Bài giảng Sinh học Khối 11 - Bài 26: Cảm ứng ở động vật

Khái niệm cảm ứng ở động vật

Ví dụ: + Khi trời trở rét, mèo có phản ứng xù lông, co mạch máu, nằm co lại.

+ Khi trời lạnh chim có hiện tượng xù lông .

*). Cảm ứng ở động vật là phản ứng đối với các kích thích từ môi trường sống để tồn tại và phát triển nhưng biểu hiện rõ hơn so với thực vật và tốc độ phản ứng nhanh hơn.

*). Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ. Cung phản xạ gồm:

1- Bộ phận tiếp nhận kích thích ( Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm)

2- Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin( Hệ thần kinh )

3- Bộ phận thực hiện ( cơ, tuyến)

 

ppt10 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 26/03/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Sinh học Khối 11 - Bài 26: Cảm ứng ở động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Giáo án giảng dạy 
Sinh học 11 – Cơ bản 
Chào mừng quý thầy cô 
 và các em học sinh 
Kiểm Tra bài cũ 
Ghép các khái niệm, hiện tượng ở cột A với các nội dung ở cột B 
1- Ứng động là: 
2- Hướng động là: 
3- Ứng động sinh trưởng là: 
4- Ứng động không sinh trưởng là: 
5- Hiện tượng bắt mồi ở cây nắp ấm là: 
6- Hoa tulip nở và cụp là: 
7- Cây trinh nữ cụp lá là: 
8- Nguyên nhân của hiện tượng hướng động là: 
9- Vai trò của ứng động 
10- Hướng dương là: 
A- Hướng tới nguồn kích thích 
B- Ứng động không sinh trưởng 
C- Phản ứng của thực vật với kích thích không định hướng 
D- Kiểu ứng động không có sự thay đổi về tốc độ sinh trưởng của các tế bào 
E- Hiện tượng nhiệt ứng động 
F- Sự phân bố không đồng đều Auxin ở 2 phía cơ quan 
G- Phản ứng của thực vật với kích thích có định hướng 
H- Giúp sinh vật tồn tại và phát triển 
I- Ứng động tiếp xúc và hoá ứng động 
K- Kiểu ứng động có sự thay đổi về tốc độ sinh trưởng của các tế bào 
Bài 26 
Cảm ứng ở động vật 
Chương II - Cảm ứng 
B.Cảm ứng ở động vật 
I.Khái niệm cảm ứng ở động vật 
Ví dụ: + Khi trời trở rét, mèo có phản ứng xù lông, co mạch máu, nằm co lại. 
+ Khi trời lạnh chim có hiện tượng xù lông.. 
Cảm ứng ở động vật là gì ? So sánh với cảm ứng ở thực vật ? 
 *). Cảm ứng ở động vật là phản ứng đối với các kích thích từ môi trường sống để tồn tại và phát triển nhưng biểu hiện rõ hơn so với thực vật và tốc độ phản ứng nhanh hơn. 
Một bạn lỡ chạm tay vào những chiếc gai nhọn và có phản ứng rụt tay lại. Hãy chỉ ra tác nhân kích thích, bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin, bộ phận thực hiện phản ứng của hiện tượng trên? 
Qua ví trên hình thức phản ứng rụt tay lại được gọi là phản xạ. Vậy phản xạ là gì? Gồm những bộ phận nào? 
*). Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ. Cung phản xạ gồm: 
1- Bộ phận tiếp nhận kích thích ( Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm) 
2- Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin( Hệ thần kinh ) 
3- Bộ phận thực hiện ( cơ, tuyến) 
1 
2 
3 
II. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh: 
Amip ......... ánh sáng chói 
TRÁNH 
Động vật đơn bào phản ứng với các kích thích như thế nào ? 
II. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh: 
Động vật đơn bào chưa có tổ chức thần kinh . Chúng phản ứng bằng cách chuyển động cả cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh nhờ không bào co rút . 
Ví dụ: Trùng roi bơi tới nơi giàu ánh sáng, trùng đế giày bơi tới nơi giàu Ôxi; Amip tránh ánh sáng 
III. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh: 
1- Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh lưới. 
-Hệ thần kinh dạng lưới có ở động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn thuộc ngành ruột khoang như sao biển, thủy tức. 
Hãy cho biết con thủy tức sẽ phản ứng như thế nào khi ta dùng một chiếc kim nhọn châm vào chân nó? 
Phản ứng của con thủy tức có phải là phản xạ không? Tại sao? 
Qua hình vẽ em nào hãy mô tả cấu tạo hệ thần kinh ? 
- Cấu tạo: Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể, liên hệ với nhau qua các sợi thần kinh tạo thành mạng lưới thần kinh . Các sợi thần kinh liên hệ với tế bào cảm giác và tế bào biểu mô cơ. 
- Khi bị kích thích, thông tin được truyền từ tế bào cảm giác  toàn bộ mạng lưới thần kinh  toàn bộ biểu mô cơ  cả cơ thể co lại. 
III. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh: 
2- Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch. 
Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gặp ở những đại diện nào ? 
- Hệ thần kinh chuỗi có ở động vật có đối xứng 2 bên thuộc ngành Giun dẹp, giun tròn, giun đốt... 
Dựa vào hình vẽ và SGK hãy mô tả cấu tạo của hệ thần kinh của nhóm động vật này? 
- Cấu tạo: Các tế bào thần kinh đã tập trung thành các hạch . Các hạch được nối với nhau bởi các dây thần kinh và tạo thành chuỗi hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể. Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển hoạt động của 1 vùng xác định của cơ thể. 
Hình thức phản ứng như thế nào? 
- Động vật có thần kinh dạng chuỗi hạch phản ứng lại kích thích theo nguyên tắc phản xạ. Hầu hết là các phản xạ không điều kiện. 
Tại sao hệ thần kinh chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ(như co một chân) khi bị kích thích? 
Dánh dấu X vào ô cho ý không đúng về ưu điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. 
A – Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh của động vật tăng lên. 
B – Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau và hình thành nên mối liên hệ với nhau nên khả năng phối hợp hoạt động giữa chúng được tăng cường. 
C – Nhờ các hạch thần kinh liên hệ với nhau nên khi kích thích nhẹ tại một điểm thì gây phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng. 
D – Do mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới. 
Củng cố và hướng dẫn học ở nhà 
Học sinh đọc và nghi nhớ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài 
Trả lời và làm vào vở bài tập các câu hỏi cuối bài 
Xem trước bài mới cho tiết hôm sau. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_khoi_11_bai_26_cam_ung_o_dong_vat.ppt