Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất - Quy hoạch đô thị - Trần Xuân Biên

Chương 1: MỞ ĐẦU
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐÔ THỊ

Chương 2:

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ

Chương 3

QUY HOẠCH XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

Chương 4:
THIẾT KẾ QUY HOẠCH CHI TIẾT ĐÔ THỊ

pptx182 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất - Quy hoạch đô thị - Trần Xuân Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
lưới đường gồm các loại đường phố chính, đường liên khu, đường nội bộ, đường dẫn đến công trình, cụm công trình hay lô đất...- Tổ chức hệ thống giao thông theo loại phương tiện giao thông: đường bộ, đường sắt, xe điện, tàu điện ngầm, đường đi bộ, đường hỗn hợp giao thông cơ giới và đi bộ..- Hệ thống giao thông được phân theo chức năng sử dụng: giao thông vận tải hàng hoá, giao thông vận tải hành khách công cộng.- Tổ chức hệ thống giao thông tĩnh: các trạm, bến, bãi đỗ xe của các phương tiện giao thông...- Phương án giải quyết về kỹ thuật các đầu mối, nút giao thông và phương thức tổ chức giao thông tại các đầu mối đó.- Các giải pháp kỹ thuật, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật với mỗi loại đường, kinh phí đầu tư xây dựng đường.2)Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng (san nền)a. Yêu cầu của công tác chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng: là thực hiện định hướng của quy hoạch chung về cao độ nền, độ dốc, hướng thoát nước, bảo vệ môi trường và giữ gìn cảnh quan tự nhiên. Kỹ thuật xử lý địa hình phải tôn trọng yêu cầu kỹ thuật của quy hoạch chi tiết về sử dụng đất, tổ chức các khu chức năng, tổ chức giao thông, bố cục không gian kiến trúc cảnh quan, tôn trọng địa hình tự nhiên.b. Nội dung cụ thể của công tác chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng bao gồm:- Xác định cao độ mới thiết kế của địa hình (đường đồng mức, cao độ các khu đất, cao độ được xử lý cải tạo...)- Xác định vị trí và các biện pháp kĩ thuật đối với các khu vực cần xử lí địa hình, đào đắp.- Độ dốc của nền, đường theo yêu cầu cụ thể của quy hoạch.- Hướng thoát nước và hệ thống xử lí thoát nước trên mặt bằng quy hoạch.- Xác định các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật trong công tác chuẩn bị mặt bằng quy hoạch.3) Cấp nướca. Xác định nhu cầu cấp nước: Nước cần cấp cho khu vực thiết kế phục vụ các nhu cầu: nước sinh hoạt của nhân dân; nước cho sản xuất công nghiệp; nước cho nhu cầu phòng hoả, vệ sinh môi trường và cảnh quan khu vực.b. Nhiệm vụ quy hoạch cấp nước là:- Xác định nhu cầu cấp nước của toàn khu và tổ chức hệ thống cấp nước đến từng công trình dự kiến xây dựng trong toàn khu vực.- Xây dựng hệ thống đường ống và các thiết bị kỹ thuật cấp nước sinh hoạt, nước nông nghiệp, cứu hoả và hệ thống nguồn nước dự trữ.- Cải tạo hệ thống cấp nước hiện có, hoà nhập với hệ thống được dự kiến trong quy hoạch.- Nêu các chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế xây dựng hệ thống cấp nước của khu vực.c. Yêu cầu: Quy hoạch cấp nước phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, phân bố các khu chức năng, công trình xây dựng, hệ thống giao thông và điều kiện địa hình tự nhiên.4) Thoát nước bẩn và xử lý chất thải:Nguồn chất thải,nước thải đô thị chủ yếu là các công trình dân dụng (nhà ở, công trình công cộng), sản xuất công nghiệp, đó là nguồn gây ô nhiễm môi trường khu vực, vùng lân cận và khu vực xung qunah đô thị. Quy hoạch thoát nước bẩn và xử lý chất thải là tổ chức xử lý kỹ thuật và quản lý các chất thải rắn, lỏng, khí trước khi đổ ra môi trường.