Bài giảng Sinh học Khối 11 - Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật (Bản chuẩn kiến thức)
Khái niệm
Khái niệm
Là kiểu sinh sản có sự hợp nhất của giao tử cái và đực tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
Đặc trưng của sinh sản hữu tính
Luôn có quá trình hình thành và hợp nhất giao tử đực và cái, có sự trao đổi và tái tổ hợp của hai bộ gen.
Gắn liền với giảm phân tạo giao tử.
Ưu việt hơn sinh sản vô tính.
Cấu tạo của hoa
Đài: lá đài và cuống hoa
Tràng: những cánh hoa màu sắc khác nhau tùy loại hoa.
Nhị: chỉ nhị và bao phấn (chứa hạt phấn)
Nhụy: núm nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy (chứa noãn)
CHÀO MỪNG CÁC THẦY, CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI TIẾT HỌC NÀY Thực hiện : Đỗ Văn Mười Tổ Sinh - Hóa – Trường THPT Nam Sách II HỘI GIẢNG CHÀO MỪNG NGÀY 26 - 03 Bài 42. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT I. Khái niệm Sinh sản hữu tính là gì? Là kiểu sinh sản có sự hợp nhất của giao tử cái và đực tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. 1. Khái niệm 2. Đặc trưng của sinh sản hữu tính Sinh sản hữu tính có những đặc trưng gì? - Luôn có quá trình hình thành và hợp nhất giao tử đực và cái, có sự trao đổi và tái tổ hợp của hai bộ gen. - Gắn liền với giảm phân tạo giao tử. - Ưu việt hơn sinh sản vô tính. Sinh sản hữu tính có gì ưu việt hơn so với sinh sản vô tính? Bài 42. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT II. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa 1. Cấu tạo của hoa Hoa gồm các bộ phận nào cấu thành? Bao phấn chỉ nhị Tràng hoa Đài hoa Cuống hoa Đầu nhụy Núm nhụy Túi phôi (chứa noàn) Bầu nhụy CẤU TẠO CỦA HOA LƯỠNG TÍNH Bài 42. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT II. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa 1. Cấu tạo của hoa - Đài: lá đài và cuống hoa Tràng: những cánh hoa màu sắc khác nhau tùy loại hoa. Nhị: chỉ nhị và bao phấn (chứa hạt phấn) Nhụy: núm nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy (chứa noãn) Bài 42. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT II. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa 2. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi Quan sát H 42.1 và: - Mô tả quá trình hình thành hạt phấn (thể giao tử đực). - Mô tả quá trình hình thành túi phôi (thể giao tử cái). 2n n n n n Giảm phân Nguyên phân Nhân sinh dưỡng Nhân sinh sản Tế bào mẹ 2n (trong bao phấn) Hạt Phấn Quá trình hình thành hạt phấn Tiểu bào tử đơn bội 2n n n n n tế bào kèm trứng tế bào đối cực tế bào mẹ của đại bào tử nguyên phân 3 lần Giảm phân . Tiêu biến Tế bào cực n n n Đại bào tử đơn bội Quá trình hình thành túi phôi Bài 42. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT II. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa 3. Quá trình thụ phấn và thụ tinh a. Thụ phấn Thụ phấn là gì? - Là quá trình vận chuyển hạt phấn từ bao phấn đến núm nhụy. Có những hình thức thụ phấn nào? - Thụ phấn gồm: tự thụ phấn và thụ phấn chéo Bài 42. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT II. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa 3. Quá trình thụ phấn và thụ tinh a. Thụ phấn b. Thụ tinh Thụ tinh là gì? - Là sự hợp nhất của nhân giao tử đực và nhân của TB trứng trong túi phôi để hình thành hợp tử. Sau khi thụ phấn phải xảy ra quá trình gì thì mới xảy ra quá trình thụ tinh? - Sau thụ phấn, hạt phấn nảy mầm nhờ TB ống phấn sinh trưởng dọc theo vòi nhụy, xâm nhập qua lỗ phôi và giải phóng 2 nhân (2 giao tử) trong đó một nhân hợp nhất với TB trứng. - Thụ tinh kép: 1 giao tử đực kết hợp với trứng tạo hợp tử , 1 giao tử đực kết hợp với nhân lưỡng bội ở trung tâm của túi phôi tạo nên nhân tam bội (3n) → hình thành nội nhũ cung cấp dinh dưỡng cho phôi phát triển. Vì sao quá trình thụ tinh ở thực vật hạt kín được gọi là thụ tinh kép? Bài 42. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT II. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa Hạt được hình thành như thế nào? 4. Quá trình hình thành hạt và quả a. Hình thành hạt Noãn sau thụ tinh sẽ phát triển thành hạt: hợp tử phát triển thành phôi, TB tam bội phân chia tạo một khối đa bào giàu chất dinh dưỡng gọi là nội nhũ (nuôi dưỡng phôi phát triển). Có mấy loại hạt? b. Hình thành quả Quả được hình thành như thế nào? Dựa vào sự tạo thành hạt trong thụ tinh, quả được chia thành mấy loại? - Quả là do bầu nhụy phát triển thành. Quả không qua thụ tinh noãn gọi là quả giả (quả đơn tính). Quá trình chín của quả thể hiện như thế nào? - Quá trình chín: bao gồm những biến đổi về mặt sinh lí, sinh hóa làm cho quả có độ mềm, màu sắc, hương vị hấp dẫn thuận lợi cho sự phát tán của hạt. CỦNG CỐ - VỀ NHÀ
File đính kèm:
- bai_giang_sinh_hoc_khoi_11_bai_42_sinh_san_huu_tinh_o_thuc_v.ppt