Bài giảng tập huấn - Bài 4: Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm thống nhất về nội dung, tổ chức và phương pháp chuẩn bị và thực hành giảng dạy, làm cơ sở cho các đồng chí bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng – an ninh tại các trường THPT.

2. Yêu cầu

- Nắm chắc về nội dung, chương trình, tổ chức và phương pháp giảng dạy.

- Vận dụng linh hoạt vào từng địa phương, từng trường.

II. NỘI DUNG - TRỌNG TÂM

1. Nội dung:

- Giới thiệu bài học

- Hướng dẫn chuẩn bị và thực hành giảng dạy.

- Thảo luận.

- Luyện tập.

2. Trọng tâm: Nội dung 2

III. THỜI GIAN

- Tổng số: 4 tiết

- Nội dung 1,2: 2 tiết

- Nội dung 3,4: 2 tiết

IV. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 2752 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tập huấn - Bài 4: Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Bài 4: Giới thiệu súng tiểu liên AK 
và súng trường CKC
Phần I: ý định báo cáo
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
Nhằm thống nhất về nội dung, tổ chức và phương pháp chuẩn bị và thực hành giảng dạy, làm cơ sở cho các đồng chí bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng – an ninh tại các trường THPT.
2. Yêu cầu
- Nắm chắc về nội dung, chương trình, tổ chức và phương pháp giảng dạy.
- Vận dụng linh hoạt vào từng địa phương, từng trường.
II. Nội dung - Trọng tâm
1. Nội dung: 
- Giới thiệu bài học
- Hướng dẫn chuẩn bị và thực hành giảng dạy.
- Thảo luận.
- Luyện tập.
2. Trọng tâm: Nội dung 2
III. Thời gian
- Tổng số: 4 tiết
- Nội dung 1,2: 2 tiết
- Nội dung 3,4: 2 tiết
IV. Tổ chức, phương pháp 
1. Tổ chức 
- Giới thiệu: Theo lớp học. 
- Luyện tập: Chia lớp thành các nhóm (3).
2. Phương pháp 
- Đối với báo cáo viên: Sử dụng phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, làm mẫu, trao đổi.
- Đối với học viên: Thảo luận, tự tóm tắt ghi chép các nội dung báo cáo viên phân tích, kết luận, luyện tập.
V. Địa điểm: Hội trường.
VI. Vật chất Bảo đảm
Bài giảng, kế hoạch giảng bài, tài liệu sách giáo khoa, sách giáo viên (dự thảo), chương trình GDQP-AN, máy tính, các phương tiện dạy học.
Phần 2: Thực hành báo cáo
I. Tổ chức lớp
1. ổn định lớp, kiểm tra quân số, báo cáo cấp trên (nếu có).
2. Phổ biến ý định báo cáo
II. báo cáo nội dung 
1. Giới thiệu bài học
1.1. Mục tiêu 
- Về kiến thức: Nhận biết được súng tiểu liên AK và súng trường CKC; biết tính năng, cấu tạo, nguyên lý chuyển động và nguyên tắc tháo, lắp thông thường.
- Về kĩ năng: Biết thực hành tháo, lắp thông thường súng tiểu liên AK hoặc súng trường CKC.
- Về thái độ: Biết yêu quí, giữ gìn, bảo quản và sử dụng có hiệu quả vũ khí được trang bị.
1.2. Cấu trúc nội dung
- Bài học gồm 3 nội dung:
I- Súng tiểu liên AK
II- Súng trường CKC
II- Qui tắc sử dụng và bảo quản súng, đạn.
- Trọng tâm: I- Súng tiểu liên AK 
1.3. Thời gian
Bài học gồm 4 tiết. Tổ chức học thành 4 buổi, mỗi buổi 1 tiết. 2 lý thuyết, 2 thực hành. Tổ chức giảng dạy tại phòng học. Phân chia nội dung và thời gian cụ thể như sau:
Tiết 1: Mục I. Súng tiểu liên AK 
Tiết 2: 
Mục II. Súng trường CKC
Mục II. Qui tắc bảo quản súng, đạn
Tiết 3: Luyện tập
Tiết 4: Luyện tập
1.4. Công tác chuẩn bị
- Phổ biến cho học sinh những nội dung cần phải chuẩn bị trước buổi học.
- Kiểm tra số lượng và chất lượng các loại súng, mô hình, tranh vẽ cần thiết cho bài học. 
- Tập lại động tác tháo lắp súng…
- Hiệp đồng với phòng máy về thời gian học.
- Chuẩn bị phương tiện dạy học:
+ Giáo án, tài liệu.
+ Súng tiểu liên AK và súng trường CKC.
