Bài giảng Phương pháp dạy học Ngữ văn - Bài 4: Phương pháp giảng bình trong dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường

Nội dung chính của bài học:

1. Quan niệm về giảng bình

 2. Vị trí của phương pháp giảng bình

 3. Nguyên tắc giảng bình

 4. Những cách thức giảng bình quen thuộc

 5. Thời điểm sử dụng phương pháp giảng bình

 6. Luyện tập rèn kĩ năng giảng bình - (1 tiết)

 

ppt22 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phương pháp dạy học Ngữ văn - Bài 4: Phương pháp giảng bình trong dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
“Ta biết người buồn chiều hôm trướcTa biết người buồn sáng hôm nay”. Người ra đi không hề dửng dưng! Đằng sau cái vẻ ngoài lạnh lùng gan góc ấy người ra đi đang cố nén lại những tình cảm ruột thịt rung động sâu sắc ở trong lòng. + Mối quan hệ giữa giảng và bình: Nhờ bình mà lời giảng thêm sâu nhưng bình phải dựa trên giảng. Giảng không bình thì ý gọn mà khô, bình không giảng thì ý đồ miên man xa vời.2. Vị trí của phương pháp giảng bình- Là phương pháp đặc thù của dạy học tác phẩm văn chương.- Trở thành một bí quyết trong dạy học văn mang lại cảm xúc và hứng thú cho giờ dạy văn.3. Nguyên tắc giảng bình- Thứ nhất, người bình văn bình thơ phải là người am hiểu sâu sắc tác phẩmVí dụ: Viết về số phận thống khổ của người dân lao động ở miền núi quả thật hiếm thấy trong văn học nước ta những năm 1945 về trước. Tô Hoài là nhà văn có công đầu khai khẩn vùng đất mới mẻ này cho văn học. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ in trong tập truyện Tây Bắc 1953 là áng văn xuôi cảm động viết về đề tài miền núi. Thông qua nhân vật Mị – nhân vật chính mang chủ đề thiên truyện, Tô Hoài đã phản ánh nỗi thống khổ của người dân H’mông dưới ách áp bức bóc lột dã man của bọn TDPK và sự vùng dậy của họ đến với cách mạng, đến với k/c để dành lấy tự do, hạnh phúc cuộc đời.- Thứ hai, phải biết lựa chọn điểm gì đáng bình nhất+ Bình ở phạm vi rộng như đề tài, chủ đề, kết cấu, ý nghĩa.Ví dụ: Bình về kết cấu của truyện ngắn Rừng Xà Nu Không phải ngẫu nhiên nhà văn NTThành để cho câu chuyện kể về cuộc chiến đấu giết giặc giữ làng của dân làng Xô Man mở ra bằng hình ảnh rừng Xà nu khép lại cũng bằng hình ảnh rừng Xà nu. “ Đứng trên đồi Xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những cánh rừng Xà nu nối tiếp nhau chạy tít đến chân trời.” Đây là lối kết cấu vòng tròn mang tính luân hồi, nó khép lại câu chuuyện này nhưng lại để mở ra câu chuyện khác. Người đọc có cảm tưởng rằng truyện ngắn Rừng Xà nu chỉ là một chương trong lịch sử của người Xô Man. Người Tây Nguyên hôm nay đang viết tiếp bản anh hùng ca muôn thuở của mình. Những kì tích anh hùng của Tnú trong đánh Mĩ chỉ là sự tiếp tục những kì tích của anh hùng Núp trong đánh Pháp. Và nó sẽ lại được tiếp nối bởi những Dít , những Heng - những anh hùng của Tây Nguyên trong thời đại mới.+ Bình ở phạm vi hẹp như từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, màu sắc, nhịp điệu, giọng điệu, thi liệu, Ví dụ: Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi áo chàm đưa/ buổi phân li Cầm tay nhau/ biết nói gì/hôm nay Bốn câu thơ gợi lên thật chính xác tâm trạng của lòng người lúc chia tay. Nhịp thơ lục bát đều đặn ở bốn dòng đầu đến đoạn thơ nàydường như vì cảm giác bối rối mà đột ngột đổi thay từ nhịp 2/4 của câu 6 tiếng chuyển thành nhịp 3/3, từ nhịp 4/4 của câu 8 tiếng chuyển thành nhịp 3/3/2. Không chỉ lời thơ mà cả nhịp thơ cũng diễntả thần tình tâm trạng ngập ngừng, bối rối của tình cảm.Thứ ba, phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa giảng và bình. - Thứ tư, không được sử dụng giảng bình như một phương pháp độc tôn trong dạy học đọc hiểu