Bài giảng Sinh học Khối 12 - Tiết 20, Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào

I. TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN.

1. Quy trình:

Nghiên cứu thông tin sgk trả lời các câu hỏi sau:

Câu 3: Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến ở VSV gồm mấy bước chủ yếu? Nêu tên các bước đó.

- B1: Xử lý mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến

- B2: Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn

- B3: Tạo dòng thuần chủng.

Trong bước 1, xử lý mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến cần chú ý:

1. Lựa chọn loại tác nhân gây đột biến thích hợp.

2. Liều lượng

3.Thời gian xử lý thích hợp.

 

ppt13 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Sinh học Khối 12 - Tiết 20, Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TIẾT 20 : TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO. 
Giáo viên giảng dạy: Phạm Văn An 
Trường THPT Hoà Phú 
KIỂM TRA BÀI CŨ 
 Câu 1 : Nguồn biến dị của quần thể vật nuôi được tạo ra bằng những cách nào? 
 Câu 2 : Ưu thế lai là gì? Phương pháp tạo giống lai cho ưu thế lai? Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời lai nào? Tại sao? 
TIẾT 20 : TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO. 
I. TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN 
1. Quy trình: 
* Nghiên cứu thông tin SGK và trả lời các câu hỏi sau: 
Câu 1: Để tạo ra các cá thể có gen và tổ hợp gen mong muốn người ta dùng phương pháp nào? 
- Dùng tác nhân gây đột biến khác nhau tạo nguồn biến dị di truyền, kết hợp với chọn lọc tạo cá thể có gen và tổ hợp gen mong muốn. 
Câu 2: Phương pháp gây đột biến phù hợp với đối tượng sinh vật nào? Vì sao? 
- Với vi sinh vật, vì: Tốc độ sinh sản nhanh nên dễ dàng phân lập các dòng đột biến. 
I. TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN. 
1. Quy trình: 
Nghiên cứu thông tin sgk trả lời các câu hỏi sau: 
Câu 3: Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến ở VSV gồm mấy bước chủ yếu? Nêu tên các bước đó. 
- B 1 : Xử lý mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến 
- B 2 : Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn 
- B 3 : Tạo dòng thuần chủng. 
Trong bước 1, xử lý mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến cần chú ý: 
1. Lựa chọn loại tác nhân gây đột biến thích hợp. 
2. Liều lượng 
3.Thời gian xử lý thích hợp. 
Theo em tại sao phải chú ý những điều đó? 
 Vì phần lớn đột biến là có hại nếu không chọn được tác nhân, liều lượng và thời gian xử lý thích hợp thì sinh vật bị xử lý có thể bị chết hoặc giảm sức sống và khả năng sinh sản. 
I. TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN. 
1. Quy trình: 
2. Một số thành tựu tạo giống ở việt Nam 
a. Với vi sinh vật: 
- Tạo được nhiều chủng vi sinh vật có nhiều đặc điểm quý. 
- Ví dụ: Xử lý bào tử nấm pênicilium bằng tia phóng xạ kết hợp chọn lọc, tạo chủng pênicilium có hoạt tính pênixilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu. 
b. Với thực vật: tạo nhiều giống cây trồng cho năng suất cao. 
+ Táo Gia lộc → Táo má hồng: 2 vụ quả/năm, khối lượng quả tăng, thơm ngon (Xử lý bằng hóa chất NMU) 
+ Tạo cây dâu tằm (3n), dương liễu (3n), rau muống (4n) .. (Thu hoạch về thân, lá, sợi) có bản lá dày, năng suất cao. Tạo trái cây không hạt (Dưa hấu, nho ) có hàm lượng đường cao, nhờ xử lý cây 2n bằng hóa chất cônxisin 
+ Dùng tia gamma kết hợp NMU tác động lên giống lúa nông nghiệp 5, tạo thể đột biến nhiều hạt, ít rụng, chín sớm 
I. TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN 
II. TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO 
1. Công nghệ tế bào thực vật 
2. Công nghệ tế bào động vật 
 Nghiên cứu thông tin SGK, hoàn thiện phiếu học tập sau ( thời gian 7 phút) 
Công nghệ tế bào 
Mục đích 
Kỹ thuật 
Ý nghĩa 
Thành tựu 
Thực vật 
Động vật 
Công nghệ tế bào 
Mục đích 
Kĩ thuật 
Ý nghĩa 
Thành tựu 
Thực vật 
 Nhân giống vô tính các loại cây trồng quý hiếm 
 Tạo giống cây lai khác loài. 
 Lai tế bào sinh dưỡng (dung hợp 2 tế bào trần) 
+ Loại bỏ thành tế bào 
+ Cho vào môi trường dinh dưỡng nhân tạo 
+Nuôi cấy trong môi trường đặc biệt 
Tạo giống mới mang đặc điểm của hai loài. 
 Cây chanh bốn mùa. 
 Cây khoai tây 
 Cây cà chua 
 Cây lai từ khoai tây và cà chua 
 Cây lai từ hai loài cây thuốc lá 
Động vật 
Nhân bản được các động vật quý hiếm dùng nhiều mục đích khác nhau 
Nhân bản vô tính động vật ( Sgk) 
Cấy truyền phôi ( sgk) 
Tạo được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau 
Nhân bản cừu Đôly. 
Quy trình nhân bản cừu Đôly 
Lấy trứng của con cừu ra khỏi cơ thể (Cừu cho trứng) → loại bỏ nhân của tế bào trứng. 
- Lấy nhân từ tế bào tuyến vú của con cừu khác (Cừu cho nhân tế bào) → Cho vào trứng của cừu cho trứng (đã bị loại nhân). 
Nuôi trứng vừa được cấy nhân trong ống nghiệm phát triển thành phôi. 
- Cấy phôi vào tử cung của con cừu thứ 3, phôi phát triển, sinh nở bình thường. Cừu con đẻ ra có kiểu hình giống hệt cừu cho nhân. 
Cấy truyền phôi: 
Hình ảnh Cừu DOLLY (05/07/1996 – 14/02/2003) 
Phôi được tách thành nhiều phôi riêng biệt, cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau, phôi phát triển, sinh nở bình thường. Đẻ ra nhiều con vật có kiểu gen giống hệt nhau. 
CỦNG CỐ BÀI HỌC 
Qua bài 19, hãy nêu những nội dung cần ghi nhớ? 
1. Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và một số thành tựu đạt được trong tạo giống vsv và thực vật. 
2. Phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào. 
- Thực vật? 
- Động vật? 
BÀI TẬP VỀ NHÀ 
- Học bài cũ theo câu hỏi SGK – Trang 82. 
- Đọc trước bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen. 
xin chân trọng cám ơn 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_khoi_12_tiet_20_bai_19_tao_giong_bang_phu.ppt