Bài giảng Sinh học Lớp 12 - Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể - Nguyễn Minh Trị

I. Đột biến lệch bội.

1. Khái niệm và phân loại.

a/ Khái niệm:

 ĐB lệch bội là ĐB làm thay đổi số lượng

NST một hay một số cặp NST tương đồng.

b/ Phân loại:

Ở sinh vật lưỡng bội có các dạng chính như sau: thể không (2n- 2), thể một (2n- 1), thể một kép (2n- 1- 1), thể ba (2n+ 1), thể bốn(2n+ 2), thể bốn kép(2n+ 2+ 2).

2/ Cơ chế phát sinh:

Sự không phân li của 1 hay vài cặp NST trong giảm phân tạo ra các giao tử thừa hay thiếu một hoặc vài NST.

Các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể lệch bội.

3. Hậu quả.

 Sự tăng hay giảm số lượng của một hay một vài cặp NST một cách khác thường đã làm mất cân bằng của toàn hệ gen nên các thể lệch bội thường không sống được hay giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản tùy loài.

 Vd: hội chứng đao(ba NST số 21), hội chứng clainfelter ( có NST giới tính XXY).

 

ppt16 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 21/03/2022 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Sinh học Lớp 12 - Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể - Nguyễn Minh Trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Trường THPT Nguyễn Huệ 
Nguyễn Minh Trị 
1. Mức xoắn 1 của nhiễm sắc thể là 
A. sợi cơ bản, đường kính 11 nm. 
B. sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30 nm. 
C. siêu xoắn, đường kính 300 nm. 
D. crômatít, đường kính 700 nm. 
2. Hiện tượng đột biến cấu trúc NST do 
A. Đứt gãy NST. 
B. Đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp khác thường. 
C. Trao đổi chéo không đều. 
D. Cả B và C. 
Kiểm tra bài cũ 
3. Một nhiễm sắc thể ban đầu có trình tự sắp xếp các gen như sau : ABCDEFGH. Đột biến làm cho các gen trên NST đó có trình tự thay đổi là : ABEDCFGH. Đột biến trên là dạng đột biến 
A. mất đoạn B. chuyển đoạn 
C. đảo đoạn	 D. lặp đoạn 
4. Hiện tượng lặp đoạn là do 
A. một đoạn NST bị đứt ra và gắn vào vị trí khác của NST đó. 
B. một đoạn NST bị đứt ra quay 180 0 rồi gắn vào NST cũ. 
C. tiếp hợp, trao đổi chéo không cân giữa các crômatit. 
D. một đoạn của NST này đứt ra gắn vào NST khác không tương đồng. 
Bài 
6 
ĐỘT BiẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ 
I. Đột biến lệch bội. 
1. Khái niệm và phân loại. 
a/ Khái niệm: 
 ĐB lệch bội là ĐB làm thay đổi số lượng 
NST một hay một số cặp NST tương đồng . 
Thế nào là đột biến lệch bội? 
b/ Phân loại: 
 Ở sinh vật lưỡng bội có các dạng chính như sau: thể không (2n- 2), thể một (2n- 1), thể một kép (2n- 1- 1), thể ba (2n+ 1), thể bốn(2n+ 2), thể bốn kép(2n+ 2+ 2). 
2/ Cơ chế phát sinh: 
Trình bày cơ chế phát sinh đột biến lệch bội xảy ra trong giảm phân. 
2/ Cơ chế phát sinh: 
Sự không phân li của 1 hay vài cặp NST trong giảm phân tạo ra các giao tử thừa hay thiếu một hoặc vài NST. 
Các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể lệch bội. 
P: 2n x 2n 
G: n (n+ 1), (n- 1) 
F 1 : (2n+ 1) 
 thể ba 
 (2n- 1) 
thể một 
P: 2n x 2n 
G: (n+ 1), (n- 1) (n+ 1), (n- 1) 
F 1 : (2n+ 2) 
 thể bốn 
 (2n- 2) 
thể không 
3. Hậu quả. 
 Sự tăng hay giảm số lượng của một hay một vài cặp NST một cách khác thường đã làm mất cân bằng của toàn hệ gen nên các thể lệch bội thường không sống được hay giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản tùy loài. 
 Vd: hội chứng đao(ba NST số 21), hội chứng clainfelter ( có NST giới tính XXY). 
