Bài giảng Sinh học Lớp 11 - Bài 28: Điện thế nghỉ (Chuẩn kiến thức)
Khái niệm:
điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện tích giữa 2 bên màng TB khi TB không bị kích thích, phía bên trong mang điện âm, phía ngoài màng mang điện dương
Em có nhận xét gì?
? K+ khuếch tán theo chiều nào? Nguyên nhân? Kết quả?
Na+ có đồng thời khuếch tán không? Vì sao?
K+ đi từ trong màng TB ra phía màng ngoài. Do nồng độ K+ phía trong cao hơn phía ngoài, do màng có tính thấm chọn lọc cao đối với Ion K+ (cổng K+ “mở hé”) kết quả bên ngoài tích điện dương, bên trong tích điện âm
Khi ở trạng thái nghỉ cổng Na+ đóng không cho Ion Na+ đi qua
Vậy, điện thế nghỉ sẽ thay đổi theo xu hướng ngày càng tăng hiệu điện thế?
Bơm K+ và Na+ hoạt động liên tục vận chuyển Ion K+ và Na+ ngược chiều gradien nồng độ (tiêu tốn năng lượng) để trả lại. Hiệu điện thế nghỉ luôn duy trì ổn định (đặc trưng cho loài)
Bài 28: Điện thế nghỉ Quan sát H28.1 ? Điện cực 1 và điện cực 2 đặt nơi nào ? ( trong hay ngoài màng TB). Kim điện kế có hiện tượng gì ? Giải thích ? Do có sự chênh lệch điện thế giữa 2 bên màng TB ( ngoài tích điện dương , trong tích điện âm ) xuất hiện dòng điệnkim điện kế quay Vây , thế nào là điện thế nghỉ ? Khái niệm : - điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện tích giữa 2 bên màng TB khi TB không bị kích thích , phía bên trong mang điện âm , phía ngoài màng mang điện dương 2. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ Quan sát hình sau Em có nhận xét gì ? ? K + khuếch tán theo chiều nào ? Nguyên nhân ? Kết quả ? Na + có đồng thời khuếch tán không ? Vì sao ? K + đi từ trong màng TB ra phía màng ngoài . Do nồng độ K + phía trong cao hơn phía ngoài , do màng có tính thấm chọn lọc cao đối với Ion K + ( cổng K + “ mở hé ” ) kết quả bên ngoài tích điện dương , bên trong tích điện âm Khi ở trạng thái nghỉ cổng Na + đóng không cho Ion Na + đi qua Vậy , điện thế nghỉ sẽ thay đổi theo xu hướng ngày càng tăng hiệu điện thế ? Bơm K + và Na + hoạt động liên tục vận chuyển Ion K + và Na + ngược chiều gradien nồng độ ( tiêu tốn năng lượng ) để trả lại ... Hiệu điện thế nghỉ luôn duy trì ổn định ( đặc trưng cho loài ) Vậy , có thể nói : Cơ chế hình thành điện thế nghỉ chịu sự chi phối các yếu tố sau : Do sự phân bố các Ion ở 2 bên màng TB, sự di chuyển của các Ion qua màng TB ( quan trọng nhất là K + và Na + ) Do tính thấm chọn lọc của màng TB đối với các Ion ( cổng Ion mở hay đóng ) Bơm K + - Na + có nhiệm vụ chuyển K + từ phía ngoài trả vào phía trong nên nồng độ K + phía trong màng TB luôn cao hơn phía ngoài màng TB Bài tập:chọn câu trả lời đúng Câu 1: khi TB ở trạng thái nghỉ ngơi A. cổng K + và Na + cùng đóng B. cổng K + mở và Na + đóng C. cổng K + và Na + cùng mở D. cổng K + đóng và Na + mở Câu 2: Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế 2 bên màng khi TB nghỉ ngơi A. phía trong màng tích điện dương , ngoài màng tích điện âm B. phía trong màng tích điện âm , ngoài màng tích điện dương C. cả trong và ngoài màng tích điện dương D. cả trong và ngoài màng tích điện âm Câu 3: Để duy trì điện thế nghỉ , bơm K + - Na + có vai trò chuyển A. Na + từ ngoài vào trong màng B. K + từ ngoài vào trong màng C. K + từ trong ra ngoài màng D. Na + từ trong ra ngoài màng
File đính kèm:
- bai_giang_sinh_hoc_lop_11_bai_28_dien_the_nghi_chuan_kien_th.ppt