Bài giảng Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm
Vận dụng phương pháp Thảo luận nhóm trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
II. NỘI DUNG:
1. Nhóm và dạy học theo nhóm
2. Quá trình tiến hành thảo luận nhóm trên lớp
3. Những ưu điểm và hạn chế
4. Kinh nghiệm rút ra
III. KẾT LUẬN:
IV. KIẾN NGHỊ:
học theo nhóm 1.1. Nhóm: Là một tổ chức gồm khoảng từ 2 đến 10 thành viên cùng hoạt động hướng tới một mục đích chung. - Tổ chức nhóm: + Nhóm nhỏ: Khoảng 2-4 em. Nhóm nhỏ có nhiều hoạt động linh hoạt và ra quyết định nhanh, giáo viên quản lí cũng thuận lợi. Nhưng loại nhóm này lại tận dụng được ít kinh nghiệm hơn nhóm lớn. + Nhóm lớn: Khoảng 6 đến 10 em. Với nhóm lớn các thành viên có niềm tin lớn về kết quả làm việc, hiểu nhiệm vụ nhanh chóng và rõ ràng hơn, thu hút được nhiều kinh nghiệm hơn, nhưng cũng có hạn chế ở chỗ ít thành viên có cơ hội thể hiện ý kiến của mình và việc ra quyết định chung cũng chậm hơn. - Cơ cấu nhóm: Trong nhóm gồm các thành phần: + Trưởng nhóm: Quản lí, chỉ đạo, điều khiển hoạt động nhóm. + Thư kí nhóm: Ghi chép lại kết quả các công việc của nhóm sau khi đạt được sự đồng tình của cả nhóm. + Việc phân công nhiệm vụ trong nhóm cần linh hoạt, các em lần lượt thay nhau đóng vai các thành viên trên, nhưng cũng không nhất thiết bao giờ nhóm cũng phải đầy đủ các thành phần, tuy nhiên không thể thiếu trưởng nhóm. + Báo cáo viên: thay mặt nhóm trình bày kết quả công việc của nhóm. + Các thành viên khác trong nhóm có trách nhiệm tham gia tích cực vào mọi hoạt động của nhóm. 1.2. Dạy học theo nhóm Dạy học theo nhóm là hình thức dạy học đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được chia thành các nhóm nhỏ (2,4,6 em) hoặc nhóm lớn một cách thích hợp. Trong nhóm, học sinh được thảo luận và hợp tác làm việc với nhau. - Dạy học theo nhóm, học sinh học tập thông qua giao tiếp, trao đổi, tranh luận với nhau, chia sẻ và có cơ hội để diễn đạt ý nghĩ của mình, tìm tòi và mở rộng suy nghĩ. Còn giáo viên là người tổ chức các hoạt động, gợi mở, hướng dẫn, kích thích và hỗ trợ học sinh bằng kinh nghiệm giáo dục của mình. - Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Giáo viên Học sinh * Bước 1: Chia nhóm, quy định thời gian thảo luận.Lắng nghe và nhận nhiệm vụ * Bước 2: Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhómLắng nghe và nhận nhiệm vụ* Bước 3: Điều khiển, hỗ trợ các nhóm thảo luậnCác nhóm thảo luận dưới sự điều khiển của trưởng nhóm. * Bước 4: Tổ chức báo cáo kết quả thực hiệnĐại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung.* Bước 5: Giáo viên nhận xét và kết luậnLắng nghe, lĩnh hội tri thức và phản hồi (nếu có).2. Quá trình tiến hành thảo luận nhóm trên lớp: Thông thường việc tổ chức thảo luận nhóm lớp được tiến hành theo những bước sau: VÍ DỤ: Khi dạy bài: “ LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH”(Tiết Làm văn 44 – Ngữ văn 11). Giáo viên có thể tổ chức hoạt động nhóm để học sinh cùng trao đổi, thảo luận từ đó làm rõ những yêu cầu của Bài tập 1/ sgk trang 120.CỤ THỂ: * Giáo viên phổ biến kế hoạch: - Chia lớp theo các nhóm lớn ( 4 nhóm ). - Quy định thời gian thảo luận ( 10 phút ). - Giáo viên đưa ra câu hỏi thảo luận: “Hãy chỉ ra các ý đã triển khai trong các lập luận” (Các luận điểm, luận cứ, luận chứng)? - Giáo viên phân công nhiệm vụ: + Nhóm 1 + 2: Thao tác lập luận phân tích. + Nhóm 3 + 4: Thao tác lập luận so sánh.