Bài giảng Sinh hóa động - Chương XIII: Chuyển hoá lipit

13.1. CHUYỂN HOÁ LIPIT TRONG QUÁ TRÌNH TIÊU HOÁ

 Triglixerit chiếm đa số trong thành phần lipit của thức ăn. Photpholipit, xterin và các lipit khác chiếm phần nhỏ hơn.

 Chuyển hoá lipit trong ống tiêu hoá là giai đoạn đầu tiên của quá trình trao đổi lipit. Ở giai đoạn này có sự chuyển hoá các phân tử lipit phức tạp hơn thành các phân tử lipit đơn giản và được hấp thụ ở niêm mạc ruột.

 

ppt13 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Sinh hóa động - Chương XIII: Chuyển hoá lipit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CHƯƠNG XIII :  CHUYỂN HOÁ LIPIT13.1. CHUYỂN HOÁ LIPIT TRONG QUÁ TRÌNH TIÊU HOÁ	Triglixerit chiếm đa số trong thành phần lipit của thức ăn. Photpholipit, xterin và các lipit khác chiếm phần nhỏ hơn.	Chuyển hoá lipit trong ống tiêu hoá là giai đoạn đầu tiên của quá trình trao đổi lipit. Ở giai đoạn này có sự chuyển hoá các phân tử lipit phức tạp hơn thành các phân tử lipit đơn giản và được hấp thụ ở niêm mạc ruột.	Phần lớn triglixerit bị phân huỷ đến monoglixerit và axit béo ở ruột non dưới tác dụng của men lipaza có trong dịch tuỵ và dịch niêm mạc ruột non. Muối của các axit mật và photpholipit trong thành phần dịch mật có khả năng tạo nên nhũ tương. Sự nhũ tương đã làm tăng rất lớn bề mặt tiếp xúc của các hạt mỡ nhỏ được tạo ra với dung dịch lỏng lipaza và chính điều đó đã làm tăng ảnh hưởng phân huỷ lipit của men. Muối của axit mật kích thích quá trình phân huỷ mỡ không chỉ qua sự nhũ tương hoá lipit mà còn hoạt hoá men lipaza. Quá trình phân huỷ các xterit diễn ra trong ruột có sự tham gia của men cholesterinexteraza, men này được tiết ra cùng với dịch tuyến tuỵ. Kết quả thuỷ phân xterit đã tạo ra axit béo và cholesterin. 	Photpholipit phân huỷ hoàn toàn hay một phần dưới tác động của men thuỷ phân là photpholipaza. Sản phẩm của quá trình thuỷ phân hoàn toàn photpholipit là glixerin, axit béo, axit photphoric và bazơ nitơ.	Sản phẩm phân huỷ lipit được hấp thụ trong ống tiêu hoá của người theo tiến độ sau : bắt đầu quá trình hấp thụ ở biểu mô ruột sau 10-30 phút; tích luỹ mỡ cao nhất ở máu sau 4-6 giờ; bình thường hoá mức lipit trong máu sau 9 giờ kể từ khi tiếp nhận thức ăn.	 Trong niêm mạc ruột non diễn ra các quá trình chuyển hoá lipit đa dạng. Tại đây bằng con đường chuyển hoá các thành phần mixel được phân chia ra. Phần lớn các mixel đầu tiên (tạo thành từ muối của các axit mật) quay trở lại lòng ruột, tại đó có khả năng hoà tan và tiếp tục hấp thụ các phần sản phẩm phân huỷ lipit mới.	Từ các sản phẩm thuỷ phân lipit, ở trong niêm mạc của ruột diễn ra quá trình tái tổng hợp một phần các triglixerit và photpholipit. Tuy vậy thành phần axit béo của chúng so với mỡ của thức ăn có biến đổi. Từ niêm mạc ruột phần lớn lipit không đi vào máu tĩnh mạch của gan mà tới hệ thống bạch huyết của ruột, ống bạch huyết ngực và sau đó vào máu. Lipit được vận chuyển nhờ chilomicron và các lipoproteit có độ rắn khác nhau. Chilomicron vận chuyển trực tiếp qua nội mô mao mạch vào trong máu bị cản trở bởi kích thước quá lớn của chúng. Cũng vì thế chilomicron không thể đi qua nội mô mao mạch và các mô khác (mỡ, cơ). Chuyển hoá glyxerin trong mô liên quan đến quá trình oxy hoá yếm khí gluxit (gluco phân). Ban đầu, glyxerin bị photphoryl hoá nhờ ATP và tạo thành - glyxerophotphat. Sau đó - glyxerophotphat bị oxy hoá đến photphođioxiaxeton. Photphođioxiaxeton đồng phân hoá thành 3-photphoglixeric andehyt, cũng là sản phẩm trung gian của gluco -phân và tiếp tục bị oxy hoá theo hướng này. 13.2. OXY HOÁ GLYXERIN 13.3.OXY HOÁ AXIT BÉO Axit béo bị oxy hoá tại ti lạp thể. Quá trình này hình thành từ một số giai đoạn phân cắt các đoạn hai cacbon của axit béo no từ hướng có nhóm cacboxyl. Giai đoạn chuẩn bị là hoạt hoá axit béo. Giai đoạn này diễn ra nhờ năng lượng ATP và tạo ra các ete của axit béo với CoA dưới tác dụng của các men hoạt hoá đặc hiệu - thyokinaza của axit béo :Các ete được sinh ra liên kết với cacnitin để tạo thành ete của cacnitin với axit béo. Chúng rất dễ đi qua màng vào trong ti lạp thể, nơi một lần nữa bị chuyển hoá thành ete của axit béo với CoAvà tiếp tục tham gia quá trình oxy hoá.Giai đoạn đầu - khử hyrdo. Giai đoạn hai - hydrat hoá. Giai đoạn ba- khử hydro lần 2. Giai đoạn bốn - phân cắt. Con đường chuyển hoá tiếp theo của axetyl - CoA là oxy hoá trong chu trình axit tricacbonic. 