Bài giảng Sinh học Lớp 12 - Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể (Chuẩn kiến thức)

1. Biến động theo chu kỳ

- Là biến động số lượng cá thể theo chu kì, xảy ra do những thay đổi có chu kỳ của điều kiện môi trường.

- Ví dụ:

* Theo chu kì nhiều năm:

+ Thỏ-mèo rừng Canada: 9-10 năm

+ Chuột lemut- cáo đồng rêu phương Bắc: 4 năm

+ Cá biển Pêru: 10- 12 năm

* Theo chu kì mùa: Ở các nước nhiệt đới: Việt Nam: Muỗi, ruồi, Sâu bọ, ếch nhái . tăng SL theo mùa.

* Chu kỳ ngày đêm, tuần trăng, thủy triều.

- Nguyên nhân: Thức ăn, khí hậu biến động theo chu kỳ.

2. Biến động không theo chu kỳ

Là biến động mà số lượng cá thể của quần thể tăng tăng hoặc giảm một cách đột ngột.

 Nguyên nhận: do điều kiện bất thường của thời tiết, dịch bệnh, hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người  Số lượng giảm nhanh.

+ Nếu môi trường thuận lợi, không có kẻ thù, đối thủ cạnh tranh  Số lượng tăng nhanh. Ví dụ: Ở Việt Nam: Chuột, Ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, cây mai dương.

-Hậu quả

+ nếu tăng đột ngột : Không kiểm soát được, dẫn đến mất cân bằng sinh thái.

+ nếu giảm : Có nguy cơ tuyệt chủng.

 

