Bài giảng Tác phẩm văn học

1. Thế nào là một tác phẩm Văn học?

Từ xưa đến nay, khái niệm tác phẩm văn học được quan niệm với phạm vi khá rộng rãi.

Một bài thơ?

 Một bài ca dao?

 Một bản trường ca, một thiên sử thi đồ sộ?

 Một truyện ngắn hay tiểu thuyết nhiều tập?

 Một câu tục ngữ ngắn gọn?

Tập thể ( VHDG

Cá nhân( VH viết)

ĐỐI TƯỢNG THƯỞNG THỨC,

PHẨM BÌNH CỦA NGƯỜI ĐỌC

 

ppt28 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 830 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tác phẩm văn học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 chỉnh thể của tác phẩm Văn họcTính chỉnh thể là gì?Tính chỉnh thể trong tác phẩm văn học :	Là sự thống nhất của các yếu tố trong tác phẩm văn học từ chủ đề, nhân vật, cốt truyện , kết cấu ngôn ngữ, không gian màu sắc, nhịp điệu.. để tạo nên một thực thể sinh động, toàn vẹn, có sức sống hoàn chỉnh, nội tại.	Với tư cách là một chỉnh thể, tác phẩm gồm nhiều yếu tố hợp thành. Nhưng sự hợp thành không đơn giản như là sự tổng cộng các yếu tố mà là sự liên kết theo những quan hệ nhất định giữa các yếu tố với nhau để tạo thành những hình tượng, những tư tưởng, những quan niệm với những chức năng mới, nôi dung và ý nghĩa mới vốn không có khi chúng tách rời ra. 	2.2. Tính quy luật của tính chỉnh thể trong TÁC PHẨM VH:	-Chỉ trong tính chỉnh thể thì hình thức, nội dung và ý nghĩa đích thực của tác phẩm mới xuất hiện. 	-Do mỗi tác phẩm là một chỉnh thể nghệ thuật độc đáo không lập lại, cho nên có thể nói có bao nhiêu tác phẩm thì có bấy nhiêu chỉnh thể.Là cơ sở để đánh giá đúng chân giá trị và phong cách nghệ thuật của tác phẩm. 	Nhìn chung cấu trúc chỉnh thể tác phẩm được chia làm 4 cấp độ như sau:	a)Cấp độ ngôn từ:	-Văn bản ngôn từ ( âm thanh, từ ngữ, nhịp điệu, câu, đoạn, chương, phần trong truyện; vần , nhịp điệu, câu thơ, khổ thơ trong thơ; màn, lớp, cảnh trong kịch).	 Đặc điểm của lớp này là trực tiếp chịu sự qui định của của các qui luật ngôn ngữ như: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, phong cách học, đồng thời lại chịu sự chi phối của qui luật thơ văn, thể loại.	-Người ta có thể đọc được giọng văn của tác giả và văn phong của nhà văn.2.3. Cấu trúc chỉnh thể của tác phẩm	b).Cấp độ hình tượng:	Bao gồm: các chi tiết tạo hình, các tình tiết sự kiện và từ đó hiện lên các sự vật, phong cảnh, con người, quan hệ, xã hội, thế giới là “bức tranh đời sống”.	Được tổ chức theo nguyên tắc miêu tả, quan sát, ký ức, liên tưởng, biểu hiện. 	Là cơ sở để hiểu tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm, cảm nhận được những gì nhà văn miêu tả, kí thác, cũng như cái nhìn, quan niệm của nhà văn về con người, cuộc sống.	c).Cấp độ kết cấu:	 Lớp kết cấu này vừa là sự tổ chức bên ngoài ( bố cục văn bản), vừa là sự liên kết bên trong giữa các yếu tố với nhau. 	 Thành phần của nó bao gồm toàn bộ các hệ thống liên kết văn bản, phương thức tổ chức các yếu tố nghệ thuật của tác phẩm . 	 	Lớp này trực tiếp do qui luật của thể loại và ý đồ nghệ thuật của tác giả chi phối. 	d).Cấp độ chỉnh thể:	 Nó bao gồm các thành phần như đề tài, chủ đề, sự lý giải các hiện tượng đời sống, các cảm hứng đánh giá, cảm xúc 	Đây là cấp độ nội dung chỉnh thể chi phối toàn bộ tác phẩm. 	Cấp độ này trực tiếp bị chi phối bởi các nguyên tắc tạo hình của tác phẩm, lập trường tư tưởng, tình cảm, vốn sống, các truyền thống văn hoá nghệ thuật và cá tính sáng tạo của nhà văn.	 Ơ lớp này cho phép người đọc hiểu được những gì mà tác phẩm đề cập, nhà văn gởi gắm, nó có ý nghĩa, cắt nghĩa tác phẩm trên bình diện chung 	Sự phân chia các cấp độ như trên phù hợp với kinh nghiệm của người đọc.	 