Để quy hoạch xử lý chất thải có hiệu quả, cần nghiên cứu các vấn đề sau:+ Hiện trạng khu vực về hệ thống và tình trạng kỹ thuật của việc thoát chất thải khu vực;+ Xác định các khu vực bị ô nhiễm, tác động ô nhiễm môi trường của các loại chất thải, quy mô, hướng và nguồn thải hiện có và tương lai theo quy hoạch sử dụng đất.+ Nghiên cứu địa hình tự nhiên, đặc điểm thuỷ văn, nước ngầm khu vực.Từ đó xác định hệ thống, vị trí phân bố, các chỉ tiêu kỹ thuật của các công trình thoát nước, công trình xử lý rác, điểm đổ rác, xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.5) Quy hoạch cấp điện, năng lượng:	Quy hoạch cấp điện, năng lượng thể hiện qua việc tổ chức hệ thống các tuyến đường dây cấp điện, đường ống cung cấp khí đốt, các trạm, đầu mối kỹ thuật phục vụ nhu cầu sinh hoạt của dân cư và sản xuất công nghiệp. Quy mô, hình thức bố trí hệ thống đường dây, đường ống và các đầu mối kỹ thuật cấp năng lượng phụ thuộc vào cơ cấu chức năng, quy hoạch sử dụng đất, nhu cầu sử dụng năng lượng của toàn bộ các công trình xây dựng trên khu đất quy hoạch.Các công trình kỹ thuật cấp điện bao gồm: hệ thống (chìm, nổi) các tuyến điện cao thế, hạ thế, mạng lưới phân phối, trạm biến áp.Các công trình cấp khí đốt gồm: đường ống cấp khí, trạm điều hành, bơm cao áp...6) Hệ thống thông tinHệ thống thông tin gồm hệ thống các đường dây, các thiết bị điện thoại, truyền hình cáp, vi ba, mạng thông tin internet, trạm phục vụ khu vực quy hoạch (trạm điện thoại tự động, điện tín, phát hành bưu chính...)Quy hoạch hệ thống thông tin phải bảo đảm hợp lý về phân bố hệ thống đường dây, tuyến phân phối, bảo đảm mỹ quan đô thị và an toàn giao thông, an toàn thông tin.Quy hoạch hệ thống thông tin, cung cấp năng lượng, cấp nước và hệ thống thoát nước thải thường được tổ chức phối hợp với hệ thống giao thông tạo thành tuyến kỹ thuật chung với các tuyến đường. Việc bố trí cụ thể mỗi tuyến kỹ thuật đều phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành riêng.4.5. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của quy hoạch chi tiết4.5.1. Cơ sở xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuậtViệc xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật dựa trên các căn cứ sau:- Những quy định của quy hoạch chung đô thị về quy hoạch không gian, kỹ thuật hạ tầng, tổ chức kiến trúc cảnh quan và vệ sinh môi trường đô thị. Những quy định đó là kim chỉ nam cho mọi định hướng chung cũng như các giải pháp kỹ thuật của quy hoạch chi tiết khu vực, đó là điều kiện thiết yếu để bảo đảm xây dựng phát triển và tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội của khu đất.- Đặc điểm hiện trạng của khu vực- Các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành thuộc các ngành liên quan đến nội dung quy hoạch chi tiết khu đất.4.5.2. Xác định các chức năng sử dụng đất và công trình kiến trúc.Trong quy hoạch chi tiết cần xác định các khu đất, khu chức năng sử dụng đất như sau:- Khu vực được xây dựng, cấm xây dựng- Đất giữ nguyên chức năng sử dụng- Đất thay đổi chức năng sử dụng- Đất phát triển, mở rộng- Khu đất cần phá dỡ các công trình kiến trúc- Đất các công trình cải tạo, bảo tồn- Đất xây dựng các công trình theo chức năng, bao gồm:+ Đất công trình sản xuất: công nghiệp, nông nghiệp+ Đất hoang hoá không xây dựng được+ Đất dự trữ phát triển+ Đất công trình công cộng: hành chính, thương mai, dịch vụ, giáo dục, y tế+ Đất nhà ở: nhà chung cư, nhà biệt thự, nhà ở theo lô, ghép hộ...+ Đất công trình hạ tầng kỹ thuật: Giao thông, cấp điện, nước, thoát nước bẩn, xử lý chất thải và vệ sinh môi trường, các công trình đầu mối, trạm trại kỹ thuật hạ tầng...