Bài giảng Sinh học B - Phần E: Sự đa dạng hoá của sự sống côn trùng: Vi khuẩn

1. Virus:

Virus còn gọi là siêu vi khuẩn hay siêu vi trùng, là một vật thể nhỏ xâm nhiễm vào cơ thể sống, thuộc loại ký sinh trùng. Virus có tính kí sinh nội bào bắt buộc; chúng chỉ có thể sinh sản bằng cách xâm chiếm tế bào khác vì chúng thiếu bộ máy ở mức tế bào để tự sinh sản. Thuật ngữ virus thường chỉ các vật thể xâm nhiễm sinh vật nhân chuẩn (sinh vật đa bào hay đơn bào), trong khi thuật ngữ thực khuẩn thể (bacteriophage hay phage) được dùng để chỉ các vật thể xâm nhiễm sinh vật nhân sơ (vi khuẩn hoặc vi khuẩn cổ).

Virus điển hình mang một lượng nhỏ axit nucleic (DNA hoặc RNA) bao quanh bởi lớp áo bảo vệ (vỏ capsid) cấu tạo bằng protein, hay lipoprotein.

Điều quan trọng là bộ gen của virus không chỉ mã hoá cho các protein cần để bao bọc vật liệu di truyền của nó mà còn mã hoá cho các protein cần cho virus sinh sản trong chu kì xâm nhiễm của nó.

 

