Bài giảng Sinh học Lớp 11 - Bài 31: Tập tính ở động vật - Lê Phương Hoa

Khái quát chung: Các vấn đề cần nghiên cứu

Tập tính Khái niệm

của động Các loại tập tính

vật Cơ sở thần kinh của tập tính

 Một số hình thức học tập ở động vật

 Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật

 Tập tính ở người

 Ứng dụng

Tập tính là gì?

Nghiên cứu các hiện tượng sau và đưa ra định nghĩa về tập tính.

 Đàn ngỗng mới nở đi theo hình ảnh đầu tiên mà chúng nhìn thấy.

 Con mèo đang đói nghe thấy tiếng bát đũa lách cách vội vàng chạy xuống bếp.

Nhận xét:

- Tất cả những biểu hiện trên đều là những phản ứng của động vật với các tác động của môi trường (nhìn thấy vật chuyển động, nghe tiếng bát đũa,.)

- Các hiện tượng trên đều là biểu hiện của tập tính.

 Vậy tập tính là gì???

 

ppt32 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sinh học Lớp 11 - Bài 31: Tập tính ở động vật - Lê Phương Hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ng cần qua học hỏi và rèn luyện. 
Được hình thành trong quá trình sống của cá thể thông qua học tập và rút kinh nghiệm. 
Không thay đổi và không chịu ảnh hưởng của điều kiện và hoàn cảnh sống. 
Chịu ảnh hưởng của điều kiện sống 
Yếu tố di truyền quyết định 
Môi trường sống quyết định 
Tập tính bẩm sinh 
Tập tính học được 
VD: + Vẹt có tập tính tha rác về làm tổ. 
 + Tập tính chăm sóc con non 
VD: + Khi nhìn thấy đèn đỏ, người đi đường dừng lại. 
 + Cách săn mồi ở hổ con được hổ mẹ dạy cho. 
VẸT LÀM TỔ 
HƯƠU CAO CỔ CHĂM SÓC CON NON 
III - Cơ sở thần kinh của tập tính: 
Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ thực hiện qua cung phản xạ. 
Các tập tính bẩm sinh là chuỗi các phản xạ không điều kiện di truyền từ bố mẹ. 
Các tập tính học được chính là chuỗi các phản xạ có điều kiện. 
III - Một số hình thức học tập ở động vật: 
Khái niệm và biểu hiện 
Ý nghĩa 
VD 
1) Quen nhờn 
2) In vết 
 Hình thức học tập đơn giản nhất. 
 Nếu những kích thích lặp lại nhiều lần không gây nguy hiểm gì, động vật sẽ không trả lời kích thích 
 Giúp động vật thích nghi với môi trường sống 
 Giúp tiết kiệm năng lượng. 
Gà con đang ăn thấy người sẽ trốn đi, nhưng nhiều lần như vậy không gặp nguy hiểm thì chúng không nấp nữa. 
 Là hiện tượng con non sinh ra có tính bám và đi theo những vật chuyển động đầu tiên mà chúng nhìn thấy. Dễ thấy nhất là ở các loài chim. 
 Giúp con non di chuyển theo bố mẹ để được chăm sóc và bảo vệ. 
Vịt con mới nở đi theo xe đồ chơi. 
Khái niệm và biểu hiện 
Ý nghĩa 
VD 
3)Điều kiện hóa 
(thành lập phản xạ có điều kiện) 
 Có hai loại: 
+ Điều kiện hóa đáp ứng (điều kiện hóa kiểu Páp-lốp. Là hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương 
 Thí nghiệm 1: Cho chó ăn thức ăn , kết quả chó tiết nước bọt . 
 Thí nghiệm 2: Rung chuông nhưng không cho chó ăn , kết quả chó không tiết nước bọt . 
 Thí nghiệm 3: Vừa cho chó ăn vừa rung chuông , tiến hành khoảng vài chục lần chó vẫn tiết nước bọt . 
 Thí nghiệm 4: Sau thí nghiệm 3, chúng ta chỉ rung chuông nhưng kết quả chó vẫn tiết nước bọt 
+ Điều kiện hóa thao tác. hành động (điều kiện hóa kiểu Skaino. Là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng hoặc phạt, sau đó động vât chủ động lặp lại hành vi đó. 
 Giúp huấn luyện động vật trong xiếc. 
 Hình thành các phản xạ có điều kiện cho động vật 
THÍ NGHIỆM CỦA PÁP-LỐP 
 Skinnơ thả chuột vào lồng thí nghiệm. Trong lồng có một bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau 1 số lần ngẫu nhiên đạp bàn đạp và có thức ăn, mỗi khi thấy đói bụng chuột đã chủ động đạp bàn đạp và lấy thức ăn. 
Khái niệm và biểu hiện 
Ý nghĩa 
VD 
4) Học ngầm 
 Quan sát thí nghiệm sau và rút ra khái niệm về hình thức học tập học ngầm 
 Thí nghiệm : 