TPVC + Sử dụng giảng bình đan xen với các pp khác như pp đọc diễn cảm, pp gợi mở, pp nêu và giải quyết vấn đề, pp so sánh trong phân tích TPVH,...4. Những cách thức giảng bình quen thuộc Lời bình được tiến hành bằng cách nêu giả thuyết, nêu phản đề=> Thực hiện lời bình bằng pp nêu giả thuyết, nêu phản đề sẽ tạo cho người nghe người đọc một tư duy năng động, một kiểu suy nghĩ biện chứng hướng suy nghĩ ra nhiều chiều để việc cảm thụ tác phẩm càng thêm sâu sắc. “Điều coi như là có thật nêu ra làm căn cứ để phân tích suy luận” (Từ điển Tiếng Việt – Hoàng Phê chủ biên, tr.384).* Giả thuyết: * Phản đề: “Phán đoán đối lập với chính đề” (Tlđd, tr.765). Ví dụ Yếu tố tạo nên chất thơ cho truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng không chỉ ở câu chuyện tình đặc biệt của Nguyệt và Lãm mà còn bởi hình tượng mảnh trăng. Trăng hiện ra như một nguồn sáng hoà quyện vào nhân vật, tô điểm cho nhân vật. Trăng làm cho Nguyệt thêm xinh đẹp, làm cho câu chuyện tình của Nguyệt và Lãm thêm hư ảo. Giả định cuộc gặp gỡ giữa Nguyệt và Lãm diễn ra vào ban ngày hoặc vào một đêm không có trăng. Có thể tính cách của Nguyệt và chủ đề thiên truyện không thay đổi, nhưng tất cả đều hiện ra một cách trần trụi, nhạt nhẽo. Chỉ hình dung như thế ta cũng đủ nhận thấy vị trí quan trọng của hình tượng mảnh trăng trong thiên truyện ngắn này. b) Lời bình được tiến hành bằng một lời khen trực tiếp có ý nghĩa khái quát giá trị của tác phẩm Giảng bình nhằm làm nổi bật cái hay, cái đẹp của TPVH. Vì vậy lời bình thường được tiến hành bằng lời khen trực tiếp có tác dụng xoáy chặt ý kiến định truyền cho HS.+ Khen quan điểm, thái độ của người sáng tác. + Khen nội dung của TP+ Khen nghệ thuật của TP Ví dụ: Ca ngợi phẩm chất anh hùng của người lái đò trong cuộc chiến đấu với thác nước sông Đà hung bạo Nguyễn Tuân có lối so sánh thật đặc biệt: “Cái đồng tiền tụ máu ấy là hình ảnh quý giá của thứ huân chương lao động siêu hạng tặng cho người lái đò”. Cách so sánh độc đáo ấy thể hiện tình cảm yêu quý và thái độ trân trọng của nhà văn đối với người lao động. Đằng sau câu văn miêu tả tài hoa ta nhìn thấy rất rõ hình bóng của NT với cảm quan nghệ thuật mới có ý thức gắn bó chan hoà với cuộc đời, với nhân dân lao động.c) Lời bình được tiến hành bằng con đường so sánh “Là nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau khác nhau hoặc sự hơn kém” (Tlđd, tr.861) Văn chương có sự kế thừa, tiếp nối và phát triển đột phá về đề tài, cảm hứng, thi liệu. GV văn đọc nhiều, hiểu biết rộng càng tạo cho lời bình có sức lôi cuốn hấp dẫn.Ví dụ: Bình về việc sử dụng thi liệu tả mùa thu trong khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.* So sánh: Ví dụ: Mùa thu - mùa của bao rung động xôn xao. Cảm hứng thu đã phổ vào hầu khắp thơ văn đông, tây, kim, cổ. Các nhà thơ truyền thống thường nắm bắt tín hiệu của mùa thu bằng những hình ảnh “sen tàn, cúc nở hoa, nhạn bay đi, lá ngô đồng rụng”. Hữu Thỉnh lại cảm nhận một mùa thu đang về với nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ qua hương thơm thoảng thoảng của ổi chín, qua cái lành lạnh của gió se, qua những lớp sương thu mờ mỏng giăng mắc trên lùm cây đầu ngõ. Không lặp lại thi liệu, bốn câu thơ đầu đem đến cho ta một cảm nhận tinh tế về mùa thu trong thời khắc giao mùa. Đó là một mùa thu dân dã, bình dị mà hết sức quen thuộc gắn bó. 5. Thời điểm sử dụng pp giảng bình trong dạy học đọc hiểu TPVC Đặc trưng của giảng bình là cảm thụ và truyền thụ thơ văn. Sử dụng lời bình để khắc sâu ý, nhấn mạnh ý nhằm lưu lại trong người học cảm xúc và tư tưởng của tác phẩm văn chương. a) Khắc sâu ý, nhấn mạnh ýBình hai câu thơ kết trong bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận. Hai