Bài giảng Sinh học Khối 12 - Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

1.HÓA THẠCH VÀ PHÂN CHIA THỜI GIAN ĐỊA CHẤT

1.HÓA THẠCH

a) Hóa thạch là gì

Hóa thạch là một trong nhiều bằng chứng của tiến hoá và phát triển của sinh vật bởi vì hóa thạch là di tích cuả các sinh vật đã từng sống trong các thời đại địa chất được lưu tồn trong các lớp đất đá của vỏ trái đất.

b) Ý nghĩa của hoá thạch

Có ý nghĩa to lớn trong nghiên cứu sinh học và địa chất học

-Căn cứ vào tuổi hoá thạch và đất đá kết hợp với sự biến đổi địa chất, khí hậu -> xác định tuổi Trái đất và sinh vật, thời gian địa chất

-Hóa thạch là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất. Ví dụ: sự có mặt của các hoá thạch quyết thực vật chứng tỏ thởi đại đó khí hậu ẩm ướt; sự có mặt và phát triển của bò sát chứng tỏ khí hậu khô ráo

2. Sự phân chia thời gian địa chất

a) Phương pháp xác định tuổi các lớp đất đá và hóa thạch

-Để xác định tuổi tương đối của các lớp đất đá hay các hóa thạch, căn cứ vào thời gian lắng đọng của các lớp trầm tích( địa tầng) phủ lên nhau theo thứ tự từ nông đến sâu. càng sâu có tuổi cổ hơn, nhiều hơn

-Để xác định tuổi tuyệt đối( bao nhiêu năm): căn cứ vào thời gian bán rã 50% lượng chất phóng xạ ban đầu trong hoá thạch. Ví dụ: cacbon 14 có thời gian bán rã là 5730 năm

 