*Học sinh: - Lắng nghe, nhận nhiệm vụ,và tiến hành thảo luận để làm rõ vấn đề. Sau đó các nhóm cử đại diện lên trình bày. - Các nhóm cùng lắng nghe, bổ sung ý kiến. Cuối cùng giáo viên nhận xét và hướng dẫn học sinh tự rút ra được những kiến thức cơ bản sau:TTLL phân tíchTTLL so sánhChớ nên tự kiêu, tự đạiTự kiêu, tự đại là khờ dạiMình hay nhưng nhiều người hay hơn mình.Mình giỏi nhưng nhiều người giỏi hơn mìnhSơng to, bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa đượcNgười tự kiêu, tự mãn như cái chén nhỏ, cái đĩa cạnCái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy trànVì độ lượng của nĩ rộng và sâuVì độ lượng của nĩ hẹp nhỏChủ đạoBổ trợKIẾN THỨC CẦN NHỚ: * Ph¶i căn cø vµo mơc ®Ých nghÞ luËn, yªu cÇu, ®èi tỵng cđa nghÞ luËn ®Ĩ x¸c ®Þnh cã cÇn kÕt hỵp các thao tác lập luận khơng. * Muèn lµm tèt một bài văn nghị luận có sự kết hợp giữa các thao tác ( lập luận so sánh và phân tích ), thì ph¶i lËp ý tèt - tức là ph¶i chän được luËn ®iĨm, luËn cø, luËn chøng. 3. Những ưu điểm và hạn chế: 3.1. Ưu điểm: *.Đối với giáo viên: - Khi tiến hành thảo luận nhóm, giáo viên và học sinh cùng lúc có thể giải quyết được nhiều vấn đề mà nếu như hoạt động cá nhân thì sẽ mất nhiều thời gian. - Giáo viên có cơ hội gần gũi với học sinh hơn qua thời gian hướng dẫn học sinh thảo luận. Giáo viên có thể nắm bắt những khó khăn mà học sinh gặp phải và giáo viên có thể giải quyết hiệu quả và kịp thời. - Tạo ra sự cởi mở, thân thiện giữa giáo viên và học sinh. - Giáo viên có cơ hội thể hiện kiến thức về thực tế của mình khi giải đáp những thắc mắc của HS. *Đối với học sinh: - Thích thú khi được quây quần bên nhau với các bạn. - Thể hiện được năng lực bản thân. - Bộc lộ được khả năng tổ chức, điều khiển, ghi chép - Giải quyết được nhiều vấn đề mà cá nhân khó giải quyết được. - Tạo sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để vươn lên trong học tập 3.2. Hạn chế *. Đối với giáo viên: - Nếu giáo viên sử dụng nhóm một cách tuỳ tiện, không có sự lựa chọn phù hợp thì sẽ thảo luận không hiệu quả. - Nếu tổ chức không khoa học thì sẽ mất thời gian và có thể bị “cháy giáo án”. - Giáo viên dễ bị cuốn vào hoạt động của học sinh mà quên nhắc nhở hết thời gian thảo luận của học sinh. - Giáo viên có thể bị sa vào rườm rà với nội dung trả lời dài dòng của một nhóm nào đó. Cho nên giáo viên cần phải biết cắt ngang những câu trả lời dài dòng của học sinh. *. Đối với học sinh: - Nhiều em học sinh yếu nên còn nhút nhát, tự ti nên không tham gia thảo luận. Trong nhóm chỉ có một số em làm việc. - Nhiều em nghịch ngợm xem đây là cơ hội tốt để đùa giỡn, phá phách. - Học sinh còn đùn đẩy