ppt10 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 807 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Sinh học B - Phần E: Sự đa dạng hoá của sự sống côn trùng: Vi khuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
SINH HỌC B Giảng viên: GVC. ThSĩ Nguyễn Thị Sáu Khoa : Công nghệ Thực phẩm TP.HCM, Tháng 3 năm 2010PHẦN E: SỰ ĐA DẠNG HOÁ CỦA SỰ SỐNG I. Virus:1. Virus: Virus còn gọi là siêu vi khuẩn hay siêu vi trùng, là một vật thể nhỏ xâm nhiễm vào cơ thể sống, thuộc loại ký sinh trùng. Virus có tính kí sinh nội bào bắt buộc; chúng chỉ có thể sinh sản bằng cách xâm chiếm tế bào khác vì chúng thiếu bộ máy ở mức tế bào để tự sinh sản. Thuật ngữ virus thường chỉ các vật thể xâm nhiễm sinh vật nhân chuẩn (sinh vật đa bào hay đơn bào), trong khi thuật ngữ thực khuẩn thể (bacteriophage hay phage) được dùng để chỉ các vật thể xâm nhiễm sinh vật nhân sơ (vi khuẩn hoặc vi khuẩn cổ).Virus điển hình mang một lượng nhỏ axit nucleic (DNA hoặc RNA) bao quanh bởi lớp áo bảo vệ (vỏ capsid) cấu tạo bằng protein, hay lipoprotein.Điều quan trọng là bộ gen của virus không chỉ mã hoá cho các protein cần để bao bọc vật liệu di truyền của nó mà còn mã hoá cho các protein cần cho virus sinh sản trong chu kì xâm nhiễm của nó.Thế giới virus rất đa dạng. Virus thay đổi nhanh chóng về cấu trúc, biểu hiện cấu tạo di truyền, cách sao chép và lan truyền. Một virus có thể gây nhiễm cho nhiều ký chủ khác nhau, nhưng cũng có thể chỉ giới hạn trong 1 số rất ít ký chủ. Các loại virus đã được nhận dạng có thể gây nhiễm cho các sinh vật đơn bào như mycloplasma, vi khuẩn, tảo và tất cả các động thực vật cấp cao hơn. 2. Phân loại virus:Có nhiều đặc tính để phân loại virus. Phương cách mà các virus được nhận diện thay đổi rất nhanh. Theo hình tháiHình thái của virion bao gồm: kích thước, hình dạng, kiểu đối xứng trong cấu trúc hình khối, có hay không có các peplomers, và có hay không màng bọc.Các đặc tính lý hóa của virion bao gồm: khối lượng phân tử, mật độ nổi, tính ổn địnhTheo triệu chứngViệc phân loại virus cổ điển nhất là dựa trên những bệnh mà chúng gây ra, kiểu phân loại này thuận lợi cho các nhà lâm sàng, nhưng lại không làm hài lòng các nhà sinh học vì cùng một loại virus có thể xuất hiện ở nhiều nhóm khác nhau nếu chúng gây ra nhiều bệnh khác nhau tùy thuộc vào cơ quan bị tấn công, và một loại virus khác hoàn toàn không liên quan có thể gây ra những bệnh tương tự (ví dụ: nhiễm trùng đường hô hấp, viêm gan, khảm lá cà chua). 	Hệ thống phân loại virus tổng quátHệ thống phân loại virus được thiết lập trong đó các virus được phân ra các nhóm chính gọi là các họ dựa trên hình thái của virion, cấu trúc bộ gen, cách sao chép. Tên các họ virus tận cùng bằng viridae. Trong mỗi họ, virus được chia thành các giống dựa vào sự khác nhau về mạch huyết thanh học và các đặc tính lí hóa của virus. Tiêu chuẩn để xác định giống thay đổi ở các họ khác nhau. Tên các giống virus tận cùng bằng đuôi – virus. Trong bốn họ: (Poxviridae, Herpesviridae, Paraviridae, Paramyxoviridae) còn có chia thành các phân họ (subfamily), cho thấy bản chất phức tạp trong mối liên hệ các virus với nhau.II. Phân loại vi khuẩn Việc phân loại VK hết sức khó khăn và hết sức cần thiết trong nghiên cứu và ứng dụng.Để phân loại VK, trước hết ta phân lập và tuyển chọn thuần khiết rồi định lượng dựa vào đặc điểm sau: + Các đặc điểm hình thái, cấu tạo, kích thước, có hay không tiêm mao, vỏ dày, cấu trúc gram + hay -, số lượng riboxome, đặc điểm vật chất di truyền, có plasmit hay không. + Dựa trên đặc điểm sinh lý sinh hoá từng chủng. + Nghiên cứu khả năng sinh hay không sinh nha bào, khả năng nuôi dưỡng của nó, bởi mỗi 1 loài VSV có 1 môi trường nuôi cấy riêng biệt.III.Tầm quan trọng của VSV trong sản xuất và đời sống: Vi sinh vật là tác nhân vĩ đại hình thành nhiều sản phẩm quý trên hành tinh chúng ta: dầu mõ, than đá, một số quặng.Có vai trò quan trọng trong các quá trình hình thành đất trồng trọt, nâng cao sản lượng các cây nông nghiệp, có tác dụng quan trọng giữ vững chu trình vật chất trong tự nhiên.VSV với những quy luật hoạt động sống phong phú, đang được ứng dụng trong các ngành công nghiệp thực phẩm, đồ hộp, chế rượu, làm bia, sản xuất enzim, bột ngọt, vitamin, các chất kháng sinhMột số VSV là tác nhân gây bệnh cho con người, động vật và cây trồng.Ngày nay, người ta còn chủ động dùng VSV làm giàu nguồn nitơ cho đất. Dùng VSV ủ chua thức ăn cho vật nuôi, làm chất kích thích sinh trưởng ở vật nuôi, cây trồng, sử dụng VSV chỉ thị trong việc tìm kiếm tài nguyên dầu khí, khoáng sản, làm sạch nguồn nước bảo vệ môi sinh, dùng VSV chế biến dung môi, làm giàu protein. Dùng những hiểu biết về VSV để bảo quản thực phẩm bằng sấy khô, đông lạnh, hun khói, ướp muối, ủ chua, xông hơi kháng sinh

File đính kèm:

  • pptVi khuan.ppt