Bài giảng Phương pháp giảng dạy Tiếng việt Lớp 6 - Nguyễn Thị Bắc

CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN PHẦN TIẾNG VIỆT.

 Như chúng ta đã biết môn Ngữ văn ở THCS nói chung và môn Ngữ văn ở lớp 6 nói riêng

đều được xây dựng theo 3 phần: Văn bản – Tiếng việt -Tập làm văn.Mỗi phần có 1 chức năng đặc thù và phương pháp giảng dạy riêng nhưng tất cả đều có quan hệ chặt chẽ với nhau để có thể giúp học sinh hiểu và sử dụng đúng và hay tiếng mẹ đẻ của mình.Tuy mỗi phân môn có 1 đặc thù và phương pháp dạy khác nhau nhưng đều nhằm đạt chung 1 mục đích là : Hình thành kỹ năng thẩm mỹ và giao tiếp cho học sinh .Trong những năm gần đây ,cùng với sự đổi mới PP giảng dạy của các bộ môn nhằm phát huy tính tích cực cao nhất của học sinh trong quá trình học tập thì môn Ngữ văn cũng đổi mới PP theo mục đích trên.

 Căn cứ vào kết quả đã đạt được ở các đơn vị trường về môn ngữ văn trong những năm qua, chúng ta có thể khẳng định rằng : Đội ngũ GV huyện nhà đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình đổi mới về PP dạy học nhằm đạt hiệu quả GD cao nhất .Song xét về thực tế : Trong quá trình đổi mới PP dạy học ,một số ít GV còn vướng mắc trong quá trình dạy học vì thế chất lượng GD ở môn ngữ văn nhìn chung còn rất yếu . chưa đáp ứng được yêu cầu GD hiện tại

 