ppt17 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 22/03/2022 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Sinh học Lớp 12 - Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể (Chuẩn kiến thức), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ần thể. 
C.thời gian sống thực tế của cá thể.	 
D.thời điểm có thể sinh sản. 
Câu 3:Tuổi sinh thái là: 
A.tuổi thọ tối đa của loài.	 
 B.tuổi bình quần của quần thể. 
C.thời gian sống thực tế của cá thể.	 
D.tuổi thọ do môi trường quyết định. 
Câu 4: Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết do già được gọi là: 
A.tuổi sinh thái.	B.tuổi sinh lí.	 
C.tuổi trung bình.	D.tuổi quần thể. 
Câu 5: Tuổi quần thể là: 
A.tuổi thọ trung bình của cá thể.	 
B.tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể. 
C.thời gian sống thực tế của cá thể.	 
D.thời gian quần thể tồn tại ở sinh cảnh. 
Câu 6: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên: 
A.tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ.	 
B.dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt. 
C.hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái.	 
D.tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định. 
Câu 7: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là: 
A.làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể. 
B.làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường. 
C.duy trì mật độ hợp lí của quần thể. 
D.tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể. 
Câu 8: Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi: 
A.điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. 
B.điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. 
C.điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. 
D.các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất. 
Câu 9: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là: 
A. tận dụng nguồn sống thuận lợi.	B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài. 
C. giảm cạnh tranh cùng loài.	D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài. 
Câu 10: Mật độ của quần thể là: 
A.số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó. 
B.số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần tể. 
C.khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể. 
D.số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. 
Câu 11: Loài nào sau đây có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm mũ? 
Rái cá trong hồ.	 B. Ếch nhái ven hồ.	 
C. Ba ba ven sông.	D. Khuẩn lam trong hồ. 
Câu 12: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng: 
tăng dần đều.	B. đường cong chữ J.	 
C. đường cong chữ S.	 D. giảm dần đều. 
Câu 13: Phân bố theo nhóm các cá thể của quần thể trong không gian có đặc điểm là: 
A.thường gặp khi điều kiện sống của môi trường phân bố đồng đều trong môi trường, nhưng ít gặp 
trong thực tế. 
B.các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở nơi có điều kiện sống tốt nhất. 
C.thường không được biểu hiện ở những sinh vật có lối sống bầy, đàn; có hậu quả làm giảm khả năng 
đấu tranh sinh tồn của các cá thể trong quần thể. 
D.xảy ra khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể, thường xuất hiện sau giai đoạn 
sinh sản. 
Câu 14: Kích thước của một quần thể không phải là: 
A.tổng số cá thể của nó.	B.tổng sinh khối của nó. 
C.năng lượng tích luỹ trong nó.	D.kích thước nơi nó sống. 
Câu 15: Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới: 
A. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể. 
B. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể. 
C. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể. 
D. tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trng quần thể. 
Câu 16: Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể, thì câu sai là: 
A. loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn. 
B. loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ. 
C. kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể. 
D. kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống. 
Câu 17: Các cực trị của kích thước quần thể là gì? 
1. Kích thước tối thiểu. 2. Kích thước tối đa. 3 .Kích thước trung bình. 4. Kích thước vừa phải. 
Phương án đúng là: 
A. 1, 2, 3.	B. 1, 2.	C. 2, 3, 4.	D. 3, 4. 
Câu 18: Kích thước của quần thể sinh vật là: 
A.số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể. 
B.độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố. 
C.thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể. 
D.tương quan tỉ lệ giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể. 
Câu 19: Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng: 
A.tăng dần đều.	 B.đường cong chữ J.	 
C.đường cong chữ S. 	D.giảm dần đều. 
Câu 20: Trong tự nhiên, sự tăng trưởng kích thước quần thể chủ yếu là do: 
A. mức sinh sản và tử vong.	B. sự xuất cư và nhập cư. 
C. mức tử vong và xuất cư.	D. mức sinh sản và nhập cư. 
Bài 39 Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật 
I – Các hình thức biến động số lượng cá thể 
