là Đảng bao biện làm thay Nhà nước. Đảng lãnh đạo chính là phát huy vai trò, năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước. Phương pháp lãnh đạo của Đảng là giáo dục, thuyết phục và tuyên truyền.@. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa (Điều 12) Nội dung của nguyên tắc này là đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước phải đượctiến hành theo đúng các qui định của pháp luật. Tất cả công chức và viên chức trong bộ máy Nhà nước đều phải nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật khi thi hành các quyền hạn và nhiệm vụ của mình. Nội dung của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ:- Cơ quan cấp dưới phục tùng cơ quan cấp trên, cơ quan địa phương phục tùng cơ quan TW, cơ quan quản lý Nhà nước phục tùng cơ quan quyền lực Nhà nước, nhân viên phục tùng thủ trưởng.- Phát huy vai trò sáng tạo, dân chủ bàn bạc của các chủ thể chấp hành trước khi quyết định. @. Nguyên tắc tập trung dân chủ (Điều 6).III. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM1. Vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản 1.1. Sự lãnh đạo của Đảng là tất yếu khách quan Sự lãnh đạo của Đảng CSVN trước hết bắt nguồn từ vai trò lịch sử của gia cấp công nhân trong thời đại mới. Với tư cách là "đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc VN, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc". Đảng CSVN được lịch sử giao trọng trách lãnh đạo cách mạng nước ta, thông qua hệ thống chính trị để tổ chức toàn xã hội, thực hiện đường lối do Đảng vạch ra. Sự lãnh đạo của Đảng là tất yếu khách quan nhằm bảo đảm cho hệ thống chính trị được vận hành đúng hướng, giữ vững bản chất cách mạng của chế độ, phối hợp đồng bộ và phát huy được sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng ở từng thời điểm lịch sử cụ thể.1.2. Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị của nước ta luôn được thể hiện trong các bản Hiến pháp. Hiến pháp năm 1946: Trước sự tấn công quyết liệt của thù trong, giặc ngoài ngày 11.11.1945, Đảng phải tuyên bố "tự ý giải tán" - thực chất là rút vào hoạt động bí mật - chỉ duy trì hình thức công khai là Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Nhưng trên thực tế Đảng vẫn giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Vì vậy, Hiến pháp năm 1946 chưa ghi nhận vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng. Hiến pháp năm 1959: Năm 1951 (Đại hội II), Đảng lao động Việt Nam ra hoạt động công khai, ngay trong lời nói đầu của bản Hiến pháp năm 1959 đã thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng: "Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng lao động VN, Chính phủ nước VN dân chủ cộng hòa và Chủ tịch HCM, toàn dân ta đoàn kết rộng rãi trong Mặt trận dân tộc thống nhất, nhất định sẽ giành được thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc và thực hiện thống nhất nước nhà... ".Hiến pháp năm 1980: Thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng ngay trong lời nói đầu và trong Điều 4 của Hiến pháp: "Đảng CSVN, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân VN, được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi của CMVN".Hiến pháp năm 1992: Thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng ngay trong lời nói đầu và trong Điều 4 của Hiến pháp: "Đảng CSVN, đội tiên phong của giai cấp công nhân VN, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội...". @. Khi nhấn mạnh vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng, cần lưu ý đây là vị trí tiên phong chính trị chứ không phải là tổ chức quyền lực đứng trên mọi tổ chức của xã hội.2. Tổ chức và hoạt động của Đảng Tổ chức Đảng là một bộ phận của xã hội, là thành viên của hệ thống chính trị, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Tổ chức Đảng là một chỉnh thể thống nhất từ TW tới tổ chức cơ sở đảng, có Cương lĩnh và Điều lệ Đảng. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội nhưng mọi tổ chức Đảng và mọi cán bộ đảng viên của Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Khẳng định như vậy để nhận thức rõ Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước, thực hiện sự cầm quyền thông qua NN chứ không đứng trên Nhà nước. Điều 4, Hiến pháp qui định: " Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật"2.