Bài giảng Tác hại của hút thuốc và hút thuốc thụ động
Chất nhựa hắc ín (Tar)
4000 chất độc hoá học
50 chất gây ung thư
Chất phụ gia (Amoniắc)
Các-bon mô nô-xít
Chất Nicotin: một điếu thuốc chứa 1-3mg
m lượng oxy chuyển đến tổ chức gây thiếu máu tổ chức và góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch.3. Các phân tử nhỏ trong khói thuốc láKhói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày-lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc.4. Các chất gây ung thưTrong khói thuốc lá có trên 50 chất trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyrene có tính chất gây ung thư. Các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá huỷ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá.PHẦN IITỬ VONG DO SỬ DỤNG THUỐC LÁ TRÊN THẾ GIỚISỐ CA TỬ VONG DO THUỐC LÁ TRÊN THẾ GIỚIThuốc lá là nguyên nhân gây tử vong mà có thể phòng tránh được.Thuốc lá gây tử vong cho 1/2 số người hútThế giới mỗi năm 5 triệu người chết. Thế kỷ 20: 100 triệu người chết do thuốc lá.Thế kỷ 21: ước tính 1 tỷ người.(WHO)> 1 tỉ người trên toàn thế giới hiện đang hút thuốc lá.Tỷ lệ hút thuốc có xu hướng giảm tại các nước phát triển và gia tăng ở các nước đang phát triểnTHUỐC LÁ LÀ NGUYÊN NHÂN CỦA 6 TRONG 8 NGUYÊN NHÂN GÂY TỬ VONG HÀNG ĐẦUTHUỐC LÁ SẼ GIẾT CHẾT HƠN 175 TRIỆU NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI TỪ 2005-2030 PHẦN IIICÁC NGUY CƠ GÂY BỆNH CỦA KHÓI THUỐCHÚT THUỐC VÀ BỆNH HÔ HẤPẢnh hưởng của thuốc lá đến chức năng phổiKhi chúng ta hít vào, không khí sẽ vào đường hô hấp trên qua mũi và miệng, nơi không khí được lọc, sưởi ấm và làm ẩm. Không khí hít vào sẽ đi qua khí quản để vào phổi. Khi khói thuốc đi vào qua miệng thì người hút thuốc đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất đó là quá trình lọc ở mũi. Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc mà khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn. Điều này là do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt thậm chí bị phá huỷ. Khói thuốc cũng làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và do vậy thành phần của chất nhầy cũng bị thay đổi. Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc lại làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả cuối cùng là chất nhầy ở những người hút thuốc bị nhiễm bởi các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi cản trở sự lưu thông trao đổi khí.HÚT THUỐC VÀ BỆNH HÔ HẤPẢnh hưởng của thuốc lá đến chức năng phổiHút huốc cũng gây ra hiện tượng gọi là tăng tính đáp ứng đường thở. Do ảnh huởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở bị co thắt. Khi điều này xảy ra thì luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở ở người hút thuốc, và do đó hình thành các tiếng ran rít, ran ngáy và có thể bị khó thở. Những người hút thuốc ở tuổi càng trẻ thì thời gian hút để gây ra bệnh liên quan đến đường hô hấp càng ngắn so với những người bắt đầu hút ở tuổi muộn hơn.HÚT THUỐC VÀ BỆNH HÔ HẤPUng thư phổiTrên thế giới tỉ lệ mắc ung thư phổi tăng khá nhanh trong vòng 60 năm qua, tăng hơn nhiều so với các loại ung thư chính khác và tỉ lệ này cho thấy có sự liên quan mật thiết với việc số người hút thuốc tăng lên. Tỷ lệ ung thư phổi thấp ở những quần thể dân cư không phổ biến hút thuốc lá.Khoảng 87% trong số 177,000 ca mới mắc ở Mỹ năm 1996 là do thuốc lá, còn lại là do các nguyên nhân khác như: ô nhiễm môi trường, bệnh nghề nghiệp, ăn uống, cơ địa và các yếu tố di truyền. 