ppt23 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phương pháp giảng dạy Tiếng việt Lớp 6 - Nguyễn Thị Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
c sinh đến đâu . Khi xây dựng bài tập nhanh GV nên chọn mẫu trong phần văn bản, . Mẫu ngữ liệu cần : +/ Ngắn gọn và chứa các đơn vị kiến thức vừa học +/ Có tính chuẩn mực và tính thẩm mỹ. +/ Có tính chân thực ,sinh động của lời nói giao tiếp - Lưu ý: Tùy theo thời lượng của các đơn vị kiến thức trong bài học ,GV có thể thiết kế các hoạt động dạy học sao cho đảm bảo vừa áp dụng được tinh thần đổi mới vừa đảm bảo học sinh tiếp thu được nội dung kiến thức . Chuyên đề NgỮ VĂN phần tiếng việt.Hoạt động nhóm là hoạt động rất tích cực để HS phân tích mẫu song đòi hỏi GV phải có kế hoạch điều khiển lớp học sao cho phù hợp tạo hiệu quả của hoạt động ,tránh tình trạng hoạt động nhóm lại là là hoạt động chủ yếu của một số học sinh học khá còn HS học yếu và TB lại không tham gia hoạt động . Cần chia nhóm cho phù hợp ,tránh ồn ào mất thời gian .2/Bước 2:Luyện tậpLuyện tập thực hành trong phân môn tiếng việt có tác dụng làm cho học sinh nắm vững khái niệm, hiểu sâu sắc khái niệm hơn.Bằng thực hành học sinh được trực tiếp hoạt động,các em có điều kiện tự mình phát hiện lại tri thức, vận dụng tri thức vào giải quyết cấc hiện tượng từ, câu trong ngôn ngữ và lời nói. Thông qua quá trình vận dụng và phát hiện này mà tri thức của các em được chính xác, củng cố và khắc sâu hơn.Đây là bước rất quan trọng nhằm giúp học sinh ứng dụng và củng cố kiến thức lí thuyết vào thực hành bài tập và mở rộng nâng cao kiến thức vừa được học của mình ,vì vậy giáo viên nên dành lượng thời gian từ 15 đến 20 phút để thực hiện bước 2.Chuyên đề NgỮ VĂN phần tiếng việt.Về bài tập luyện tập SGK phần tiếng việt thường có cấu trúc các dạng bài tập sau: Thực hành nhận diện, phân tích, bài tập tạo lập và bài tập sửa chữa, bài tập củng cố, bài tập nâng cao .*) Bài tập nhận diện, phân tích .Đây là 1 loại bài tập cho sẵn 1 ngữ liệu và yêu cầu phân tích,xác định, nhận diện 1 số yếu tố về từ ngữ, ngữ pháp. Loại bài tập này có mục đích làm sáng tỏ và củng cố, phát triển 1 số khái niệm của tiếng việt đã được tiếp thu từ bài học lí thuyết.Yêu cầu học sinh phải thông hiểu những tri thức lý thuyết vừa học để đối chiếu so sánh Loại bài tập này thường gồm 2 phần: Phần trình bày yêu cầu, phần dẫn ngữ liệu. Yêu cầu có thể được diễn đạt bằng nhiều cách như: tìm, xác định, cho biết, phân tích, tìm hiểu. Đồng thời có thể kết hợp thêm các yêu cầu khác như giải thích.lí giải, so sánh.Với dạng bài tập này khi luyện tập giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện các bước sau: +/Căn cứ vào đặc trưng khái niệm của tiếng việt,vận dụng vào ngữ liệu của bài tập để xác định đối tượng cần nhận diện phân tích.Chuyên đề NgỮ VĂN phần tiếng việt. +/Phân tích đối tượng tìm được để xác định đặc điểm xem có đáp ứng với đặc trưng của khái niệm lí thuyết không từ đó có thể củng cố thêm khái niệm.Ví dụ bài Câu trần thuật đơn( Ngữ văn 6- Tập 2)Bài tập 1,2 SGK Tr 101,102 là bài tập nhận diện giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại đặc điểm và chức năng của câu trần thuật đơn để HS vận dụng để thực hiệ̣nBài tập 1: Tìm câu trần thuật đơn trong đoạn trích và nêu tác dụng .Căn cứ vào đặc điểm và chức năng của câu trần thuật đơn học sinh sẽ xác định được các câu trần thuật đơn và công dụng của nó.Bài tập 1:Câu 1: Câu trần thuật đơn .Dùng để tả hoặc