Bài giảng Quản lý cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật giáo dục
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT GIÁO DỤC
1. Khái niệm CSVC và phương tiện kỹ thuật giáo dục
Định nghĩa:
CSVC và PTKTGD là hệ thống các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính GD khác để đạt được mục đích giáo dục.
- CSVC trường học bao gồm cả các đồ vật, những của cải vật
chất, môi trường tự nhiên xung quanh nhà trường.
- CSVC kỹ thuật của nhà trường gồm nhà cửa (phòng học,
phòng thí nghiệm, các phòng chức năng ), sân chơi, các máy móc và thiết bị dạy học, giáo dục.
- CSVC của xã hội được nhà trường sử dụng.
KN chung nêu trên chứa đựng nhiều khái niệm cụ thể như:
trường học, thư viện, SGK, TBDH, phòng thực hành, phòng
bộ môn là những lĩnh vực thành phần trong hệ thống.
ờng học là một trong những CSVC của nhà trường, là phương tiện cần thiết phục vụ công tác dạy học và giáo dục của nhà trường. 1.1. Đặc điểm của thư viện trường học 1.1.1. Nhiệm vụ■ TV trường học phục vụ cho việc giảng dạy và học tập, góp phần nâng cao chất lượng GD. Hoạt động của TV phải gắn liền với chương trình, nội dung học tập.■ Cung ứng cho gv và hs các loại SGK, sách tham khảo cần thiết, sách nghiệp vụ, từ điển, tác phẩm kinh điển ■ Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong CB, GV và HS những sách báo cần thiết của Đảng, Nhà nước và của ngành GD. ■ Tổ chức thu hút gv và hs tham gia sinh hoạt TV , tìm hiểu nhu cầu của gv và hs, giúp hs chọn sách, biết cáchsử dụng bộ tra cứu thư mục nhằm sử dụng triệt để kho sách.*Phối hợp hoạt động với các thư viện trong ngành và các TV địa phương để chủ động khai thác, sử dụng vốn sách báo, giúp đỡ kinh nghiệm tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ.Liên hệ với các cơ quan phát hành trong và ngoài ngành, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, các nhà tài trợ nhằm huy động kinh phí và các loại sách báo, tạp chí.Tổ chức quản lý theo đúng nghiệp vụ TV, có sổ sách theo dõi chặt chẽ, bảo quản giữ gìn sách báo, thường xuyên thanh lý sách báo cũ.Sử dụng và quản lý chặt chẽ kinh phí thư viện thu được đúnh mục đích.Từng bước đưa các thiết bị hiện đại vào quản lý thư viện và phục vụ bạn đọc, như sử dụng mạng tra cứu trên máy tính, các phần mềm tra cứu, lưu trữ*1.1.2. Các loại sách báo trong thư viện trường phổ thôngSách giáo khoa: Bảo đảm cho hs thuê, mượn.Sách nghiệp vụ của giáo viên: - Các văn bản pháp quy, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Bộ GD-ĐT. - Các sách bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm và quản lý. - Các sách nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, bồi dưỡng thường xuyên. - Các sách công cụ, tra cứu: các loại từ điển, tác phẩm kinh điển. - Sách, tài liệu tham khảo các môn học. - Sách mở rộng kiến thức chung, các cuộc thi tìm hiểu theo chủ đề, chuyên đề, thi học sinh giỏi. - Các loại báo, tạp chí, chuyên san của ngành, của Đảng - Các loại sách truyện thiếu nhi, như truyện tranh, cổ tích *1.1.3. Đối tượng, phương thức phục vụĐối tượng phục vụ là giáo viên và học sinh, phục vụ gắn liền với chương trình và nội dung học tập. Trong từng loại đối tượng có sự thuần nhất tương đối về yêu cầu phục vụ.- Phương thức phục vụ là cho mượn, cho thuê, bán. Đối với sách giáo khoa chủ yếu là bán, còn cho mượn, cho thuê chủ yếu dành cho học sinh nghèo, hs diện chính sách.- Đối với giáo viên, chủ yếu là cho mượn các sách nghiệp vụ, sách tham khảo.