ppt109 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sinh học Khối 12 - Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
inh: cách đây 220 triệu năm,kéo dài khoảng 150 triệu năm và chia làm 3 kỉ: Tam Điệp,Jura,Phấn Trắng. 
ĐTS của lịch sử địa cầu được gọi là:”thời kỳ của thực vật hạt trần” 
Tuy nhiên,nhìn từ góc độ của động vật, ĐTS còn có thể gọi là:”thời đại của động vật bò sát”. 
Tóm lại,sau khi Trái Đất bước vào ĐTS,động vật bò sát đã bắt đầu sinh trưởng mạnh mẽ. 
Trong suốt ĐTS loài này phát triển rất mạnh, thống trị thế giới hơn 100 triệu năm. 
A) Kỉ Triat (250 triệu năm) 
-Đại lục chiếm ưu thế, đại lục Pangea đang dần dần được tách ra. Khí hậu khô 
KỈ TAM ĐiỆP 
Thời điểm bắt đầu:220 triệu năm. 
Thời gian kéo dài : 45 triệu năm. 
Đặc điểm khí hậu,địa chất: 
 Đầu kỉ:đại lục chiếm ưu thế. 
 khí hậu khô. 
 Cuối kỉ:biển tiến chiếm nội địa. 
Đặc điểm giới thực vật: Quyết thực vật bị tiêu 
 diệt dần.Hạt trần phát 
 triển mạnh. 
THỰC VẬT HẠT TRẦN 
Sau kỷ Pecmi,khi thực vật hạt trần đang trở nên hưng thịnh,giới thực vật bắt đầu bước vào: “thời đại của thực vật hạt trần”. Nó bao gồm thời kỳ cuối của Đại Cổ Sinh và Đại Trung Sinh.Chúng phát triển với tốc độ nhanh chóng. 
Tiêu biểu là các cây :kha đạt,thiên tuế,thiên tuế bồn nội,tùng bách(như samu Nam Mỹ)... 
-Cây hạt trần ngự tr ị 
 Đặc điểm giới động vật: 
 Lưỡng cư bị tiêu diệt dần.Cá xương phát triển,cá sụn thu hẹp. 
 Xuất hiện nhóm cao trong bò sát:thằn lằn,rùa,cá sấu. 
 Xuất hiện động vật có vú đầu tiên(thú đẻ trứng tương tự như thú mỏ vịt,thú lông nhím ngày nay). 
Phân hoá bò sát cổ.Cá xương phát triển 
THẰN LẰN CỔ RẮN 
Phát sinh thú và chim 
Kỷ Trias kết thúc với sự tuyệt chủng hàng loạt, đặc biệt nghiêm trọng trong các đại dương; các loài động vật có xương sống với răng nón thuộc lớp Conodonta đã biến mất, cũng giống như là gần như toàn bộ các loài bò sát biển, ngoại trừ thằn lằn cá ( Ichthyosauria ) và thằn lằn chân chèo ( Plesiosauria ). Các động vật không xương sống như ngành Tay cuốn ( Brachiopoda ), lớp Chân bụng ( Gastropoda ) thuộc ngành thân mềm ( Mollusca ) bị ảnh hưởng nặng nhất 
Một số các khủng long nguyên thủy thời kỳ đầu cũng bị tuyệt chủng, nhưng các nhóm khủng long khác, dễ thích nghi hơn thì đã sống sót để tiến hóa trong kỷ Jura. Các loài thực vật sống sót để thống lĩnh thế giới trong Đại Trung Sinh có các loài thông, tùng, bách hiện đại và thực vật dạng tuế. 
B)Kỉ Jura (200 triệu năm) 
-Hình thành 2 đại lục Bắc và Nam.Biển tiến vào lục địa. Khí hậu ấm áp 
KỶ JURA 
Đặc điểm thực vật:hạt trần tiếp tục phát triển Có những cây rất to như sequola(cù tùng) cao 150m,đường kính12m.Những cây có hạt đa dạng trong rừng làm thức ăn cho ĐV. 
Đặc điểm về động vật:Bò sát khổng lồ chiếm ưu thế tuyệt đối.(ở cạn:thằn lằn sấm;ở nước:thằn lằn cổ rắn;ở không:thằn lằn bay...) Xuất hiện chim thủy tổ mang đặc điểm bò sát và chim. 
CÂY CÙ TÙNG 
Cây hạt trần ngự trị 
kỷ nguyên  Khủng long . Sự bắt đầu của kỷ này được đánh dấu bằng sự kiện tuyệt chủng lớn kỷ Trias-Jura. 
THỜI ĐẠI CỦA ĐỘNG VẬT BÒ SÁT 
Khi TV sống trên cạn hoàn thiện thì ĐV bò sát cũng phát triển. 
Động vật bò sát sau khi trải qua quá trình tiến hóa đã phát triển đầy đủ đặc điểm cơ bản.Lúc này chúng giống như đóa hoa còn ngâm nụ,chưa nở. 
Đến ĐTS,hoàn cảnh sống càng trở nên thích hợp hơn.Do đó nụ hoa nở lớn,thay đổi dạng sắc,nhanh chóng tỏa ra đủ các dạng nhánh hệ. 
Trái Đất từ đấy trở thành thế giới của “rồng”. 