chưa tự giác trong việc nhận trách nhiệm của nhóm.. - Chưa mạnh dạn nêu những thắc mắc những vấn đề chưa hiểu được nên câu trả lời của nhóm chưa có chất lượng cao. - Học sinh còn ngại đứng trước đám đông đặc biệt khi đứng trước lớp để diễn tiểu phẩm nên chưa thể hiện hết ý nghĩa của bài học. - Học sinh chưa tự giác khi giáo viên phân công nhiệm vụ để chuẩn bị cho tiết học sau như chuẩn bị trang phục để đóng vai, phân công vai để hoàn thành tiểu phẩm. -Học sinh chưa vận dụng thực tế để trả lời những câu hỏi khi được yêu cầu. 4. Kinh nghiệm rút ra - Trước hết giáo viên phải là người chủ động trong việc đưa ra bất cứ phương pháp dạy học nào. - Lựa chọn cơ hội tốt nhất - có thể là tiết học đầu năm để giới thiệu những phương pháp dạy học cần thiết trong quá trình học bài mới. Từ đó giáo viên tạo cho học sinh sự hìnhdung ban đầu và sẽ không bỡ ngỡ khi giáo viên yêu cầu hay sử dụng một hình thức dạy học nào. - Giáo viên phải dứt khoát ở mọi khâu. Từ việc quy định thời gian đến khi chấm dứt thời gian thảo luận. Vì thông thường học sinh hay yêu cầu giáo viên để xin thêm ít thời gian nữa. - Để tránh sự thụ động của một số em và nâng cao hiệu quả thảo luận thì giáo viên luôn thay đổi học sinh làm báo cáo viên để học sinh đó nhận thấy trách nhiệm của mình và của nhóm mình. - Có sự khuyến khích, khen ngợi, động viên cũng như phê bình thậm chí là có những biện pháp cộng điểm hoặc trừ điểm tuỳ thuộc vào quá trình làm việc và kết quả đem lại là như thế nào. III. KẾT LUẬN: Tổ chức dạy học theo nhóm là hình thức dạy học mới, một trong những hình thức thực hiện tốt nhất việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh. Với hình thức này, học sinh được lôi cuốn vào các hoạt động học tập, tiếp thu kiến thức bằng chính khả năng của mình dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Với hình thức này, học sinh được khuyến khích thảo luận và hợp tác với nhau; được trao đổi, chia sẻ và có cơ hội để sử dụng phương pháp, kiến thức và kỹ năng mà các em đã được lĩnh hội và rèn luyện. Bằng cách đó, học sinh được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học tập, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn sư phạm của giáo viên. Dạy học theo nhóm đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được các hoạt động giúp các em lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất. IV. KIẾN NGHỊ: - Sở GD-ĐT và nhà trường cung cấp nhiều hơn những trang thiết bị, đồ dùng dạy học cần thiết cho bộ môn Ngữ văn. - Nhà trường cần hỗ trợ và dành một khoản kinh phí định kì cho việc tổ chức hoạt động ngoại khoá của các bộ môn nhằm giúp các em học sinh rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trình bày, phát biểu trước tập thể. - Tổ Ngữ Văn cần có kế hoạch xây dựng chương trình hoạt động ngoại khoá “Tìm hiểu Văn học Việt Nam trung đại và hiện đại” ở lớp 11 và 12. XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN CÁC QUÝ VỊ ĐẠI BIỂU, QUÝ THẦY CÔ Đà LẮNG NGHE!!!
File đính kèm:
- Phuong_phap_to_chuc_hoat_dong_nhom.ppt