Người đọc phải có trình độ văn hoá ngôn từ mới “ qua” được cấp độ ngôn từ, lại phải có kinh nghiệm sống mới có khả năng liên tưởng để tiếp nhận, đoc được cấp độ hình tượng, phải có trình độ văn hoá nghệ thuật mới đọc được lớp thứ 3 và cuối cùng phải có một quan hệ tư tưởng thẩm mỹ tích cực đối với đời sống mới chiếm lĩnh hết cấp độ cuối cùng.	Chỉnh thể tác phẩm văn học lớn lên, trọn vẹn thêm trong quá trình cảm thụ, trong đó xuất hiện vô vàn mối liên hệ xuôi ngược, các lớp trước sẽ bị đồng hoá vào các thành tố của lớp sau. Các yếu tố hình thức ở các cấp sẽ tìm nhau tạo thành hình thức tác phẩmTái hiện các hiện tượng hiện thực mà con người quan tâm Giải thích cuộc sống, làm cho nó tốt hơnĐề xuất, phán xét đối với các hiện tượng được mô tả1. Nội dung của tác phẩm văn học:Bắt nguồn từ mối quan hệ VĂN HỌC-HiỆN THỰCLà một thể thống nhất giữa KHÁCH QUAN-CHỦ QUAN Là cuộc sống ĐÃ ĐƯỢC Ý THỨC, LÝ GiẢI, Đ.GIÁIII.TÁC PHẨM VĂN HỌC LÀ MỘT CHỈNH THỂ THỐNG NHẤT GIỮA NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT 	Nội dung của tác phẩm cũng có 2 cấp độ.	-Nội dung cụ thể ( hay nội dung trực tiếp) – đó là sự thể hiện một cách sinh động và khách quan một phạm vi hiện thực cụ thể của đời sống với sự diễn biến của các sự kiện, sự thể hiện các hình ảnh, hình tượng, sự hoạt động và mối liên hệ giữa các nhân vật, sự trình bày những suy nghĩ và cảm xúc của tâm hồn con người.	-Nội dung khái quát ( hay nội dung tư tưởng của nó)-đó chính là sự khái quát những gì đã trình bày trong nội dung cụ thể thành những vấn đề của đời sống và giải quyết những vấn đề ấy theo một khuynh hướng tư tưởng nhất định. 	Nội dung cụ thể của bài thơ “ Từ ấy” là niềm vui sướng say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu đến với lý tưởng cộng sản và nội dung khái quát là ca ngợi lý tưởng cộng sản đã làm thay đổi nhận thức, tư tưởng tình cảm, mang lại cho cuộc đời con người một lẽ sống tốt đẹp, một ý nghĩa mới, một sức mạnh mới. 	Ví dụ: Nội dung tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao không đơn giản là số phận của một kẻ bị lưu manh hoá trong xã hội thực dân phong kiến, mà còn là một lời tố cáo xã hội, một sự trình bày những khát vọng nhân đạo, một sự thức tỉnh đối với người đọc về khả năng thiện tính của con người.3.2 Hình thức của tác phẩm:Là sự biểu hiện của nội dung, cách thể hiện ND thông qua các chất liệu, thủ pháp, phương tiện NTMang tính thẩm mỹ không lặp lại trong mỗi TP,TG	Hình thức có mặt trong toàn tác phẩm 	Hình thức không chỉ có trong ngôn ngữ, kết cấu cốt truyện, nhân vật  những yếu tố vốn thường coi là thuộc về hình thức.	Ví dụ: 	Hình thức nhân vật trong truyện cổ tích khác với hình thức nhân vật văn học viết. Hình thức nhân vật tự sự, kịch đều không giống nhau. 	Lục Vân Tiên là một tính cách trung nghĩa. Chàng được miêu tả theo hình mẫu một đấng trượng phu.	 Các nhân vật như Tiểu Đồng , Kiều Nguyệt Nga, Vương Tử Trực, Hớn Minh cũng đều được miêu tả theo quan niệm con người trượng phu.3.3. Hình thức mang tính nội dung:	Nói tới nội dung tác phẩm là nói tới cái gì được thể hiện trong đó. 	Còn nói tới hình thức tác phẩm là nói tới nội dung ấy được thể hiện như thế nào? 	 Chất liệu và phương tiện nghệ thuật chỉ trở thành hình thức nghệ thuật chừng nào nó trở thành sự biểu hiện của nội dung. 	Hình thức mang tính nội dung chính là khái niệm chỉ hình thức như là phương thức hình thành, xuất hiện của một nội dung nhất định. 	 