Hội chứng đao(ba NST số 21) 
Trình bày hậu quả của đột biến lệch bội. 
4. Ý nghĩa. 
- ĐB lệch bội c/c nguyên liệu cho qúa trình tiến hóa . 
- Trong thực tiễn chọn giống có thể sử dụng ĐB lệch bội để xác định vị trí gen trên NST. 
II. ĐỘT BIẾN ĐA BỘI: 
1. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể tự đa bội: 
a/ Khái niệm: 
 Đột biến đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n( 3n, 4n, 5n, 6n. . ). 
b/ Cơ chế phát sinh thể tự đa bội. 
Loài A 	 Loài A 
 AA AA 
A 
AA 
 AAA 
Thể tam bội bất thụ 
(đa bội lẻ) 
Loài A 	 Loài A 
 AA AA 
AA 
AA 
 AAAA 
Thể tứ bội hữu thụ 
(đa bội chẵn) 
Giao tử lưỡng bội 
G: n + 2n  3n(thể tự tam bội) 
G: 2n + 2n  4n(thể tự tứ bội) 
Giao tử đơn bội bình thường 
-Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu tất cả các NST không phân li thì cũng tạo nên thể tứ bội. 
2. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị đa bội. 
a/ Khái niệm: 
 Dị đa bội là hiện tượng làm gia tăng số bộ NST đơn bội của hai loài khác nhau trong một tế bào. 
Loài A 
AA 
Loài B 
BB 
A 
B 
AB 
AABB 
Thể dị đa bội hữu thụ 
(thể song nhị bội) 
 Các loài TV có họ hàng thân thuộc đôi khi có thể giao phấn với nhau cho ra con lai có sức sống nhưng bất thụ. Nếu ở con lai xảy ra đột biến đa bội làm tăng gấp đôi số lượng cả hai bộ NST của hai loài khác nhau thì sẽ tạo ra thể dị đa bội. 
b/ Cơ chế phát sinh thể dị đa bội. 
Tăng gấp đôi số lượng NST 
Con lai lưỡng bội bất thụ 
P: Cải củ có 2n= 18R x Cải bắp có 2n= 18B 
Gp: n= 9R 
n= 9B 
F 1 : 	 n + n = 9R + 9B 
2n = 18(cây lai lưỡng bội bất thụ) 
2n+ 2n = 18R + 18B 
4n = 36 
(dạng song nhị bội hữu thụ) 
Đa bội hóa 
Nhà khoa học Karpechenco đã lai cải củ (Raphanus) với cải bắp (Brassica) 
3. Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội. 
+ Đột biến đa bội: 
* Do có số lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình tổng hợp chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ. Vì vậy thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt. 
a/ Hậu quả: 
*Cá thể tự đa bội lẻ thường không có khả năng sinh giao tử bình thường. 
Chùm nho lưỡng bội(trái) và tứ bội( phải) 
b/ Vai trò: 
+ Đột biến đa bội: 
►Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. 
►Đóng vai trò quan trọng trong tiến hóa vì góp phần hình thành nên loài mới. 
1. Thể lệch bội là : 
A. Số lượng NST trong tất cả các cặp NST của tế bào xôma tăng lên. 
B. Số lượng NST trong một hoặc một số cặp NST của tế bào xôma tăng lên. 
C. Số lượng NST trong một hoặc một số cặp NST của tế bào xôma tăng lên hoặc giảm đi. 
D. Không phải các lý do trên. 
Củng cố 
Nêu vai trò của đột biến đa bội. 
2. Nếu n là số NST của bộ NST đơn bội thì thể lệch bội là: 
2n.	B. 3n.	C. 2n + 1.	 D. n + 1. 
3. Nếu n là số NST của bộ NST đơn bội thì thể ba là: 
2n – 1.	B. 2n + 1.	C. 3n + 1.	 D. 3n – 1. 
4. Thể đa bội ở thực vật có cơ quan sinh trưởng to, phát triển khỏe, chống chịu tốt vì 
A.Số lượng tế bào nhiều hơn gấp bội. 
B.Tế bào có lượng AND tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ. 
C.Tế bào to hơn.	 
D. cả B và C. 
5. Những giống cây ăn quả không hạt thường là 
A. thể đa bội lẻ.	 B. thể đa bội chẵn. 
C. thể di bội.	 D. tất cả các phương án trên. 
HDVN: câu hỏi và bài tập trang 30 SGK. 
Bài học kết thúc, chúc các em học tốt. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_lop_12_bai_6_dot_bien_so_luong_nhiem_sac.ppt