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng2.1. Tổ chức và hoạt động của Đảng- Đảng CSVN tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ.- Nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng.- Nguyên tắc gắn bó mật thiết với dân tộc và nhân dân.- Nguyên tắc đoàn kết quốc tế, giữ vững và phát triển chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân. IV. CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI 1. Khái niệm Các tổ chức chính trị - xã hội là những tổ chức liên hiệp, tự nguyện của công dân, được hoạt động theo nguyên tắc tự quản, liên kết lại với nhau hợp thành, các thành viên có cùng điều kiện gần nhau về giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, có cùng mục tiêu và lợi ích nhằm bảo vệ quyền lợi của mình.2. Vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội2.1. Mặt trận Tổ quốc Việt NamMẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM, NƠI QUY TỤ SỨC MẠNH DÂN TỘC Điều 9 - Hiến pháp 1992 sửa đổi, xác định: "Mặt trận tổ quốc VN là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người VN định cư ở nước ngoài.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước..."Từ qui định của Hiến pháp năm 1992, cho thấy Mặt trận Tổ quốc VN có vị trí và vai trò sau đây:Thứ nhất, MTTQ VN là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người VN định cư ở nước ngoài. MTTQ VN và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Thứ hai, Mặt trận là tổ chức có tính chất yêu nước, có nhiệm vụ củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong xã hội, động viên toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thứ ba, Mặt trận tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc hiệp thương, dân chủ. Mặt trận có vai trò rất lớn trong việc hình thành các cơ quan dân cử thông qua hiệp thương trong bầu cử vào các cơ quan đó. Nhờ có sự tiếp nhận và phản ánh của Mặt trận cùng với những thông tin khác mà Nhà nước nắm được những tư tưởng và nguyện vọng của nhân dân.2.2. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Điều 10 - Hiến pháp 1992 xác định: "Công đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". 2.3. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh là tổ chức rộng rãi của tầng lớp thanh niên, là nơi giáo dục và rèn luyện thế hệ trẻ. Đoàn Thanh niên là cánh tay phải, là đội hậu bị đáng tin cậy của Đảng; là nguồn cung cấp cán bộ trẻ có năng lực cho các cơ quan Nhà nước, các tổ chức khoa học, văn hóa, nghệ thuật và các tổ chức xã hội khác.2.4. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là tổ chức giới nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, có nhiệm vụ giáo dục các thành viên hiểu rõ trách nhiệm, bổn phận của người phụ nữ đối với Tổ quốc, gia đình, xã hội, nâng cao tính tích cực của phụ nữ tham gia vào mọi lĩnh vực công tác xã hội. 2.5. Hội Nông dân Việt Nam Hội Nông dân Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân, có nhiệm vụ giáo dục nâng cao ý thức chính trị và năng lực của giai cấp nông dân, động viên họ tích cực lao động sản xuất và tham gia quản lý Nhà nước, xã hội. Hội Nông dân Việt Nam là người đại diện cho giai cấp nông dân, một lực lượng đông đảo của xã hội ta.2.6. Hội Cựu chiến binh Việt Nam Hội Cựu chiến binh Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là một cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, một tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo. Hội Cựu chiến binh Việt Nam có chức năng đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của Cựu chiến binh; Hội làm nòng cốt tập hợp, đoàn kết, vận động Cựu chiến binh thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội của cách mạng, của Hội; tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ viên chức Nhà nước. Nhiệm vụ của Hội là tập hợp, đoàn kết, bồi dưỡng, động viên Cựu chiến binh giữ vững, phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”; tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ XHCN; tổ chức chăm lo và giúp đỡ nhau nâng cao đời sống vật chất và tinh thần; góp phần tích cựu giáo dục truyền thống và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực tự cường, tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.Hết chương 2

File đính kèm:

  • pptHien phap va dinh che chinh tri2.ppt