+ Sau một trận cháy rừng, số lượng sinh vật trong khu rừng giảm mạnh. 
+ Tháng 3 hàng năm: Muỗi, ếch nhái tăng số lượng 
+ Ốc bươu vàng ở việt nam tăng nhanh gây hại lúa. 
+ Cá ở biển Pêru cứ 10- 12 năm giảm số lượng 1 lần 
Biến động số lượng cá thể 
Là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể trong quần thể 
- Là biến động số lượng cá thể theo chu kì, xảy ra do những thay đổi có chu kỳ của điều kiện môi trường. 
- Ví dụ: 
* Theo chu kì nhiều năm: 
+ Thỏ-mèo rừng Canada: 9-10 năm 
+ Chuột lemut- cáo đồng rêu phương Bắc: 4 năm 
+ Cá biển Pêru: 10- 12 năm 
* Theo chu kì mùa: Ở các nước nhiệt đới: Việt Nam: Muỗi, ruồi, Sâu bọ, ếch nhái ... tăng SL theo mùa. 
* Chu kỳ ngày đêm, tuần trăng, thủy triều... 
- Nguyên nhân: Thức ăn, khí hậu biến động theo chu kỳ. 
1. Biến động theo chu kỳ 
Mèo rừng săn bắt thỏ 
Đồ thị biến động số lượng thỏ và mèo rừng Canađa theo chu kỳ 9 – 10 năm 
? Phân tích hình 1: 
+ Các loài 
+ Quan hệ giữa chúng 
+ Sự biến động SL cá thể 
+ Loài nào biến động trước-N.nhân gây b.động 
+ Thời gian một chu kì. 
2. Biến động không theo chu kỳ 
 Là biến động mà số lượng cá thể của quần thể tăng tăng hoặc giảm một cách đột ngột. 
 Nguyên nhận: do điều kiện bất thường của thời tiết, dịch bệnh, hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người  Số lượng giảm nhanh. 
+ Nếu môi trường thuận lợi, không có kẻ thù, đối thủ cạnh tranh  Số lượng tăng nhanh. Ví dụ: Ở Việt Nam: Chuột, Ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, cây mai dương... 
-Hậu quả 
+ nếu tăng đột ngột : Không kiểm soát được, dẫn đến mất cân bằng sinh thái. 
+ nếu giảm : Có nguy cơ tuyệt chủng. 
Đồ thị biến động số lượng cá thể thỏkhông theo chu kỳ ở Ôxtrâylia 
Quần thể 
Nguyên nhân gây biến động 
Cáo ở đồng rêu phương bắc ( 4 năm ) 
Sâu hại mùa màng( tăng vào xuân, hè) 
Cá cơm vùng biển Pêru( 10- 12 năm ) 
Chim cu gáy( Mùa hè ) 
Muỗi ( tháng 3) 
Ếch nhái (tháng 3) 
Bò sát, ếch nhái miền Bắc Việt nam ( giảm vào mùa đông giá rét) 
Bò sát, chim nhỏ, gặm nhấm ( giảm khi lũ lụt) 
ĐV, TV rừng U minh thượng ( giảm khi cháy rừng) 
Thỏ ở Ôxtrâylia ( tăng, giảm thất thường) 
Quần thể 
Nguyên nhân gây biến động 
Cáo ở đồng rêu phương bắc ( 4 năm ) 
Phụ thuộc vào Sl con mồi là chuột Lemut 
Sâu hại mùa màng( tăng vào xuân, hè) 
Khí hậu ấm áp --> sinh sản nhiều 
Cá cơm vùng biển Pêru( 10- 12 năm ) 
Dòng nước nóng tác động ->...-> cá chết hàng loạt. 
Chim cu gáy( Mùa hè ) 
Nguồn thức ăn dồi dào 
Muỗi ( tháng 3) 
Nhiệt độ ấm, độ ẩm cao 
Ếch nhái (tháng 3) 
Mùa mưa là mùa sinh sản 
Bò sát, ếch nhái miền Bắc Việt nam ( giảm vào mùa đông giá rét) 
Nhiệt độ quá thấp 
Bò sát, chim nhỏ, gặm nhấm ( giảm khi lũ lụt) 
Lũ lụt 
ĐV, TV rừng U minh thượng ( giảm khi cháy rừng) 
Cháy rừng 
Thỏ ở Ôxtrâylia ( tăng, giảm thất thường) 
tăng nhanh do thức ăn dồi dào, không có kẻ thù; giảm do dịch bệnh. 
II. Tác động của nhân tố sinh thái đến sự biến động số lượng cá thể 
1. Tác động của nhân tố vô sinh 
 Bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ( khí hậu), hóa chất. 
 Đặc điểm: 
+ Tác động không phụ thuộc mật độ. 
+ Tác động lên trạng thái sinh lý của cơ thể  các đặc trưng của quần thể bị thay đổi: sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, khả năng thụ tinh, sức sống của con non  SL thay đổi. 
Tác động của nhân tố vô sinh vào mùa sinh sản hay giai đoạn còn non của sinh vật làm cho biến động trong quần thể diễn ra mạnh mẽ nhất. 
2. Tác động của nhân tố hữu sinh 
 Bao gồm: vật ăn thịt, vật kí sinh, con mồi, loài cạnh tranh. 
 Đặc điểm: 
+ Tác động không phụ thuộc mật độ. 
+ Tác động trực tiếp đến sức sinh sản, tỷ lệ tử vong. 
Nhân tố quyết định sự biến động số lượng cá thể của quần thể có thể khác nhau tùy từng quần thể và tùy giai đoạn trong chu trình sống. Ví dụ đối với loài sâu bọ ăn thực vật thì các nhân tố khí hậu có vai trò quyết định, còn đối với chim nhân tố quyết định lại thường là thức ăn vào mùa đông và sự cạnh tranh nơi làm tổ vào mùa hè. 
3. Trạng thái cân bằng của quần thể 
- Là trạng thái số lượng cá thể dao động xung quanh một giá trị ổn định 
 Cơ chế điều chỉnh: Là sự thống nhất giữa tỷ lệ sinh sản, tử vong, xuất cư, nhập cư (b+i =d+e). Quần thể sống trong một môi trường xác định luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể bằng cách làm giảm số lượng cá thể hoặc kích thích làm cho số lượng cá thể tăng lên. 
+ Trong điều kiện thuận lợi như: thức ăn dồi dào, ít kẻ thù =>sức sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm, nhập cư tăng => số lượng cá thể tăng 
+ Khi số lượng cá thể tăng cao => thức ăn khan hiếm, nơi sống chật chội, ô nhiễm môi trường => cạnh tranh gay gắt => sức sinh sản giảm, tỷ lệ tử vong cao => số lượng cá thể giảm. VD: tỉa thưa ở thực vật. 
-Ý nghĩa: 
+Số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. 
+Tạo trạng thái cân bằng sinh thái. 
Sơ đồ điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trở lại mức cân bằng 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_lop_12_bai_39_bien_dong_so_luong_ca_the_c.ppt