Bài giảng Phương pháp giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh

PHƯƠNG PHÁP DẠY

CÁC GIÁ TRỊ VÀ KĨ NĂNG SỐNG.

II. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ

VÀ KĨ NĂNG SỐNG.

 

ppt41 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 3899 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phương pháp giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
hạm:- Mở bài bằng một tình huống gây sốc - Có những con số thống kê Là PP trao đổi giữa giáo viên và học sinh, tạo ra sự thu hút và nảy sinh động cơ nhu cầu muốn tìm hiểu ở học sinh. - Sử dụng mở đầu trong phần giới thiệu mục tiêu.- Thể hiện bằng nhiều hình thức: dẫn dắt bằng lời, lấy phiếu nhu cầu, dưới dạng trò chơi, câu đố - Kể một câu chuyện 3. Phương pháp động não* Mô tả phương pháp:Động não là phương pháp giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. * Cách tiến hành:- GV nêu câu hỏi hoặc vấn đề cần được tìm hiểu.- Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.- Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng (giấy) không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.- Phân loại các ý kiến->Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng..* Yêu cầu sư phạm:- Các ý kiến phát biểu nên ngắn gọn bằng một từ hay một câu thật ngắn. Tất cả mọi ý kiến đều cần được GV hoan nghênh, chấp nhận mà không nên phê phán, nhận định đúng, sai ngay. 4. Phương pháp nghiên cứu tình huống* Mô tả phương pháp:Nghiên cứu tình huống thường là một câu chuyện được viết nhằm tạo ra một tình huống “ thật” để minh chứng một vấn đề hay loạt vấn đề. * Cách tiến hành:- Đọc ( hoặc xem hoặc nghe) tình huống thực tế->suy nghĩ về nó- Thảo luận tình huống thực tế.* Yêu cầu sư phạm:- Tình huống có thể dài hay ngắn, tuỳ từng nội dung vấn đề.- Tình huống phải được kết thúc bằng một loạt các vấn đề hoặc câu hỏi. video1video2video3Câu chuyện về hai bát mỳ Vào một buổi chiều mùa đông lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện một người cha và một người con. Người cha bị mù, người con trai đi bên cạnh ân cần dìu cha. Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi. Cậu nói to: “Cho hai bát mì bò!”. Sau đó cậu khẽ bảo với tôi rằng chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi thắc mắc, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, tôi đoán cậu không đủ tiền, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười thông cảm với cậu. Nhà bếp bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha. Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con: “Ăn đi con". Điều khiến cho tôi ngạc nhiên là người con trai không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, cậu điềm nhiên nhận miếng thịt, rồi lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về bát mì của cha. Hành động của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Tôi xuống bếp bê lên một đĩa thịt bò thơm phức đặt trước hai cha con và nói: "Hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng”. Cậu con trai mỉm cười, không hỏi gì thêm. Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa.  Chúng tôi âm thầm quan sát hai cha con ăn xong, tính tiền, rồi dõi mắt tiễn họ ra khỏi quán. Mãi khi thu dọn bát đĩa, chúng tôi mới thấy bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy xếp gọn, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò được viết trên bảng giá của cửa hàng. 5. Phương pháp trò chơi* Mô tả phương pháp:Trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó.* Cách tiến hành:- Quản trò giới thiệu tên trò chơi, luật chơi.* Yêu cầu sư phạm:- Trò chơi mang tính giáo dục. Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán cho học sinh. Sau khi chơi, GV cần cho học sinh thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi.- Chơi thử->chơi thật->xử phạt những cá nhân làm không đúng yêu cầu.Trò chơi kéo coTrò chơi chuyển bóng vào rổBịt mắt bắt dêKéo co6. Phương pháp hoạt động nhóm* Mô tả phương pháp:* Cách tiến hành:* Yêu cầu sư phạm:Thực chất của phương pháp này là để người cùng tham gia trao đổi hay cùng làm về một vấn đề nào đó theo nhóm nhỏ.Thường thì trước tiên học sinh cần phải thảo luận trước, sau đó mới làm bài tập và trình bày, giới thiệu sản phẩm hoạt động.- Nội dung, hình thức hoạt động trong nhóm phải phù hợp với chủ đề bài dạy, phải phù hợp với nhu cầu và trình độ học sinh và với điều kiện thực tế của lớp, của trường.- Việc trình bày, thảo luận kết quả, sản phẩm hoạt động nhóm có thể dưới nhiều hình thức khác nhau.HÌNH ẢNH KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM VỀ GTS HẠNH PHÚCHÌNH ẢNH KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM VỀ GTS KHIÊM TỐNHÌNH ẢNH KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM VỀ GTS HÒA BÌNHHÌNH ẢNH KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM VỀ GTS TÔN TRỌNGHÌNH ẢNH TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM VỀ CÁC GTS7. Phương pháp đóng vai* Mô tả phương pháp:Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được. * Cách tiến hành:* Yêu cầu sư phạm:- Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề giáo dục. Tình huống nên để mở, không cho trước “ Kịch bản”, lời thoại. Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai.- Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vaiGV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, thời gian và yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Các nhóm thảo luận-> Các nhóm lên đóng vai.- Lớp thảo luận, nhận xét-> GV kết luận8. Phương pháp mô hình hóa, BĐTD* Mô tả phương pháp:Tiếp theo sau các cuộc thảo luận là hoạt động tự suy ngẫm hoặc lên kế hoạch cho nhóm về những hoạt động nghệ thuật, viết nhật ký, hoặc kịch, những cuộc thảo luận khác sẽ giúp hình thành Bản đồ tư duy.* Cách tiến hành:* Yêu cầu sư phạm:Bản đồ tư duy về các kỹ năng sống dựa trên nền tảng các giá trị và mối quan hệ, liên hệ phụ thuộc giữa các kỹ năng sống. GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao bài tập cho nhóm Các nhóm thảo luận-> thực hành vẽ BĐTD.- Lớp thảo luận, nhận xét-> GV kết luậnSƠ ĐỒ TƯ DUY THẢO LUẬN NHÓM VỀ GTS ĐOÀN KẾT9. Phương pháp trải nghiệm, thực hành* Mô tả phương pháp:Để học sinh được thấm nhuần những giá trị và kỹ năng học được, việc tổ chức các hoạt động thực tiễn, sau đó có sự phân tích ý nghĩa của các hoạt động này, đặc biệt cảm xúc của các cá nhân trong quá trình tham gia hoạt động giữ vai trò vô cùng quan trọng để học sinh có mong muốn biến các giá trị và kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống của họ. * Cách tiến hành:Lập kế hoạch->lấy ý kiếnThực hiện kế hoạch->rút ra bài học kinh nghiệm* Yêu cầu sư phạm:Nội dung phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của học sinh. cần có kế hoạch cụ thể, với mục đích rõ ràngChọn môi trường học tập đa dạng, nhiều hình thức phong phúHọc kỳ quân độiHọc kỳ quân độiHọc kỳ quân độiLớp học trồng lúaII.CÁC BƯỚC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ & KNS1. Xây dựng bầu không khí tâm lý thân thiện, gần gũi và cởi mở	Để tạo được bầu không khí dựa trên nền tảng giá trị, giáo viên nên sử dụng một số kỹ thuật sau: Thiết lập các quy tắc hợp tác, làm việc trong quá trình cùng hoạt động.Thể hiện lắng nghe tích cực, tạo sự tin cậy, tôn trọng từ phía học sinhKhơi dậy cảm giác bình yên ở học sinh, có thể sử dụng âm nhạc nhẹ nhàng, lời nói của giáo viên nhẹ nhàng, sâu lắngGiải quyết mâu thuẫn; và áp dụng hình thức kỷ luật trong lớp học phải dựa trên dựa trên nền tảng giá trị. Giáo viên có thể đánh giá các yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến học sinh, lớp học hoặc trường học, và điều chỉnh các yếu tố để giúp học sinh cảm thấy mình được yêu thương, tôn trọng, thấu hiểu và an toàn hơn là cảm thấy ngượng ngùng, bị cô lập, tổn thương, sợ hãi và bất an.   Tổ chức lớp học phù hợp gần gũi về không gian để mọi thành viên dễ dàng thiết lập các mối quan hệ tương tác   II. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VÀ KỸ NĂNG SỐNG2. Các hoạt động nhận diện giá trị sống và kỹ năng sống:	Các hoạt động:Học sinh tìm hiểu nội dung các giá trị và kỹ năng sống: Học sinh có thể tìm hiểu, đọc các bài viết về các giá trị, những câu chuyện về kỹ năng sống, về trải nghiệm cuộc sống Suy ngẫm về giá trị sống và kỹ năng sống cần có: Sau khi hiểu rõ hơn về các giá trị và kỹ năng sống một cách lý thuyết, học sinh sẽ suy ngẫm sâu rộng hơn về các giá trị và kỹ năng này bằng cách tổ chức các hoạt động tưởng tượng và suy ngẫm, yêu cầu học sinh đưa ra những ý tưởng của riêng mình về giá trị và kỹ năng sống. Nhận diện các giá trị và kỹ năng sống qua thực tế cuộc sống: Để học sinh tìm hiểu một cách thực tế hơn các giá trị sống và kỹ năng sống được thể hiện như thế nào trong các hoạt động xã hội, giáo viên có thể gợi mở các chủ đề xã hội, xem băng videoclip, xem phim, tham gia hoạt động thực tiễn Sau đó học sinh chỉ ra các giá trị hay phản giá trị nằm trong các tình huống của cuộc sống đó.3. Tổ chức thảo luận, chia sẻ các giá trị:- Tạo một không gian thảo luận cởi mở, tôn trọng lẫn nhau là điều rất quan trọng và cần thiết đối với các buổi hoạt động giáo dục giá trị và kỹ năng sống. - Việc bày tỏ những cảm giác, cảm nhận sau mỗi câu hỏi có thể làm sáng tỏ quan điểm cá nhân và tìm được sự đồng cảm hơn. 4. Tổ chức hoạt động để học sinh thể hiện hiểu biết và cảm nhận về giá trị và kỹ năng sống một cách sáng tạo-Ngay trong môi trường lớp học, giáo viên cần tổ chức các hoạt động trải nghiệm để học sinh cảm nhận ý nghĩa rất thực, ích lợi rất thực của các giá trị và kỹ năng mà họ đang được trang bị. Thông qua các hoạt động ấy, học sinh tự nhận ra những giá trị cho riêng mình. Sự đa dạng của các hoạt động làm cho học sinh hứng thú hơn và thấy ngay được tính hữu dụng của các giờ học về giá trị và kỹ năng sống.5. Tổ chức các hoạt động thực tiễnNhằm giúp học sinh hiểu được ý nghĩa to lớn của các giá trị và kỹ năng trong mối quan hệ với cộng đồng, nhiều hoạt động đã được tổ chức.Dù hoàn cảnh có bi đát đến đâu bạn cũng đừng bao giờ tuyệt vọng. Bởi vì bao giờ ta cũng có một nơi nào đó để đếnc¶m ¬n sù tham gia cña c¸c thÇy c« !

File đính kèm:

  • pptgiao duc KNS.ppt
Bài giảng liên quan