KHỦNG LONG XƯNG BÁ TRÊN MẶTĐẤT TRONG ĐẠI TRUNG SINH 
Khủng long phân bố rộng khắp trên trái đất. Từ 1989,phát hiện được hóa thạch khủng long ở Nam Cực.Di tích của khủng long đã có ở khắp châu lục trên TG.Hiện nay,số lượng khủng long được phát hiện trên TG đã đạt đến 6.7 trăm loài. 
Phi long trên trời,ngư long dưới biển và khủng long trên mặt đất phát triển ngày càng phồn thịnh 
Bò sát cổ ngự trị 
Khủng long mỏ chim 
KiẾM LONG 
NGƯ LONG 
KHỦNG LONG VÙNG SÔNG NƯỚC 
Phân hoá chim 
C) Kỉ Krêta(145 triệu năm) 
-Các đại lục bắc liên kết với nhau. Biển thu hẹp. Khí hậu khô 
- Xuất hiện thực vật có hoa. 
Cọ,huệ,mộc lan,long não. 
Tiến hóa động vật có vú. 
KHỦNG LONG BA SỪNG 
KHỦNG LONG BẠO CHÚA 
NHÍM MỎ CHIM 
Cuối kỉ tuyệt diệt nhiều loài sinh vật kể cả bò sát cổ 
NGUYÊN NHÂN TUYỆT CHỦNG CỦA KHỦNG LONG 
Khủng long xưng bá vào thời đại trung sinh. Vào cuối ĐTS,chúng gặp phải tai họa chết người,biến mất hẳn trên Trái Đất. 
Tại sao khủng long lại bị diệt vong? Đó chính là câu hỏi được đặt ra.Các nhà khoa học đến từ nhiều góc độ khác nhau đã tiến hành nghiên cứu và thảo luận vấn đề đó. 
Những ý kiến liên quan đến sự diệt vong của khủng long có thể chia thành hai ý kiến lớn: Thuyết tiến dần và Thuyết tai biến. 
THUYẾT TiẾN DẦN 
Do cuối ĐTS,sự tạo núi diễn ra nhi ề u,khí hậu trở lạnh,ở nhiều nơi,TV hạt kín đã thay thế cho TV hạt trần;do các động vật có vú v ớ i sức cạnh tranh sinh tồn cao hơn so với các loài bò sát khủng long phát triển,dẫn đến sự diệt vong của khủng long. 
THUYẾT TAI BiẾN 
Khủng long diệt vong là do sự va chạm giữa Trái Đất và hành tinh nhỏ,sự phát nổ của ngôi sao mới,vết đen mặt trời...cùng các nhân tố vũ trụ gây nên sự biến đổi về môi trường trên Trái Đất. 
Khủng long do không thích ứng được nên bị diệt vong. 
ĐẠI TÂN SINH 
Tại sao nói Đại Tân Sinh là thời kì thống trị 
 của ĐV có vú? 
 _ĐV có vú có nguồn gốc từ loài ĐV nào? 
 _TV hạt kín xuất hiện khi nào? 
 _Sự xuất hiện loài người. 
ĐẠI TÂN SINH 
KỶ ĐỆ TAM 
KỶ ĐỆ TỨ 
Đại Tân sinh là thời đại của động vật có vú . Trong đại Tân sinh, động vật có vú đã chia nhánh từ một vài dạng tổng quát, nhỏ và đơn giản thành một tập hợp đa dạng các loài động vật sống trên đất liền, trong lòng đại dương và những động vật biết bay. Đại Tân sinh cũng có thể coi là thời đại của các thảo nguyên , hoặc thời đại của sự đồng phụ thuộc giữa thực vật có hoa và côn trùng. Các loài chim cũng có sự tiến hóa một cách cơ bản trong đại này. 
Về mặt địa chất , đại Tân sinh là kỷ nguyên khi các lục địa chuyển dịch tới vị trí hiện nay của chúng. Australia-New Guinea tách ra từ đại lục Gondwana để trôi về phía bắc và cuối cùng tiếp giáp với Đông Nam Á ; châu Nam Cực cũng di chuyển tới vị trí hiện nay của nó tại khu vực Nam cực . Đại Tây Dương mở rộng ra và vào giai đoạn cuối của đại này thì Nam Mỹ gắn liền với Bắc Mỹ . 
A) Đệ tam( 65 triệu năm) 
-Các đại lục địa gần giống hiện nay.Khí hậu đầu kỉ ấm áp, cuối kỉ lạnh 
Giovanni Arduino  sử dụng trong thập niên 1700. Ông phân loại niên đại địa chất ra thành các kỷ Primary (kỷ Đệ Nhất), Secondary (kỷ Đệ Nhị) và Tertiary (kỷ Đệ tam), dựa trên các quan sát về địa chất tại miền bắc  Ý . Sau này kỷ thứ tư hay  kỷ đệ tứ  (Quaternary) cũng đã được áp dụng. Năm  1828 ,  charless lyell  sáp nhập kỷ Đệ tam vào trong hệ thống phân loại của ông với các chi tiết cụ thể hơn 