Hình thức nghệ thuật phải là kết quả của một sự kết hợp hài hoà xuyên thấm của hàng loạt phương tiện nhằm tổ chức và thể hiện một nội dung cụ thể, tạo cho nội dung ấy một dạng tồn tại độc đáo. Ví dụ: 	Thơ lục bát của ca dao, của Nguyễn Du, của Nguyễn Bính và Tố Hữu đều không giống nhau. Ngay trong thơ lục bát của Tố Hữu thì lục bát trong bài thơ “ Bà Bủ” đầy vẻ dân dã, thô mộc; lục bát trong “ Việt Bắc” được trau chuốt đến mức tuyệt đỉnh của sự yêm ái, réo rắc và hài hoà, nhưng không mất vẻ hồn hậu của tiếng hát đồng quê.	3.4. Các cấp độ của hình thức:	Hình thức tồn tại trong toàn tác phẩm như là tính xác định của nội dung. Ưng với nội dung nhiều cấp độ có hình thức nhiều cấp độ. 	Tuy nhiên, hình thức tác phẩm không phải là sự tổng cộng của các cấp độ, các yếu tố mà là một hệ thống hình thức chỉnh thể ( thống nhất, qui định, phụ thuộc nhau) .	Sự thống nhất đó tạo nên giá trị thẩm mỹ toàn vẹn của tác phẩm văn học.	Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức là một sự thống nhất hiển nhiên, bởi không có hình thức nào thoát li khỏi nội dung và ngược lại.	Nói cách khác, không có hình thức thì nội dung không bộc lộ ra được và nếu như không có nội dung thì hình thức không có cơ sở tồn tại.	Chỉ trong một chỉnh thể nhất định, mọi yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm mới có ý nghĩa nghệ thuật cụ thể4. Mối quan hệ giữa nội dung & hình thức:	 Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức chỉ trở nên sâu sắc khi hình thức phù hợp với nội dung mà không một hình thức và nội dung nào có thể thay thế được hay hơn. 	 Trong một tác phẩm cụ thể, nội dung đóng vai trò quyết định, còn hình thức góp phần định hình và biểu hiện nội dung đó. Nội dung quyết định việc lựa chọn những phương tiện này hoặc phương tiện khác để sáng tạo hình thức của tác phẩm.	Hình thức xuất hiện ngay trong ý đồ và cấu tứ đầu tiên, sau đó nội dung tác phẩm cũng lớn lên, hoàn thiện và phong phú thêm cùng hình thức của nó.	Hình thức là cách thể hiện nội dung, mà bản thân nội dung rỗng tuếch thì cách thể hiện nó dù công phu đến đâu cũng chẳng có ý nghĩa. 	Không phải bao giờ nhà văn cũng tìm được hình thức mới để chuyên chở nội dung mới của thời đại. Nhiều nhà văn vẫn phải sử dụng những hình thức cũ để chuyển tải những nội dung mới mẻ.	Nội dung khiến xuất hiện hình thức phù hợp để biểu hiện nó. Do đó hình thức phù hợp với nội dung trở thành tiêu chuẩn để đánh giá tác phẩm nghệ thuật 	Tuy nhiên hình thức cũng có tính độc lập tương đối, có tính tích cực riêng biệt. 	Tính độc lập tương đối này biểu hiện ở chỗ nó có tác động tích cực trở lại với nội dung, không có hình thức phù hợp thì nội dung không thể hiện ra được hay thể hiện ra không có giá trị cao. 	Tính độc lập tương đối của hình thức còn ở chỗ nó thường có tính bảo thủ so với nội dung. 	Trong những thời đại lịch sử có những biến chuyển mạnh mẽ, nội dung có nhiều thay đổi, nhưng hình thức ít thay đổi. 	Ví dụ: Để diễn tả xúc cảm của con người đối với thế giới nghệ sĩ thường tìm đến thể loại trữ tình. Với mục đích răn dạy, giáo huấn về chân lý đời sống phổ biến , giản dị, thể loại ngụ ngôn là rất phù hợp. 	Để trình bày dự cảm sâu xa về truyền kiếp của những số phận như Chí Phèo, Nam Cao đã để cho cái lò gạch xuất hiện đầu và cuối tác phẩm.BÀI TẬP THỰC HÀNH1.Ý kiến của anh/ chị về các quan niệm khác nhau về tác phẩm văn học từ trước đến nay. Những ưu điểm và nhược điểm của các quan niệm ấy?	2.Hãy hình dung sự tồn tại của tác phẩm văn học trong thực tế xã hội, lịch sử? Đâu là cơ sở tồn tại ổn định của tác phẩm và đâu là phần biến động của tác phẩm?	3.Hiện nay có một số ý kiến phủ nhận vai trò tư tưởng của tác giả trong tác phẩm văn học. Theo ý kiến một số học giả, người đọc chỉ phát hiện tư tưởng của mình trong tác phẩm mà thôi. Y kiến đó đúng sai như thế nào?

File đính kèm:

  • pptbai7_tac_pham_5567.ppt