giới thiệuCâu 2: Câu trần thuật đơn Dùng để nêu ý kiến nhận xét .Câu 3 – Câu 4: Câu trần thuật ghép . Lưu ý : Đây là dạng bài tập đơn giản nên cho HS thực hiện khoảng 50% số lượng bài tập trên lớp*/ Bài tập tái hiện : có mức độ cao hơn bài tập nhận diện vì không có các sự kiện từ ngữ có sẵn ,tri giác được mà học sinh phải huy động vốn kiến thức của mình để tái hiện .Ví dụ: Trong bài : Động từ – Ngữ văn 6 tập 1- có thể đưa ra bài tập tái hiện như sau: - Hãy tìm 3 động từ tình thái và 3 động từ chỉ hành động .Với dạng bài tập này GV cần lưu ý học sinh một số thao tác : + /Đọc kỹ đề bài , xác định yêu cầu của bài tập +/ Giải quyết yêu cầu bài tập và trình kết quả tái hiện . +/ Học sinh nhận xét ,bổ xung ,GVkết luận *) Bài tập tạo lập (BT sáng tạo)Là loại bài tập yêu cầu học sinh tự mình tạo nên sản phẩm ngôn ngữ theo một yêu cầu nào đó.Việc thực hiện những bài tập này gần với những hoạt động nói và viết hàng ngày của học sinh nhưng vẫn ở dạng luyện tập theo yêu cầu. Những dạng bài tập khó nên thực hiện ngay trên lớp ,sau đó kiểm tra ,hướng dẫn HS.*) Bài tập nâng cao Là dạng bài tập nhằm phát huy sự sáng tạo của học sinh ngoài những kiến thức cơ bản trong bài học sinh mở rộng khả năng hiểu biết của bản thân mình với kiến thức mở rộng hơn.VD : Hãy viết 1 đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu có sử dụng câu trần thuật đơnChuyên đề NgỮ VĂN phần tiếng việt.Đối với Phần tiếng việt lớp 6 chủ yếu là bài tập ứng dụng, nhận biết và 1 số bài tập sáng tạo.Giáo viên nên tổ chức cho học sinh làm tất cả các dạng bài tập này bằng cách mỗi bài tập có thể cho học sinh làm từ 1 đến 3 phần trên lớp còn lại giáo viên gợi ý cho học sinh về nhà làmMỗi bài tập tiếng việt đều nhằm củng cố 1 đơn vị kiến thức vừa được học ở bước 1 vì thế khi giải xong 1 bài tập giáo viên nên hướng dẫn học sinh củng cố lại những kiến thức lí thuyết có liên quan.Ngoài những bài tập trong SGK, giáo viên có thể dùng thêm 1 số bài tập ở vở bài tập để củng cố, khắc sâu và mở rộng kiến thức đã được học.Về việc tổ chức học sinh luyện tập giáo viên có thể dùng nhiều hình thức hoạt động khác nhau sao cho linh hoạt phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất như: + Làm việc độc lập+ Thảo luận theo nhóm ghi kết quả vào phiếu học tập, đại diện nhóm lên trả lời.Ví dụ : Trong bài câu trần thật đơn bài tập 3 giáo viên có thể cho học sinh thảo luận theo nhóm- phát phiếu học tập để học sinh ghi kết quả bài tập vào phiếu, nhóm trưởng trình bày trước lớp, giáo viên nhận xét, bổ xung, sửa chữa và kết luận.Chuyên đề NgỮ VĂN phần tiếng việt.Lưu ý : GV không nên ỉ nại vào hệ thống bài tập trong SGK mà cần lao động sáng tạo tạo ra các bài tập khác để nâng cao việc thực hành luyện tập và phù hợp với khả năng nhận thức và đối tượng HS .d.Củng cố : HS phải củng cố ,tổng hợp lại kiến thức vừa được học 1 cách khái quát nhất và khắc sâu nhất ,có thể tiến hành nhiều cách thức khác nhau : Gv đặt câu hỏi-> HS trả lời;GV ra bài tập -> HS giải quyết -> GV khắc sâu hoặc tổ chức chơi trò chơi ô chữ  đ. Hướng dẫn học ở nhà: Đây là bước không thể thiếu trong 1 tiết học nhưng lại là bước thường GV hay làm qua loa . GV cần phải nhắc HS học lý thuyết -> làm bài tập ở nhà -> đọc bài tiếp theo chuẩn bị cho tiết tới vì thế nên dành 3- 5 phút để dặn dò ,định hướng cho học sinh để bài học sau đạt kết quả Để thực hiện tốt một giờ tiếng việt trên lớp thì việc chuẩn bị của thầy và trò phải rất chu đáo và công