90% trong số 660.000 ca được chẩn đoán ung thư phổi hàng năm trên thế giới là người hút thuốc lá. Nguy cơ của những người không hút thuốc lá bị ung thư phổi là 1 thì nguy cơ bị ung thư phổi của những người hút thuốc cao hơn gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Mức độ tăng nguy cơ khác nhau tuỳ theo loại tế bào ung thưHút thuốc lá là nguyên nhân của 90% các ca ung thư phổiHÚT THUỐC VÀ BỆNH HÔ HẤPBệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Theo WHO, trên thế giới năm 2001 có khoảng 600 triệu người mắc BPTNMT. Bệnh tiến triển kéo dài trong nhiều năm và cuối cùng dẫn đến tâm phế mạn và tử vong. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 trên toàn thế giới. Mối liên quan giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hút thuốc cũng mạnh như với ung thư phổi. Thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra BPTNMT Hút thuốc lá là nguyên nhân của 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhGiãn phế nangGiãn phế quảnNgười hút thuốc có tỷ lệ ung thư miệng cao gấp 27 và ung thư thanh quản cao gấp 12 lần người không hút thuốc (WHO)HÚT THUỐC VÀ BỆNH TIM MẠCH Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên gấp 2-3 lần và nó còn tương tác với các yếu tố khác làm tăng nguy cơ lên gấp nhiều lần. Những bệnh mà người hút thuốc có nguy cơ mắc cao là xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, rối loạn nhịp tim, đột tử, nhồi máu cơ tim, phình động mạch chủ. Trong số đó bệnh mạch vành là phổ biến nhất, ước tính chiếm khoảng hơn một nửa trường hợp tử vong vì bệnh tim do hút thuốc. HÚT THUỐC VÀ BỆNH UNG THƯThuốc lá gây ra xấp xỉ 90 % tổng số người chết vì ung thư phổi hút thuốc lá còn gây ra ung thư ở nhiều các phần khác như họng, thanh quản, thực quản, tuyến tuỵ, tử cung, cổ tử cung, thận, bàng quang, ruột và trực tràng. Tỷ lệ tử vong do các bệnh ung thư khác nhau của người hút thuốc cao gấp hai lần người không hút thuốc những người nghiện thuốc nặng có tỷ lệ chết vì ung thư gấp bốn lần so với người không hút thuốc. HÚT THUỐC VÀ SỨC KHOẺ SINH SẢNKhói thuốc gây ra rất nhiều tác hại đối với sức khoẻ sinh sản của phụ nữ :Tỷ lệ sinh đẻ ở phụ nữ hút thuốc thấp hơn khoảng 30% so với phụ nữ không hút thuốc Ở những phụ nữ hút thuốc nguy cơ sảy thai cao gấp 1,5 so với những người không hút thuốc Hạn chế hiệu quả điều trị vô sinhgây mãn kinh sớm Đẻ non...HÚT THUỐC VÀ RỐI LOẠN TÌNH DỤC Ở NAM GiỚIHút thuốc gây liệt dương: Những người hút thuốc có nguy cơ bị liệt dương cao gấp 2 lần, do gây xơ vữa động mạch ở dương vật làm giảm tưới máu mà chúng ta gọi là liệt dương do mạch máu Hút thuốc làm giảm số lượng tinh trùng: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất chuyển hoá chính của khói thuốc được tìm thấy trong tinh dịch có thể kìm hãm sự hoạt động của hệ thống enzym choline acetyltransferase, enzym cần thiết cho tinh trùng có thể hoạt động được. Thuốc lá làm giảm khả năng tình dục, gây bất lực và tăng nguy cơ vô sinh ở cả 2 giớiPHẦN IVTÁC HẠI CỦA HÚT THUỐC THỤ ĐỘNGKhái niệmCó 3 kiểu khói thuốc: Dòng khói chính Dòng khói chính là dòng khói do người hút thuốc hít vàoDòng khói phụ là khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy toả ra vào không khí, nó không bao gồm phần khói thuốc do người hút thở ra. Khói thuốc môi trường là hỗn hợp của dòng phói phụ và khói thở ra của dòng khói chính cũng như các chất tạp nhiễm khuếch tán qua giấy quấn thuốc lá và đầu điếu thuốc giữa các lần hútKhái