Bài giảng Quyền con người và luật quốc tế về quyền con người

ỉ Mục tiêu của môn học:

 Môn học quyền con người và luật quốc tế về quyền con người, nhằm:

• Giúp học viên nắm được hệ thống tri thức cơ bản về nguồn gốc, bản chất, khái niệm về quyền con người;

• Hiểu được quá trình hình thành, phát triển các chuẩn mực quốc tế về quyền con người; các nguyên tắc của quyền con người; nội dung chính các công ước chính về nhân quyền;

• Cơ chế quốc tế, khu vực và quốc gia trong việc bảo vệ, phát triển quyền con người;

• Các quan điểm khác nhau về quyền con người; quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quyền con người.

 

ppt11 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 2007 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Quyền con người và luật quốc tế về quyền con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Quyền con người và luật quốc tế về quyền con ngườiTS. Tường Duy KiênHọc viện Chính trị – HÀNH CHÍNH quốc gia Hồ Chí Minh1Bài 1.Mục đích, yêu cầu và những vấn đề đặt ra cho việc nghiên cứu, học tập môn học quyền con người và luật quốc tế về quyền con ngườiMục tiêu của môn học:	Môn học quyền con người và luật quốc tế về quyền con người, nhằm:Giúp học viên nắm được hệ thống tri thức cơ bản về nguồn gốc, bản chất, khái niệm về quyền con người;Hiểu được quá trình hình thành, phát triển các chuẩn mực quốc tế về quyền con người; các nguyên tắc của quyền con người; nội dung chính các công ước chính về nhân quyền; Cơ chế quốc tế, khu vực và quốc gia trong việc bảo vệ, phát triển quyền con người;Các quan điểm khác nhau về quyền con người; quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quyền con người.2I. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu, học tập và tuyên truyền, giáo dục quyền con người và luật quốc tế về quyền con người ở nước ta hiện nayTính cấp thiết, đặt ra câu hỏi tại sao phải nghiên cứu, học tập, tuyên truyền và giáo dục về quyền con người ở nước ta?Để trả lời câu hỏi có thể dựa trên các nhân tố quốc gia và quốc tế.3I. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu, học tập (tiếp)	1. Những nhân tố quốc tếSau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ II (1945), quyền con người chính thức được đặt trên nền tảng Hiến chương LHQ và luật quốc tế hiện đại.Trong thời điểm hiện tại, các vấn đề về dân chủ, nhân quyền có liên quan chặt chẽ tới chủ quyền và anh ninh quốc gia; các vấn đề về mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, tôn giáo và nguy cơ bùng phát các căn bệnh hiểm nghèo như HIV/AIDS...đang là thách thức lớn đối với mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế;Trong quan hệ bang giao giữa các nước, các tổ chức quốc tế vấn đề quyền con người là chủ đề quan tâm với những mục đích chính trị, khác nhau.4I. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu, học tập (tiếp)	2. Nhân tố quốc gia:Là kết quả của quá trình đổi mới, trong chiến lược con người đòi hỏi nhà nước phải tôn trọng, nâng cao và phát huy nhân tố con người trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội; quyền con người là một bộ phận thuộc nhân tố con người, với tính cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội;Những khiếm khuyết, lệch lạc, hạn chế trong nhận thức về CNXH nói chung, về quyền con người, đặt ra nhiệm vụ phải nhận thức lại đúng đắn hơn về con người, quyền con người và những điều kiện bảo đảm hiện thực hoá;5I. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu, học tập (tiếp)Quá trình dân chủ hoá, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân đòi hỏi phải nghiên cứu quyền con người như một giải pháp góp phần ổn định chính trị và nâng cao ý thức, trách nhiệm của công dân đối với Nhà nước và trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân. Trong cuộc đấu tranh giai cấp trên bình diện chính trị, tư tưởng và quan hệ quốc tế các thế lực phản động đang tập trung xuyên tạc, bôi nhọ và tấn công ta trên lĩnh vực nhân quyền; lợi dụng dân chủ, nhân quyền như một sức ép về chính trị, kinh tế và qua đó nhằm can thiệp vào công việc quốc gia, gây mất ổn định chính trị.6I. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu, học tập (tiếp)3. Việc triển khai nghiên cứu về quyền con người ở nước ta.Đại hội lần thứ VI (1986) đề ra đường lối đổi mới, Đại hội lần VII (1991), đề ra chiến lược tổng thể về nghiên cứu con người Việt Nam, vấn đề quyền con người, quyền công dân mới bắt đầu được đặt ra để nghiên cứu.Chỉ thị số 12/ CT-TW ngày 12-7-1992 xác định: “Tổ chức nghiên cứu đề tài khoa học về quyền con người....trên cơ sở đó, xây dựng hệ thống các quan điểm của Đảng ta về quyền con người làm cơ sở cho công tác tư tưởng và cho việc hoàn thiện pháp luật và các chính sách về quyền con người, tạo thế chủ động chính trị trong cuộc đấu tranh về quyền con người trên trường quốc tế.” 7	3. Việc triển khai nghiên cứu về quyền con người ở nước ta (tiếp).Thực hiện chỉ thị của Đảng, đã có nhiều đề tài nghiên cứu chuyên sâu về quyền con người.Chương trình nghiên cứu: “ Con người Việt Nam – mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế, xã hội”.Đề tài Khoa học cấp Nhà nước : “Các điều kiện đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong sự nghiệp đổi mới đất nước” (Đề tài nhánh của chương trình nghiên cứu con người Việt Nam).Và từ đó đến nay, nhiều đề tài khác về quyền con người cũng đã và đang được triển khai dưới các góc độ khác nhau.	8II. Quyền con người trong lịch sử đương đại và những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứuQuyền con người có lịch sử phát triển lâu đời và luôn gắn với chế độ nhà nước và pháp luật. Phản ánh nhu cầu vươn tới tự do, công bằng và bình đẳng; và như vậy nghiên cứu quyền con người là nghiên cứu cách thức bảo vệ, phòng ngừa nhằm chống lại sự xâm phạm và nguy cơ xâm phạm từ các thực thể khác nhau trong xã hội.Quyền con người lúc đầu là vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dần trở thành vấn đề quốc tế và được luật pháp quốc tế bảo vệ, từ sau năm 1945 đến nay quyền con người trở thành đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế, xuất hiện ngành luật quốc tế về quyền con người. 9II. Quyền con người trong lịch sử đương đại (tiếp)4. Do bản chất của quyền con người gắn với chế độ nhà nước và pháp luật, nên nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế về quyền con người phải có sự so sánh trong mối quan hệ với pháp luật quốc gia, trước hết là các quy định của Hiến pháp và toàn bộ các ngành luật khác về dân sự, hành chính, hình sự...5. Quá trình dân chủ hoá, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, nghiên cứu quyền con người và luật quốc tế về quyền con người nhằm đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập, nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà nước trong việc thúc đẩy, bảo vệ và phát triển quyền con người, quyền công dân ở nước ta.6. Nghiên cứu quyền con người nhằm góp phần vào cuộc đấu tranh chống các thế lực lợi dụng dân chủ, nhân quyền can thiệp công việc nội bộ, gây mất ổn định chính trị.10III. Kết cấu chương trìnhChương trình được xây dựng gồm 7 bài với thời gian 35 tiết trên lớp.	Bài 1. Mục đích, yêu cầu môn học.	Bài 2. Khái quỏt chung về quyền con người.	Bài 3. Lịch sử phát triển pháp luật quốc tế về quyền con người.	Bài 4. Bộ luật nhân quyền quốc tế.	Bài 5. Các công ước cơ bản khác về nhân quyền.	Bài 6. Cơ chế quốc tế, khu vực và quốc gia trong việc bảo vệ, thúc đẩy và phát triển quyền con người.	Bài 7. Quan điểm và chính sách cơ bản của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quyền con người.	Bài 8. Thành tựu, hạn chế và một số bài học kinh nghiệm trong đấu tranh, bảo vệ nhõn quyền ở nước ta11

File đính kèm:

  • pptBai 1. Muc dich, yeu cau.ppt