• TN 1: Thả chuột A vào khu vực có nhiều đường đi , cho chuột chạy hết các ngả đường . 
• TN 2: Thả chuột A và chuột B vào khu vực có nhiều đường đi giống ở TN1 và đặt thức ăn vào . Chuột A sẽ tìm thấy thức ăn nhanh hơn chuột B. 
 Học ngầm là kiểu học không ý thức, không biết rõ là mình đã học được. Sau này, khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện lại giúp động vật giải quyết các tình huống tương tự. 
 Đối với động vật hoang dã, nhờ những trải nghiệm đã tích lũy được trong đời sống học ngầm mà chúng mau chóng tìm được thức ăn và tránh sự đe dọa từ kẻ thù 
 Khỉ con có thể học ngầm từ khỉ khác. Khi lơn lên gặp lại nhưng tình huống đó chúng có thể tái hiện lại. 
5) Học khôn 
 Học khôn là học có chủ định,có chủ ý, nên trước một vấn đề cần giải quyết, con vật tìm cách xử lý bằng sự phối hợp các kinh nghiệm trước đó qua suy nghĩ, phán đoán, làm thử. 
 Học khôn chỉ có ở động vật có hệ thần kinh rất phát triển như ở người và động vât thuộc bộ linh trưởng 
 Giúp động vật thích nghi cao độ với môi trường sống luôn luôn thay đổi 
 Tinh tinh biết sắp xếp các thùng gỗ lên nhau để lấy thức ăn ở trên cao 
 Tinh tinh biết dùng que nhọn bắt cá. 
Chuột A tìm được thức ăn nhanh hơn vì khi thả vào khu vục có nhiều đường đi mà giống với đường đi nó đã gặp trước đây khi đó kiến thức cũ được tái hiện và nó tìm được thức ăn nhanh hơn. 
V - Một số tập tính phổ biến ở động vật: 
1) Tập tính kiếm ăn, săn mồi: 
- Tập tính kiếm ăn của động vật là khác nhau. 
	ĐV có hệ thần kinh chưa phát triển: Tập 	tính bẩm sinh. 
	ĐV có hệ thần kinh phát triển: Học từ bố 	mẹ, đồng loại hoặc do kinh nghiệm, 
- Ở động vật có hệ thần kinh càng phát triển, các tập tính càng phong phú và đa dạng. 
- Để tồn tại và phát triển, các động vật có nhu cầu tìm kiếm thức ăn nói chung và săn mồi nói riêng. Đây là những tập tính đảm bảo sự sống còn của động vật. 
Một số hình ảnh về tập tính kiếm ăn 
2) Tập tính sinh sản: 
- Phần lớn các tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng. 
- Các tập tính sinh sản gồm nhiều hoạt động kế tiếp nhau, thể hiện dưới dạng chuỗi phản xạ. 
Kích thích 
Thời tiết 
Hoocmon sinh dục 
Hiện tượng chín sinh dục và chuẩn bị cho sự sinh sản 
Công đực ve vãn công cái bằng chiếc đuôi sặc sỡ 
Rái cá tỏ tình 
Chim chiến tìm bạn tình nhờ chiếc cổ họng đầy hơi 
Cá ngựa - con đực mang thai 
3) Tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ : 
- Động vật có tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ của mình chống lại các cá thể khác cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản. 
- Tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ ở mỗi loài rất khác nhau 
	+ Động vật lớp Thú dùng các chất tiết từ các tuyến thơm, nước tiểu,... 
	+ Giao tranh với các cá thể khác. 
Chú chó đang đánh dấu lãnh thổ của mình bằng nước tiểu 
Các con sư tử châu phi với niềm kiêu hãnh, chiến đấu ngoan cường để giữ trọn lãnh thổ 
Cuộc chiến không khoan nhượng giữa các chú cáo 
Ngựa quyết tâm bảo vệ lãnh thổ 
4) Tập tính xã hội: 
- Là tập tính sống bầy đàn như ở ong, kiến,mối,...một số loài cá (các trích, cá mực,..), loài chim, chó sói, linh cẩu,... 
- Tập tính xã hội bao gồm nhiều loại, trong đó đáng chú ý nhất là tập tính thứ bậc, tập tính hợp tác, tập tính vị tha,...để đảm bảo trật tự trong bầy đàn cũng như hỗ trợ nhau trong kiếm ăn, săn mồi hoặc cùng nhau chống kẻ thù chung. 
	- Tập tính thứ bậc: Trong mỗi bầy đàn, 	bao 	giờ cũng có sự phân chia thứ bậc, 	con 	đứng đầu giành được nhiều ưu 	tiên về 	thức ăn, sinh sản. 
	VD: Đàn gà luôn có một con thống trị, 	có 	quyền mổ các con còn lại. 
- Tập tính vị tha: Tập tính hi sinh quyền lợi bản thân vì lợi ích sinh tồn của bầy đàn. 