câu thơ kết đặc tả nỗi nhớ quê nhà của người lữ thứ trước giờ khắc ngày tàn: “Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”Buổi chiều là thời khắc đặc biệt trong văn chương nghệ thuật thường gắn với nỗi buồn và nỗi nhớ nhà da diết. Thôi Hiệu một nhà thơ lỗi lạc đời Đường từng làm thổn thức lòng người bởi những câu thơ chan chứa tình quê “Nhật mộ hương quan hà xứ thị – Yên ba giang thượng sử nhân sầu”. Người xưa nhìn thấy khói sóng mà nhớ nhà. Huy Cận không thấy khói sóng mà lòng vẫn nhớ quê nhà da diết. Hai chữ “dợn dợn” diễn tả nỗi nhớ quê, thương quê vào giờ khắc ngày tàn cứ dâng lên theo con nước bồi lở lòng người. Tuy Huy Cận nói rằng “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” nhưng chính bằng cách ấy Huy Cận đã đưa khói hoàng hôn của Thôi Hiệu vào bài thơ của mình làm sâu sắc thêm nỗi buồn và nỗi nhớ nhà của người lữ thứ. Nói rằng thơ đích thực nâng đỡ lòng người, khơi gợi những điều đẹp đẽ nhất tiềm ẩn nơi đáy sâu tâm hồn con người là như vậy. b) Chuyển ýVí dụ: Đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm gồm 84 câu thơ được bố cục theo hai phần rõ rệt. Nếu phần một giúp người đọc hiểu được chiều sâu lịch sử hình thành đất nước, thì phần hai tập trung làm nổi bật tư tưởng Đất nước của nhân dân. Chính nhân dân những con người cần cù dũng cảm đã tạo dựng nên đất nước này, đã đặt tên đã tạc vào cõi đất trời vẻ đẹp tâm hồn và những đức tính quý báu của nhân dân. “Những người vợ nhớ chồng góp cho Đất nước những hòn núi Vọng phu hoá núi sông ta”. - Trong tác phẩm văn chương tình cảm cảm xúc và tư tưởng thường được triển khai theo lớp lang, mạch, đoạn. - Sử dụng phương pháp giảng bình để chuyển ý sẽ gây được ấn tượng, tạo nguồn cảm xúc hứng thú cho học sinh đi tìm tri thức mới. c) Tổng kết- Tổng kết là khâu chốt ý quan trọng trong quy trình dạy bài đọc hiểu TPVH. Dùng lời bình để tổng kết ý, tổng kết bài là biện pháp đem lại hiệu quả cảm xúc và hiệu quả thẩm mĩ cho giờ dạy văn. + Tổng kết ý+ Tổng kết bài Ví dụ: Sức hút của bài thơ “Bên kia sông Đuống” có lẽ không chỉ ở tình cảm yêu quê hương như máu thịt của Hoàng Cầm mà còn bởi dòng cảm xúc tưởng như đối nghịch mà thống nhất xoắn xuýt: càng đau xót nuối tiếc cảnh quê hương bị tàn phá bao nhiêu thì hình ảnh quê hương lại càng hiện ra thân thiết đáng yêu bấy nhiêu. Bên kia sông Đuống là những dòng tình cảm mãnh liệt, chân thành và trong sáng nhất mà Hoàng Cầm dành cho quê hương Kinh Bắc. Bài thơ tuy chỉ nói về một vùng quê cụ thể nhưng đã gọi thức và lay động sâu xa bao tình quê yêu dấu trong mỗi chúng ta. Thi sĩ Viếcghin chỉ miêu tả cây sim của quê hương ông mà làm cho người phương xa cũng sinh ra yêu mến đất nước ông. Nhà thơ Hoàng Cầm đã đem đến niềm tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước bằng bài thơ “Bên kia sông Đuống”.Kết luận: Giảng bình là một công việc nghệ thuật khó khăn tế nhị nhưng lại có một sức mạnh đặc biệt không thể không vận dụng vào quá trình dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường. Sử dụng phương pháp giảng bình vào dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương không những mang lại niềm hứng thú và cảm xúc văn học rõ rệt cho giờ dạy văn mà còn trang bị cho học sinh các cách thức, con đường khám phá lĩnh hội cái hay, cái đẹp trong tác phẩm văn học. Tuy nhiên, để sử dụng phương pháp giảng bình có hiệu quả giáo viên cần lưu ý kết hợp nhuần nhuyễn giữa giảng và bình, không coi giảng bình là phương pháp độc tôn trong giờ dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương./ 

File đính kèm:

  • pptpowerpoint - bai giang PPDH Van.08.ppt
  • docSU DUNG PPGIANG BINH - 12.4.08.doc
Bài giảng liên quan