phu. *) Giáo viên: Để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng phát triển như hiện nay ,người giáo viên nói chung và GV môn ngữ văn nói riêng cần có những KH cho bản thân mình và kế hoạch cụ thể cho học sinh như sau:- Người GV phải hiểu biết sâu rộng về kiến thức cần truyền đạt nhằm truyền đạt tốt kiến thức mới cho HS ,khắc phục những sai sót mà HS mắc phải ( Chỉ ra cái sai của HS ,sửa lại ,khuyến khích cách giải quyết vấn đề theo cách khác ,hướng dẫn cách trả lời ngắn gọn hơn) - Xác định các đơn vị kiến thức trong bài học ,cách trình bày các đơn vị đó ,phân loại đơn vị trọng tâm ,đơn vị khó . - Bài soạn thường được soạn trước ngày giảng từ 2- 3 ngày để có thời gian thâm nhập giáo án - Bài soạn phải chi tiết , phù hợp với trình độ nhận thức của HS theo hướng đổi mới và phát huy tính tích cực của HS. - Số lượng câu hỏi phù hợp với đối tượng,rõ ràng giúp các em trả lời tốt các câu hỏi của GV đưa ra ,tạo không khí học tập ,giúp các em hứng thú học tập ,nên sử dụng ít câu hỏi suy luận , vì trình độ nhận thức của HS còn yếu dễ gây ra chán nản nếu câu hỏi quá khó . - Mỗi phần kiến thức nên chia câu hỏi thành nhiều câu hỏi nhỏ (Không nên chia quá nhỏ) để giúp các em trả lời tốt câu hỏi ,giúp GV giảm thiểu thời gian , HS cảm thấy mình hiểu và nắm kiến thức .Đặc biệt ,giáo viên có thể kiểm tra được nhiều đối tượng HS và HS hoạt động tích cực hơn .Hệ thống câu hỏi dẫn dắt của GV phải chuẩn bị chu đáo .GV nên lường trước các tình huống trả lời sai lệch mà HS mắc phải để đặt câu hỏi gợi mở phù hợp ,từ đó tạo ra các câu hỏi ,tình huống ,các vấn đề mà các em cần giải quyết nhằm kích thích và phát huy tư duy sáng tạo của HS.- Ngoài việc soạn bài kĩ giáo viên phải chuẩn bị tốt các thiết bị dạy học như :ảng phụ, phiếu học tậpđể khâu phân tích mẫu được thuận lợi đỡ mất nhiều thời gian.Tránh lạm dụng đồ dùng trực quan không cần thiết dễ làm phân tán sự chú ý của học sinh và gây áp lực nặng nề cho giáo viên trong khâu chuẩn bị đồ dùng .( Không nên sử dụng bảng phụ quá nhiều trong một giờ dạy ,bảng phụ trình bày phải đảm bảo : Chính xác ; Khoa học; Thẩm mỹ )- Các câu hỏi và các bài tập trong tiết dạy phải có lời giải hoặc định hướng gợi mở rõ ràng để giúp GV chủ động kiến thức trong giờ dạy và sử lý linh hoạt trước những tình huống SP trong giờ học Chuyên đề NgỮ VĂN phần tiếng việt.Ngoài sự hiểu biết sâu rộng về kiến thức ,giáo viên cần chú ý khâu trình bày bảng tạo tính mỹ quan ,giúp HS tiện theo dõi, tiếp thu kiến thức và khắc sâu kiến thức hơn. Linh hoạt kết hợp giữa giảng và ghi bảng ,tránh tình trạng giảng xong mới quay lại ghi bảng .Bảng cần chia 3 cột : Cột 1+2 :Ghi nội dung chính của bài giảng. Cột 3: Bảng phụ ghi ý kiến trả lời của HS có thể xóa nhanh *) Học sinh: - Giáo viên phải nhắc học sinh tiếp xúc với kiến thức ngay từ ở nhà bằng cách đọc kĩ và trả lời trước các câu hỏi trong sách giáo khoa để tiếp xúc với kiến thức mới . - Tích cực học tập và làm bài tập trên lớp và ở nhà để nắm chắc kiến thức bài học. Phần bài tập giao về nhà nên hạn chế bởi phần lớn học sinh chưa có thói quen học tập tại nhà hơn nữa bản thân gia đình HS ít có người kèm cặp các em trong việc học hành ,bởi vậy các bài tập nên giải quyết 1-2 phần tại lớp các phần còn lại học sinh về nhà có thể tự làm được. Xin chân thành cảm ơn sự chú ý lắng nghe của các đồng chí!Bài thuyế́t trình đến đây là hết! 

File đính kèm:

  • pptchuyen_de_Tap_huan_chuyen_mon_he_2009.ppt
Bài giảng liên quan