VD: Kiến lính sẵn sàng hi sinh để bảo vệ tổ. 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHÁC VỀ TẬP TÍNH XÃ HỘI 
Đại gia đình ong 
Đàn linh dương đầu bò 
Con đường trở thành vua sư tử - có ưu thế hơn về sinh sản, thức ăn 
Đội quân sói lửa hợp sức săn mồi 
5) Tập tính di cư 
- Là dạng tập tính rất phức tạp thể hiện trong hiện tượng di cư của một số loài chim, cá... 
- Nguyên nhân: Do mùa đông lạnh giá, thiếu thức ăn, nhu cầu sinh sản,... 
Cuộc di cư dài 1.800km hằng năm của đàn linh dương đầu bò vượt sông Mara tại Tanzania . 
- Khi di cư, động vật sống trên cạn định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình...Chim bồ câu định hướng nhờ từ trường Trái Đất, động vật sống dưới nước nhờ vào thành phần hóa học vủa nước và hướng dòng chảy 
Lo ài cua đỏ đảo Christmas trên Ấn Độ Dương đang hành quân rầm rộ ra bờ biển để sinh sản ( chuyến đi dài 8 km ) . 
Cá hồi đỏ di cư khi mùa sinh sản đến 
VI - Tập tính ở người: 
- Cũng giống như động vật, ở người cũng có những tập tính bẩm sinh. Con người qua giáo dục, học tập và rèn luyện đã xây dựng được những tập tính mới, thói quen tốt và có khả năng kiềm chế, không thể hiện những tập tính bẩm sinh không phù hợp với xã hội văn minh. 
	tập tính ănuống 
	tập tính sinh sản 
	tập tính tự vệ 
	thai nhi trong bụng 	mẹ đã có phản xạ 	đầu gối, thai đạp. 
	Kiên trì, nhẫn nại 
	Thói quen giờ giấc 
	Ngăn nắp, gọn gàn 
	Tiếng nói, chữ viết 
Tập tính bẩm sinh : 
Tập tính học được 
 Yếu tố chi phối: 
+ Hệ thần kinh đặc biệt là vỏ não rất phát triển. 
+Thời gian sống dài nên thuận lợi cho việc hình thành các tập tính mới. 
+Con người có đời sống xã hội phức tạp góp phần điều chỉnh hoạt động, hành vi, của con người 
Một số hình ảnh về tập tính ở người 
VII - Ứng dụng tập tính trong đời sống 
Nội dung 
Ứng dụng 
1) Quen nhờn 
- Thuần hóa vật nuôi. 
- Chăn nuôi phục vụ nhu cầu hàng ngày và mục đích kinh tế. 
2) Tập tính 
 kiếm ăn 
- Nuôi mèo bắt chuột, nuôi chó trông coi nhà, cửa. 
- Tạo ra các giống chó săn, chó thám tử,... 
3) Tập tính sinh sản 
- Nuôi ong mắt đỏ trừ sâu hại do chúng có tập tính đẻ trứng trong cơ thể sâu hại. 
- Nuôi tò vò bắt sâu. 
4) Các hình thức học tập như quen nhờn, học khôn,... 
- Dạy thú làm xiếc 
Khỉ làm xiếc 
Gấu đi xe 
Cá heo nhào lộn 
Chúa sơn lâm cũng học nhảy 
VIII - Phụ Lục: Một số câu hỏi củng cố kiến thức : 
Câu 1: Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều? 
	a/ Vì số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao. 
	b/ Vì sống trong môi trường phức tạp. 
	c/ Vì có nhiều thời gian để học tập. 
	d/ Vì hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron. 
Câu 2: Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là: 
	a/ Tập tính xã hội.	b/ Tập tính bảo vệ lãnh thổ. 
	c/ Tập tính sinh sản.	c/ Tập tính di cư. 
Câu 3: Những tâp tính nào là những tập tính bẩm sinh? 
	a/ Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy. 
	b/ Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy. 
	c/ Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản. 
	d/ Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản. 
Câu 4 : Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh thường tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là ví dụ về hình thức học tập: 
	a/ Học ngầm. 	b/ Điều kiện hoá đáp ứng. 
	c/ Học khôn.`	d/ Điều kiện hoá hành động. 
Câu 5 : Tập tính kiếm ăn ở động vật có tổ chức hệ thần kinh phát triển thuộc loại tập tính nào? 
	a/ Phần lớn là ập tính bẩm sinh.	 
	b/ Phần lớn là tập tính học tập. 
	c/ Số ít là tập tính bẩm sinh.	 
	d/ Toàn là tập tính học tập. 
Bài học của chúng ta kết thúc tại đây!!!! 
CẢM ƠN CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN!!! 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_lop_11_bai_31_tap_tinh_o_dong_vat_le_phuo.ppt