+ Đất xây dựng các công trình đặc biệt khác (quân sự, ngoại giao, tín ngưỡng...)4.5.3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuậtCác chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần nêu cụ thể về sử dụng đất và chức năng công trình kiến trúc, bao gồm các vấn đề sau:- Diện tích đất về các loại sử dụng, tính theo m2, ha- Tiêu chuẩn bình quân đầu người (m2/người)- Tiêu chuẩn diện tích đất bình quân trên một số chỉ tiêu: từng căn hộ, lô đất; bình quân đối với người ở; bình quân diện tích đối với người lao động; từng loại công trình.- Quy mô số người cư trú, lao động.- Mật độ cư trú (tính theo số người/ ha)- Mật độ xây dựng (tính theo diện tích xây dựng trên đơn vị diện tích khu đất: m2 XD/ ha); tỷ lệ % giữa diện tích xây dựng và diện tích khu đất. Mật độ xây dựng chịu ảnh hưởng quyết định bởi nhu cầu sử dụng đất, quy mô không gian trống và bố cục không gian của từng khu đất.- Hệ số sử dụng đất: được tính theo tỷ lệ giữa tổng diện tích sàn trên diện tích khu đất, giá trị thay đổi theo yêu cầu về sử dụng đất, tầng cao trung bình, mật độ xây dựng và nghệ thuật tổ chức không gian đô thị của mỗi khu vực quy hoạch.- Quy mô phục vụ, diện tích các công trình dịch vụ công cộng- Bình quân diện tích công trình các loại (nhà ở, công trình công cộng...) đối với người ở hay lao động.4.5.4. Các chỉ tiêu về kiến trúc và cảnh quan đô thị- Giới hạn về diện tích và kích thước của lô đất- Chiều cao công trình xây dựng- Tầng cao trung bình toàn khu- Tầng cao trung bình từng khu vực- Chỉ giới đường đỏ4.5.5. Chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường- Cấp nước: Nước sinh hoạt; nước phục vụ sản xuất; nước cứu hoả, nước tưới cây xanh; nước thải, thoát nước mưa, nước bẩn.- Cấp điện: điện sinh hoạt, điện phục vụ sản xuất, điện chiếu sáng đô thị, - Thông tin, bưu điện- Vệ sinh môi trường- An toàn đô thị4.6. Các bản thiết kế trong hồ sơ quy hoạch chi tiết1. Sơ đồ vị trí khu đất và ranh giới- Quan hệ của khu thiết kế với vùng chức năng xung quanh- Mạng lưới giao thông liên hệ khu chức năng rõ ràng, mạch lạc- Thể hiện kỹ thuật hướng, tên khu đất2. Các phương án so sánh và phương án chọn- Tìm các giải pháp khác nhau về bố cục khu đất (khu ở, trung tâm công cộng, cây xanh) để tìm ra giải pháp tối ưu gọi là phương án chọn- Tỉ lệ: 1/5000, 1/10.000, 1/20.000 (khu chức năng lớn)- Thuyết minh ý đồ tổ chức không gian trong từng phương án 3. Quy hoạch tổng thể toàn khu - Bố cục các công trình kiến trúc (nhà ở, công trình công cộng, tiểu khu...) sao cho đảm bảo các yêu cầu kinh tế - kỹ thuật, tổ hợp không gian tạo cảnh quan kiến trúc. Tỉ lệ 1/2000 hoặc 1/1000.- Hồ sơ ghi chỉ số kinh tế - kỹ thuật: + Tiêu chuẩn thiết kế công trình công cộng+ Bình quân tầng cao toàn khu+ Hệ số sử dụng đất+ Hướng gió- Ngoài ra cần lưu ý các vị trí để thu gom rác, lối thoát cho xe cơ giới khi có sự cố (chữa cháy, đám ma, đám cưới...)4. Quy hoạch chi tiết 1/500- Thường cho một nhóm nhà, cụm công trình công cộng trung tâm - Đây là bản vẽ quan trọng nhất để định vị công trình và chuyển giao cho cơ quan thi công. Do đó số liệu, kích thước phải đầy đủ và đúng quy phạm5. Các thiết kế kỹ thuật hạ tầng- Thiết kế chuẩn bị kỹ thuật (san nền)+ Khối lượng đào đắp+ Hướng thoát nước theo từng lô đất- Thiết kế hệ thống cấp nước sạch công nghiệp - Thiết kế hệ thống thoát nước:	 - Thiết kế hệ thống cấp điện sinh hoạt.- Thiết kế mạng lưới giao thông:+ Giao thông tĩnh: bến, bãi đỗ xe+ Giao thông động: mạng lưới đường, kỹ thuật từng loại đường.+ Thiết kế mạng lưới thông tin liên lạc.+ Thiết kế mạng lưới năng lượng + nhiên liệu+ Thiết kế mạng lưới hơi, nước nóng để sưởi6. Mặt đứng, mặt cắt ngang của khu, tỉ lệ 1/1000 - 1/20007. Các bản vẽ phối cảnh minh hoạThe end	

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_quy_hoach_do_thi.pptx
Bài giảng liên quan