+ Tranh (mô hình) cấu tạo, chuyển động của súng AK và CKC. + Bảng tính năng của súng tiểu liên AK và súng trường CKC.
+ Máy tính, máy chiếu, màn hình.
+ Giá treo tranh, que chỉ bảng...
2. Hướng dẫn giảng bài
2.1. Tổ chức giảng bài
Giáo viên ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, vũ khí, vật chất, phổ biến qui định, kiểm tra bài cũ, nêu tên bài, mục tiêu bài học, nội dung, trọng tâm, thời gian, tổ chức, phương pháp, tài liệu học tập và tham khảo.
Từ buổi học thứ hai giáo viên chỉ nêu nội dung và thời gian của buổi học.
2.2. Giới thiệu bài
Giáo viên tập trung làm rõ vị trí của bài học trong chương trình. Có thể đặt vấn đề như của Bài 4 trong SGK.
2.3. Giảng các nội dung (đơn vị kiến thức)
I. Súng tiểu liên AK 
Giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện về lịch sử ra đời của súng, kết hợp giữa súng thật, tranh vẽ để tạo ra hứng thú cho học sinh ngay từ đầu buổi học.
1. Tác dụng, tính năng chiến đấu
Giáo viên nêu các tính năng chiến đấu. Trong từng tính năng, kết hợp ghi hoặc thể hiện trên màn hình những thuật ngữ quân sự, các thông số kỹ thuật hoặc bảng tính năng của súng, kết hợp giữa các hình vẽ, súng thật và các phương tiện dạy học để phân tích làm rõ các khái niệm và thuật ngữ quân sự. Có thể đặt các câu hỏi như: Hỏa lực; tầm bắn; tầm bắn hiệu quả; hỏa lực tập trung; tầm bắn thẳng; tốc độ bắn chiến đấu; tốc độ đầu của đầu đạn là gì?, sau đó cho học sinh phát biểu rồi kết luận. Phải sử dụng hợp lí các phương tiện dạy học để, giải thích, chứng minh. 
2. Cấu tạo của súng
Giáo viên nêu và ghi (hiện lên màn hình) 11 bộ phận và đồng bộ của súng. Nêu tên gọi, tác dụng, cấu tạo từng chi tiết, đặc biệt các chi tiết liên quan đến tập bắn và sử dụng súng. Có thể đặt câu hỏi, gọi học sinh trả lời.
Giảng mẫu nội dung 1,2 
3. Giới thiệu đạn K56
Nêu và ghi (hiện lên màn hình) 4 bộ của đạn. Nêu tên gọi, tác dụng, cấu tạo từng chi tiết từng bộ phận. Kết hợp hình vẽ giới thiệu đặc điểm của 4 loại đầu đạn.
4. Sơ lược chuyển động của súng
Thực hiện động tác cho súng hoặc mô hình chuyển động (chiếu phim flash, 3D Max…), kết hợp phân tích cho học sinh quan sát, nắm nội dung.
5. Cách lắp và tháo đạn 
Giáo viên làm mẫu động động tác theo hai bước:
- Bước 1: Làm nhanh.
- Bước 2: Làm chậm, phân tích.
 Sau đó có thể cho một số học sinh thực hiện, nhận xét, chuyển nội dung.
6. Tháo lắp súng thông thường
 Công tác chuẩn bị: 01 khẩu súng thật và đồng bộ, súng phải tháo lắp được dễ dàng. Chọn vị trí bảo đảm học sinh quan sát được động tác mẫu của giáo viên.
- Quy tắc tháo, lắp: 
Nêu từng quy tắc, tập trung làm rõ những điểm học sinh hay mắc phải như: các bộ phận để không đúng thứ tự, dùng vật dụng khác để bẩy, bẻ súng. 
- Thứ tự động tác tháo và lắp súng:
Nêu, ghi hoặc cho hiện lên màn hình 7 bước tháo và lắp súng.
Làm mẫu động tác theo 2 bước:
Bước 1: Làm chậm, vừa nói, vừa làm. Kết hợp lời nói và động tác làm rõ cách tháo và lắp từng bộ phận của súng. 
Bước 2: Làm tổng hợp liên kết các bước tháo và lắp súng. Có thể sử dụng khẩu lệnh: “Tháo súng”, “Lắp súng”, thực hiện từng bước tháo và lắp súng với tốc độ chậm.
Khi làm mẫu giáo viên hướng súng sang một bên lớp học để toàn bộ động tác quay về phía người học, những bộ phận khó tháo, lắp phải hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ.
Sau khi làm mẫu xong, có thể cho một số học sinh thực hiện lại động tác, nhận xét, cho điểm, rồi chuyển sang nội dung khác.
Nếu có điều kiện giáo viên thực hiện đến đâu học sinh quan sát thực hiện đến đó.
Giảng mẫu nội dung 6.
II. Giới thiệu súng trường CKC
Giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện nêu tóm tắt lịch sử ra đời của súng.
1. Tác dụng, tính năng chiến đấu
Giáo viên có thể đặt các câu hỏi: Em hãy nêu các tính năng chiến đấu của súng tiểu liên AK? cho học sinh phát biểu, rồi kết luận.
Giáo viên không nên giảng như giới thiệu súng tiểu liên AK. Tập trung phân tích làm rõ những điểm khác. Khi giảng nội dung này có thể sử dụng bảng so sánh tính năng của hai loại súng để học sinh so sánh.
2. Cấu tạo của súng
Giáo viên nêu và ghi (hiện lên màn hình) 12 bộ phận chính và đồng bộ của súng. Khi giảng từng bộ phận, nêu tên gọi, sau đó đặt câu hỏi, cho học sinh phát biểu tác dụng của các bộ phận, kết luận.
Những bộ phận khác súng tiểu liên AK, giáo viên phải chỉ cấu tạo chi tiết từng bộ phận. 
3. Sơ lược chuyển động của súng: Giảng như đối với súng tiểu liên AK.
4. Cách lắp và tháo đạn 
Giáo viên thực hiện động tác lắp đạn vào kẹp đạn, lắp kẹp đạn vào súng, tháo đạn. 
5. Tháo và lắp súng thông thường
+ Quy tắc tháo, lắp: 
Giáo viên kiểm tra nhận thức của học sinh, kết luận.
+ Thứ tự động tác tháo và lắp súng:
Giáo viên kiểm tra nhận thức của học sinh, sau đó thực hiện động tác tháo, lắp súng theo hai bước như thực hiện với súng tiểu liên AK.
III. Giới thiệu qui tắc sử dụng và bảo quản súng, đạn
Giáo viên tập trung phân tích những qui tắc học sinh hay vi phạm như: dùng súng để đùa nghịch, chĩa súng vào nhau bóp cò…
2.4. Tổ chức luyện tập
Trong từng buổi học phải tổ chức luyện tập. Địa điểm thường tại lớp học. Nội dung luyện tập tập trung vào cấu tạo của súng và tháo, lắp súng thông thường.
Giáo viên tổ chức có thể theo hai cách:
- Cả lớp tổ chức thành một bộ phận, giáo viên trực tiếp duy trì. 
- Chia thành các nhóm (trên cơ sở các tổ học tập). 
- Cách thức duy trì luyện tập, sửa tập:
+ Nếu giáo viên trực tiếp duy trì: cho lần lượt từng nhóm lên tập, số lượng còn lại quan sát. Theo các bước sau:
Hô khẩu lệnh, hướng dẫn cho học sinh tập chậm từng bước tháo và lắp súng, thực hiện sai đâu, sửa đó. 
 Nhận xét, cho nhóm khác lên tập. Cứ như vậy cho đến hết thời gian qui định.
+ Nếu chia lớp thành nhiều bộ phận:
Giáo viên triển khai súng cho các nhóm, sau đó phát lệnh “Bắt đầu tập”. Khi sửa tập phải thực hiện sai đâu sửa đó, nếu sai ít sửa trực tiếp, nếu sai nhiều phải tập hợp thống nhất lại. 
Trong từng nhóm, học sinh thay nhau tập chậm từng bước tháo, lắp, còn lại quan sát, bổ sung, sửa tập. Cứ như vậy cho đến hết thời gian qui định.
Hết thời gian luyện tập, phát lệnh “Thôi tập”, ổn định lớp, nhận xét ý thức và kết quả luyện tập. Nếu còn thời gian có thể kiểm tra một số học sinh. 
2.5. Tổ chức hội thao
2.6. Tổng kết đánh giá (kết thúc giảng bài)
Giáo viên giải đáp thắc mắc, củng cố nội dung bài học, hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi trong SGK, nhận xét buổi học, kiểm tra vật chất.
3. Thảo luận
	- Chuẩn bị
- Nội dung trọng tâm
- Tổ chức và phương pháp giảng bài
4. Luyện tập
- ý định luyện tập
	+ Nội dung: Tập giảng nội dung tháo và lắp súng tiểu liên AK và CKC.
	+ Thời gian: 1 tiết
	+ Tổ chức: Lớp tập huân chia thành 3 nhóm.
	+ Phương pháp: Trong một nhóm HV thay nhau vừa nói vừa làm động tác tháo và lắp súng thông thường, còn lại quan sát đóng góp ý kiến, sau đó đổi tập.
	+ Vị trí: Tại hội trường
	+ Người phụ trách.
- Duy trì luyện tập
- Kết thúc luyện tập: Kiểm tra một số HV, giải quyết thắc mắc.
III. Kết thúc báo cáo
- Hệ thống, củng cố nội dung.
- Hướng dẫn HV nghiên cứu tài liệu.
- Nhận xét, đánh giá kết quả.

File đính kèm:

  • docbai binh khi.doc
Bài giảng liên quan