13.4.QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP TRIGLIXERITCác chất tiền thân cơ bản, đặc trưng của quá trình sinh tổng hợp triglixerit là - glyxerophotphat và các axit béo được hoạt hoá bởi CoA (axyl - CoA).- glyxerophotphat có thể được tạo ra bằng hai con đường. Chiều hướng cơ bản là khử photphođioxiaxeton nhờ NAD.H2, còn cách khác-là photphoryl hoá thẳng glixerin với sự tham gia của ATP. Kết quả sự liên kết - glyxerophotphat với hai phân tử axit béo được hoạt hoá bởi CoA đã tạo ra axit photphatit. Khi khử photphoryl (thuỷ phân) sẽ thu được điglixerit. Sự tương tác điglixerit với CoA-axyl của axit béo tạo ra triglixerit. Ngoài ra còn có con đường tổng hợp triglixerit khác. Con đường này đặc trưng cho những tế bào của niêm mạc ruột non : monoglyxerit trực tiêp phản ứng với axit béo đã hoạt hoá để chuyển thành điglixerit và sau đó theo con đường thông thường để chuyển hoá thành triglixerit. Đặc điểm quan trọng của con đường này là không có giai đoạn tạo axit photphatit như một sản phẩm trung gian của quá trình tổng hợp triglixerit. 13.5. TỔNG HỢP PHOTPHOLIPIT Con đường tổng hợp photpholipit cơ bản bắt đầu bằng sự liên kết axit photphatit với xitiđinnucleotit thành xitiđintriphotphat (XTP). Xitiđintriphotphat điglixerit được tạo ra trong phản ứng này sẽ là hợp chất ban đầu chung trong quá trình tổng hợp các photpholipit khác nhau tiếp theo. Colinphotphatit cũng có thể được tổng hợp trong cơ thể bằng con đường thẳng, trong quá trình này sử dụng colin có trong thức ăn.13.6. TRAO ĐỔI CHOLESTERINChất tiền thân của cholesterin trong quá trình sinh tổng hợp là axit axetic dưới dạng axetyl-CoA. Quá trình sinh tổng hợp cholesterin bao gồm một số giai đoạn, mà mỗi giai đoạn được tạo thành từ chuỗi các phản ứng men xúc tác.Cholesterin là chất tiền thân trực tiếp của tất cả các hocmon xteroit. Có thể nói rằng, cường độ của quá trình sinh tổng hợp các hocmon xteroit liên quan trực tiếp với sự trao đổi cholesterin.Vì vậy, sự rối loạn bẩm sinh mối liên hệ này đã ngăn cản chuyển hoá cholesterin thành hocmon xteroit tại tuyến thượng thận, đồng thời kèm theo tích luỹ một số lượng khổng lồ cholesterin ở thượng thận và cuối cùng dẫn tới tử vong.Vai trò quan trọng của rối loạn trao đổi cholesterin và lipoproteit dẫn đến quá trình phát triển bệnh xơ cứng động mạch và các bệnh tương ứng của hệ tim - mạch. Sản phẩm phân huỷ cholesterin - axit béo- có ý nghĩa sinh học nhất định. Trong thành phần của dịch mật, cholesterin đi từ gan vào ruột, từ đó một phần được hấp thụ vào máu, còn một phần (dưới 1g/ngày đêm) bị chuyển hoá bởi vi khuẩn đường ruột để tạo thành coprosterin và được đào thải ra khỏi cơ thể theo phân. 13.7. SINH TỔNG HỢP CÁC AXIT BÉO Quá trình sinh tổng hợp các axit béo - khác nhau bởi độ dài và cấu trúc mạch cacbon với mức độ no của chúng. Các đặc điểm này xuất hiện trong quá trình chuyển đổi hoá học các cơ chất, trong hệ men xúc tác các chuyển hoá đó cũng như trong vị trí diễn ra quá trình tổng hợp bên trong tế bào. Khác với oxy hoá axit béo sinh tổng hợp, nó không diễn ra trong ti lạp thể, mà chủ yếu ở tại bào tương. Quá trình tổng hợp axit béo được xúc tác bởi một hệ thống men phức tạp và sử dụng nguồn năng lượng ATP và NADP khử.

File đính kèm:

  • pptSINH HOA DONG P4.ppt
Bài giảng liên quan