*1.2. Vai trò của thư viện trường họcTổ chức thư viện trong nhà trường nhằm thỏa mãn nhu cầu về sách, báo cho gv và hs là một yêu cầu khách quan.TV trường học không những là CSVC trọng yếu mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa khoa học của nhà trường.TV góp phần quyết định nâng cao chất luợng giảng dạy của gv và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu của hsTV trường học có một vai trò quan trọng trong giáo dục hs, là kết quả của việc giáo dục đa phương tiện và học tập dựa trên nguồn tư liệu.Thư viện cần phải là trung tâm học tập tích cực của hs, để hs sử dụng thường xuyên trong và ngoài giờ học, nhằm khuyến khích niềm đam mê đọc sách của hs, nhất là sách bổ sung kiến thức các môn học.Thư viện phải tạo điều kiện để các em tham gia hoạt động nhiều hơn, nhà trường nên hướng cho các em thói quen đọc sách ở TV từ khi các em mới vào trường.*1.3. Quản lý thư viện trường học1.3.1. Tổ chức thư việnTổ chức, sắp xếp công tác trong thư viện nhằm hợp lý hóa các khâu kỹ thuật, phục vụ người đọc.Tổ chức công tác trong một TV nhà trường gồm hai mặt liên quan mật thiết với nhau: tổ chức kho sách và hệ thống mục lục, tổ chức phục vụ người đọc. a) Tổ chức kho sách ● Ý nghĩa: Kho sách là CSVC quan trọng nhất của TV, đảm bảo sự tồn tại và hoạt động của TV. Sách báo trong TV phát huy tác dụng nhiều hay ít phụ thuộc chủ yếu vào việc tổ chức kho sách. ● Tổ chức kho sách báo - Vị trí kho: Địa điểm kho thuận lợi, kho cao ráo, sáng sủa, sạch đẹp, thoáng mát. - Thiết bị trong kho: theo đúng mẫu thiết bị đã quy định.*● Phân loại sách: Thư viện trường học thường tổ chức làm 3 bộ phận sách: - Sách giáo khoa dùng cho học sinh. - Sách nghiệp vụ dùng cho giáo viên. - Sách tham khảo dùng cho giáo viên và học sinh. Trong TV trường học, sách thường sắp xếp theo hai PP sau: - Sắp xếp theo phân loại, kết hợp với chữ cái. - Sắp xếp theo số đăng ký cá biệt. b) Tổ chức phục vụ người đọc Là khâu trọng tâm trong toàn bộ công tác tổ chức của TV, quyết định kết quả phục vụ, có tác dụng thúc đẩy phong trào đọc, góp phần vào việc nâng cao chất lượng GD. ● Phục vụ bạn đọc trong TV - Ở hai phòng: Phòng đọc và phòng mượn. Việc phục vụ nhu cầu đọc tại chỗ tùy theo đk của nhà trường.*Để đọc sách, báo, tạp chí tại chỗ cần có phòng đọc riêng.Cùng với hình thức đọc tại chỗ, cán bộ TV cần cho mượn sách, tạp chí rộng rãi, kể cả sách quý hiếm. Tổ chức hệ thống mục lục khoa học, giúp bạn đọc dễ tìm.Sách cho mượn phải phù hợp với đối tượng, có tác dụng tốt; sách cho mượn luân chuyển đến tay bạn đọc nhiều lần hơn sách đọc tại chỗ.CB, GV,HS được phát thẻ do nhà trường cấp. CBTV có thể giữ phiếu đăng ký bạn đọc hoặc theo dõi bằng sổ, có ghi chép rõ ràng, cụ thể. ● Phục vụ bạn đọc ngoài thư viện■ Nhằm phát huy cao nhất tác dụng của sách báo đối với chât lượng giáo dục của nhà trường, đồng thời đẩy mạnh phong trào đọc sách trong gv và hs.■ Có thể tổ chức túi sách lưu động, đưa xuống từng lớp học. Hình thức này nên áp dụng cho các lớp học ở xa điểm chính, miền núi, địa bàn khó khăn.*1.3.2. Bảo quản sách báo Sách báo được bảo quản trong các đk sau:Nhiệt độ: Kho sách phải thoáng khí, khô ráo. Đề phòng mưa ẩm, tránh dột ướt, tránh để giá sách sát tường.Ánh sáng: Kho cần làm cửa sổ hợp lý, tường cần quét vôi trắng để đảm bảo ánh sáng tự nhiện trong kho. Tuy nhiên, cần lắp kính mờ hoặc sơn mờ các cửa kính để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp thẳng vào kho.Chống bụi: Cần thường xuyên lau bụi bám vào sách; xung quanh kho nên trồng cây chắn bụi, giảm bớt bụi vào kho.Chống cháy: Cấm hút thuốc lá, dùng lửa hoặc các chất dễ bắt cháy trong kho. Các dây điện phải bọc bằng ống kẽm hoặc đặt ngầm trong tường. Kho phải có các vật liệu chữa cháy.Chống mối mọt, chuột gián: Sàn kho cách mặt đất 50cm, hoặc dùng giá sách, ngăn cuối cách mặt đất 40cm. Phải dùng thuốc chống mối mọt, chuột gián thường xuyên.*2. Biện pháp quản lý thư việnHT cần nắm vững các văn bản chỉ đạo của Nhà nước về việc xây dựng quản lý và sử dụng thư viện trường học.Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện vật chất kỹ thuật cho thư viện, như phòng ốc, các trang thiết bị bên trong thư viện.Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thư viện.Thư viện phải có nội dung hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch DH cũng như các hoạt động của trường.*Chỉ đạo cho thư viện tổ chức nhiều hình thức hoạt động phong phú, như kể chuyện theo sách, triển lãm sách báo, giới thiệu sách.Giáo dục cho học sinh lòng say mê, yêu quý, trân trọng sách báo.Cần có những quy định về việc sử dụng sách.Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên công tác sử dụng, bảo quản và xây dựng thư viện.Hàng năm không ngừng tăng cường CSVC, các phương tiện kỹ thuật và các loại sách báo cho thư viện nhà trường. *Phấn đấu xây dựng thư viện đạt chuẩn quốc gia và thư viện tiên tiến theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Người HT cũng cần biết huy động sự đóng góp sách, báo, kinh phí của các cá nhân, các tổ chức xã hội, đoàn thể *MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CSVC VÀ TBDH 1. Nâng cao nhận thức lý luận và thực tiễn về CSVC và TBDHThu thập và xử lý thông tin có liên quan qua các tài liệu, sách báo, phương tiện thông tin đại chúng.Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên; nghiên cứu các tài liệu QLGD trong và ngoài nước.Tham gia các lớp bồi dưỡng, hội thảo, báo cáo KHTham quan học tập các trường có CSVC và PP quản lý tốt; tăng cường các hoạt động thực tiễn*2. Nâng cao kỹ năng quản lý 2.1. Nắm vững cơ sở pháp lý, khoa học để chỉ đạo công tác CSVC và TBDH: Điều lệ, thông tư, chỉ thị, danh mục thiết bị tường học 2.2. Phân tích các nội dung về CSVC và TBDH: Các vấn đề về CSVC và TBDH người QL cần quan tâm: - Đánh giá về chất lượng, quy cách và sự đồng bộ của trường sở; công tác bảo quản, sử dụng, sửa chữa, tăng cường CSVC hàng năm. - Đánh giá hiệu quả sử dụng? * 2.3. Lập kế hoạch về CSVC và TBDH - Xác định mục đích của kế hoạch. - Xác định nội dung của bản kế hoạch. Nội dung có thể là: + Nâng cấp, hoàn thiện CSVC và TBDH. + Xây dựng thư viện đạt chuẩn quốc gia. + Xây dựng khu thí nghiệm thực hành, + Xây dựng cảnh quan, môi trường SP. + Sửa chữa nâng cấp phòng học, phòng làm việc.* 2.4. Các bước hình thành bản kế hoạchKhâu chuẩn bị kế hoạch có những vấn đề đặt ra: 1. Về mặt pháp lý: Căn cứ điều lệ, quy chế, các văn bản hướng dẫn của các cấp 2. Điều tra thực trạng: - Tình trạng về TBDH của nhà trường (số lượng, chất lượng, tính đồng bộ), điều kiện bảo quản, sử dụng. - Thực trạng về đội ngũ. - Thực trạng công tác dạy và học, quản lý và sử dụng TBDH ở trường. - Đánh giá nguyên nhân của thực trạng. 3. Điều kiện về nguồn lực: - Nguồn tài chính chủ yếu: Ngân sách. - Nguồn xã hội hóa.*2.4.Nội dung kế hoạch: Hướng vào một vấn đề cụ thể:Mục đích: Tăng cường trực quan, chống dạy chay, đổi mới PPDH bộ môn, tăng cường rèn luyện kỹ năng, tư duy, quan sátNội dung cần thực hiện: - Phổ biến, học tập quy chế, quy định về chuyên môn. - Lập sổ theo dõi sử dụng TBDH đối với GV. - Tổ chức hội thảo về TBDH và việc đổi mới PPDH. - Bổ sung các điều kiện cần thiết; cải tạo, nâng cấp trường sở*2.5. Biện pháp thực hiệnBiện pháp hành chính: Chấp hành các quy chế, quy định quản lý tài sản của Nhà nước, nhà trườngSử dụng hợp lý nguồn ngân sách, huy động CĐ.Tổ chức bộ máy thực hiện, qui định rõ nhiệm vụ của từng cá nhân, tập thể.Động viên thi đua về vật chất và tinh thần.Tham quan học tập kinh nghiệm.Sử dụng chuyên gia báo cáo về CM, kĩ thuậtLàm thí điểm, tổ chức thao giảng rút kinh nghiệm.Kiểm tra thường xuyên, định kỳ, sơ tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm.Bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ, phát huy SKKN. *Cám ơn các anh chị đã tập trung theo dõi
File đính kèm:
- QL._Co_so_vat_chat_va_PTKT_GD_new.ppt