niệmHút thuốc thụ động: Là hít phải khói thuốc trong môi trường không khí, trong đó bao gồm khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy và khói thuốc do người hút thuốc thở ra.TÁC HẠI CỦA HÚT THUỐC THỤ ĐỘNGKhói toả ra từ đầu điếu thuốc chứa nhiều chất độc cao gấp 21 lần so với khói thuốc thở ra.Chính người hút thuốc cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn khi hít vào khói thuốc từ đầu thuốc đang cháy tỏa ra Người không hút thuốc nhưng làm việc thường xuyên với trong môi trường có khói thuốc có thể hít vào lượng khói thuốc tương đương với việc hút 5 điếu thuốc một ngày.ẢNH HƯỞNG CỦA HÚT THUỐC THỤ ĐỘNG VỚI SỨC KHOẺLàm tăng 20 -30% nguy cơ ung thư phổi cho người hút thuốc thụ động (Surgeon general report, CDC, 06).Ước tính hút thuốc thụ động hàng năm gây ra 3.400 ca tử vong vì ung thư phổi và từ 22.700 đến 69.700 ca tử vong vì bệnh tim ở Mỹ (Cục Bảo vệ môi trường California).ẢNH HƯỞNG CỦA HÚT THUỐC THỤ ĐỘNG VỚI SỨC KHOẺLàm tăng 25-30% nguy cơ bệnh tim mạch cho người hút thuốc thụ động.ẢNH HƯỞNG CỦA HÚT THUỐC THỤ ĐỘNG VỚI BÀ MẸ VÀ TRẺ EM Khói thuốc thụ động làm tăng 22% nguy cơ trẻ sinh nhẹ cân (dưới 2500g) (Leonardi-Bee JA et al, 2008). Ở trẻ em, hút thuốc thụ động gây viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, làm nặng thêm các triệu chứng hen và là một trong những nguyên nhân gây đột tử ở trẻ sơ sinh.PHẦN VTHUỐC LÁ VÀ ĐÓI NGHÈO Bệnh tật, tử vong40.000 ca tử vongMôi trường:Làm mất 1,4% rừngTổn phí y tế và xã hội: 03 bệnh tốn1160 tỷ đồngGiảm năng suất lao độngGiảm ngân sách gia đình: 5-10% NS hộ nghèoThuốc láTăng nghèo đóiHỏa hoạn:Gây 10% số vụ cháyGiảm chi tiêu cho thực phẩmgiáo dụcGiảm Thu nhậpSuyDinh DưỡngTổn hại kinh tế Toàn cầuMỗi năm thuốc lá gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới khoảng 200 tỷ $Chi phí y tế cao: chi phí điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá chiếm 6-15% tổng chi phí y tế. Chi phí xã hội rất cao: hàng năm Mỹ thiệt hại 170 tỷ $, Trung Quốc 5 tỷ $, Úc 21 tỷ $.TỔN HẠI VỀ KINH TẾ GIA ĐÌNH (VIỆT NAM)Số tiền người dân mua thuốc lá Năm 2004: 10.400 tỷ; Năm 2007: 14.000 tỷHộ gia đình chi cho thuốc lá tương đương với chi cho giáo dục, y tếỞ hộ nghèo, chi thuốc lá = 1,5 chi giáo dụcNếu tiền chi cho thuốc lá dùng mua thực phẩm, 11,2% hộ nghèo sẽ thoát nghèo.Chi cho 3 bệnh (COPD, ung thư phổi, NMCT): > 1.160 tỉ đồng/năm (nghiên cứu ĐH Y tế công cộng 2006)THUỐC LÁ HUỶ HOẠI MÔI TRƯỜNGHủy hoại môi trường:Phá rừng lấy gỗ sấy thuốc lá. Dùng nhiều thuốc trừ sâu để trồng cây thuốc lá làm xói mòn và bạc mầu đất. Hút thuốc gây nhiều vụ hỏa hoạn rất nghiêm trọng.PHẦN VITÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAMTheo Điều tra y tế quốc gia 2001-2002TỶ LỆ HÚT THUỐC TẠI VIỆT NAMTHỰC TRẠNG HÚT THUỐC THỤ ĐỘNG TẠI VIỆT NAM95% những người hút thuốc có thói quen hút thuốc lá trong nhà. 2/3 phụ nữ thường xuyên hít phải khói thuốc và 1/2 trẻ em thường hít phải khói thuốc tại nhà Thời gian hút thuốc thụ động trung bình là 26 phút/ngày. So sánh tử vong do thuốc lá và tai nạn giao thông 2007(Nguồn: WHO VTN 2008)KẾT LUẬNThuốc lá nguy hiểm giết người dưới mọi hình thức hay vỏ bọcSức khỏe của người dân Việt Nam suy giảm và Nhà nước đang chịu nhiều phí tổn về mặt kinh tế do tác hại của thuốc lá.Việc thực hiện môi trường không khói thuốc là một trong những biện pháp hữu hiệu để phòng chống tác hại thuốc lá.CHUNG TAY VÌ MỘT THẾ GIỚI KHÔNG KHÓI THUỐC
File đính kèm:
- TAC HAI CUA THUOC LA.ppt