Uỷ ban địa tầng quốc tế  (ICS) đã không còn coi nó là một phần của   danh pháp địa tầng học chính thúc  mà gần như đã coi nó như là cấp phân giới (sub-erathem) gọi là  Phân giới Đệ tam  hay tương ứng với phân giới này là  phân đại Đệ tam 
ĐẠI TÂN SINH 
Kỷ Palaeogen ( Cổ Đệ tam hay Đệ tam Hạ ) bao gồm ba thế là: 
paleocen 
Eocen và 
Oligocen 
Kỷ Neogen ( Tân Đệ tam hay Đệ tam Thượng ) bao gồm bốn thế là: 
Miocen 
Poliocen 
Pleistocen và 
Holocen . 
Bằng cách phân chia kỷ đệ Tam ra thành 2 kỷ thay vì 5 thế, thì các kỷ có thể so sánh được một cách gần gũi hơn với độ dài của các kỷ trong các đại Trung Sinh và Cổ Sinh . 
-Phát sinh các nhóm linh trưởng, cây có hoa ngự trị, phân hóa các lớp thú,chim, côn trùng 
ĐỘNG VẬT CÓ VÚ THỐNG TRỊ ĐỊA CẦU 
Từ khi đạt đến đỉnh cao của nấc thang tiến hóa,tuy cùng được phân hóa từ động vật bò sát,nhưng động vật có vú lại tiến hóa hơn một bậc so với lớp chim. 
Vạn vật trên Thế Giới luôn thay thế cho nhau,cái mới thay thế cái cũ.Đại Tân Sinh của 65 triệu năm trở lại đây là thời đại thống trị của động vật có vú.Chúng giữ vị trí th ống trị trong giới động vật. 
THÚ MỎ VỊT 
Là động vật có vú cổ xưa nhất.Vẫn còn đẻ trứng,nuôi con bằng sữa. 
HỔ RĂNG KiẾM 
TÊ GIÁC KHỔNG LỒ 
Hiện nay đã bị tuyệt chủng. 
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN 
TV hạt kín có nguồn gốc từ TV hạt trần.Trong thời kỳ cực thịnh của TV hạt trần,một số TV hạt kín mới phát triển trong quá trình biến dị và chọn lọc tự nhiên,dần dần cắm rễ vững chắc,tiến lên phát triển thịnh vượng. 
Vào thời kỳ cuối của kỷ phấn Trắng,do sự biến động mạnh mẽ của vỏ trái đất,một số TV hạt trần vì không thích ứng được đã bị diệt vong. 
Sự nảy nở của TV hạt kín được bầu nhụy che chở,nên có khả năng thích ứng với điều kiện sống đã thay đổi và phát triển lớn mạnh trước sự cạnh tranh sinh tồn. 
Thực vật hạt kín 
B) Kỉ Đệ tứ( 1.8 triệu năm) 
Băng hà, khí hậu lạnh, khô 
Tuy nhiên, trong phiên bản 2009 về niên đại địa chất thì ICS đã chấp nhận điều chỉnh lại ranh giới bắt đầu của phân đại/kỷ này. Hiện tại (vào năm 2009), nó bắt đầu vào khoảng 2,588±0,005 triệu năm trước, khi bắt đầu  tầng Gelasia . 
 Đặc điểm về ĐV: Trong thời kỳ băng hà có những loài thú lông rậm chịu lạnh giỏi: voi Mamut,tê giác lông rậm đã tuyệt diệt. 
 Đặc trưng của đại này là sự xuất hiện loài người. 
 Ổn định hệ động vật. 
VOI MA MÚT 
LOÀI ĐỘNG VẬT LINH TRƯỞNG 
Con người đã tiến hóa từ động vật.Dựa theo phân loại động vật,con người chúng ta thuộc về loài động vật linh trưởng. 
Loài động vật linh trưởng đã phát triển đến mức cao nhất của giới động vật hiện nay như: cù cây,khỉ cáo,khỉ đeo mắt kiếng,khỉ macac và tinh tinh... 
Cù cây 
Vào khỏang 70 triệu năm trước của kỷ phấn Trắng,động vật loài linh trưởng như cù cây,sau khi phân hóa từ loài cổ ăn côn trùng,đã trải qua một số giai đoạn phát triển thì loài khỉ cáo,khỉ mũi hep.. Mới có chi trước,chi sau phân hóa. 
Đại não và cơ quan cảm giác cũng ngày càng phát triển,dần dần tiến hóa thành loài vượn có trí lực và chức năng cao hơn hẳn các loài động vật khác. 
3 triệu năm trước,một chi của loài vượn cổ lại phát triển thành loài người,không chỉ có thể nhận thức được thế giới mà còn có khả năng cải tạo thế giới. 
Sự xuất hiện của loài người làm cho lịch sử Trái Đất bắt đầu bước vào thời đại vĩ đại của lịch sử nhân lọai. 
Lòai người bắt đầu xuất hiện 
Cuộc sống của người tối cổ 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_khoi_12_bai_33_su_phat_trien_cua_sinh_gio.ppt