Bài giảng Tập làm văn - Đề 1: Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Em hãy giải thích nội dung câu nói đó” - Phạm Mai Phương

Tìm hiểu đề:

Kiểu bài: Lập luận giải thích.

 Vấn đề nghị luận: Sách có giá trị vô cùng to lớn đối với trí tuệ con người.

 Phạm vi nghị luận: Trong sách + trong đời sống.

 

ppt11 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 812 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tập làm văn - Đề 1: Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Em hãy giải thích nội dung câu nói đó” - Phạm Mai Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Đề 1: Một nhà văn cú núi: “Sỏch là ngọn đốn sỏng bất diệt của trớ tuệ con người. Em hóy giải thớch nội dung cõu núi đú”. Người thực hiện: Phạm Mai Phương Trần Phương HoaTập làm vănI. Tìm hiểu đề: Kiểu bài: Lập luận giải thích. 	 	Vấn đề nghị luận: Sách có giá trị vô cùng to lớn đối với trí tuệ con người. Phạm vi nghị luận: Trong sách + trong đời sống. II. Dàn bài:1. Mở bài: 	Chúng ta vẫn biết kho tàng tri thức của nhân loại là vô tận. Nhưng con người đã khám phá ra được rất nhiều điều trong đó ở các lĩnh vực khác nhau. Những gì họ khám phá ra đều được ghi lại trong sách. Vì thế, có nhà văn đã nói “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người” .2. Thân bài:- Sách là một sản phẩm quí giá do con người tạo nên chính là nhờ sự hiểu biết của ta nên nó mang một giá tri to lớn về mặt tinh thần, thoả mãn về sự tìm tòi của con người.- Suốt hàng bao thế kỉ qua, đã biết bao người viết sách, tìm tòi rồi lại viết. Cứ như vậy, cái kho tàng lớn lao của nhân loại cứ đầy lên, nên sách là bất diệt và tồn tại mãi cho dù trái đất có diệt vong.- Muốn viết dược sách thì không thể tự nhiên mà viết được, ai cũng phải hiểu rõ về vấn đề mình đang viết, hỏi xem tìm hiểu nó ở góc cạnh nào, cho đối tượng nào. Những thứ đó đòi hỏi người ta phải vận dụng đầu óc rất nhiều.- Chính nhờ những cuốn sách mà thế hệ sau có thể tiếpbước tìm hiểu những điều đang dang dở của thế hệ trước. Nhờ vậy mà chúng ta mới có một cuộc sống như ngày hôm nay. Có lẽ, sách là “ngọn dèn sáng” là vì thế.- “Ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Mới nghe, chúng ta đã thấy sách như một sự sống bất tử không gì có thể tiêu diệt được, không có gì có thể làm nó xấu đi được vì nó là một ngọn đèn, đã là một ngọn đèn thì dù có đổ mực vào cũng không đen, thậm chí nó còn sáng rực rỡ hơn. Chính ngọn đèn ấy đã thắp sáng những điều con người muốn gửi tới con người.=> Nói tóm lại “sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” có nghĩa là sách sẽ tồn tại mãi mãi từ đời qua đời khác và nó soi sáng cho con đường đi tới tương lai của chúng ta.Một người không cần biết nhiều sách chỉ cần một cuốn nếu hay, nếu mang một giá trị vô cùng to lớn thì cuốn sách ấy sẽ mãi trong tâm trí của người đọc và cuốn sách mang trí tuệ của người viết sẽ trở nên bất diệt hơn bất cứ thứ gì.- Nhà bác học nổi tiếng I -xắc Niu –tơn không phải tự nhiên mà ông có thể tìm ra được định luật vạn vật hấp dẫn. Đó là nhờ ông chịu khó, tìm tòi, đọc nhiều sách. Người đọc sách thì phải hiểu thấu đáo những vấn đề được đề cập đến trong sách.Khi còn học trung học, trình độ toán học của ông vượt xa các bạn cùng lớp và đủ giúp cho ông hiểu được cuốn sách “Bàn về sự quay của các thiên cầu” của nhà thiên văn học Cô -péc –nich cũng như cuốn sách “Đối thoại về hai hệ thống thế giới” của nhà bác học Ga –li –lê rồi những cuốn sách khó hơn như cuốn “Công cụ mới”của Phơ- len- xít Bê- con, cuốn “Luận về phương pháp” của Rơ- nê Đê- các, cuốn “Thiên văn học mới” của Giô- han Kê- pơ- le những cuốn sách đều thể hiện trí tuệ của người viết và tầm hiểu biết của ở người đọc, ở đây là Niu- tơn. => Vì vậy, nói đến sách, người ta liền nghĩ đến trí tuệ con người. - Đọc sách thực sự rất có ích. Nhất là đối với những cuốn sách hay, những cuốn sách bổ ích thì nó mang lại cho ta những kiến thức rất cần thiết, rất tốt. Đọc sách còn là lúc chúng ta giải trí và thư thả đầu óc, suy ngẫm mọi việc một cách cẩn thận và nhìn nhận lại các vấn đề đã xảy ra nhờ đó mà con người tự tin hơn. - Ta lấy ví dụ như một truyện “Harry Potter” của một bà mẹ độc thân, sống nhờ tiền trợ cấp xã hội tên là Rowling.Nhờ trí tưởng tượng phong phú của mình bà đã viết được một câu chuyện rất hay về thế giới phép thuật dành cho thiếu nhi. Bộ sách này nói về một câu bé tên là Harry Potter sống với dì dượng, bố mẹ cậu đã bị giết bởi chúa tể hắc ám Vodlemort. Cậu biết đến thế giới phép thuật khi 11 tuổi. Thế giới phép thuật mọi thứ đều khác thế giới thường. Những con yêu tinh quản lí ngân hàng Gringorot những con rồng rồi những mụ phù thuỷ Những người bạn mà cậu có ở trường, môn thể thao cưỡi chổi. Rồi những cả cuộc chiến đấu giữa cậu và Voldemort – kẻ thù của cậu ở trường Malfol. Có muôn vàn thứ chuyện xảy ra trong thế giới này. Nó được thể hiện một cách thú vị về cuộc đời của Harry Potter khiến ai đọc cũng thấy thích.Nhìn rộng ra cả thế giới thì còn có biết bao “ngọn đèn” khác như tác phẩm “Không gia đình” trích từ cuốn “Những tấm lòng cao cả”, truyện cổ An- đét- xen, “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố- Tóm lại, nhà văn ấy đã nói một câu rất đúng đó là “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Tương tự như câu “Sách là người bạn lớn của con người”. Tất cả đều nhằm đến một mục đích lớn và đều là lời ca ngợi sách, tôn vinh sách, để con người nhận thấy tầm quan trọng sách trong đời sống con người.- Vì sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người nên chúng ta phải biết trân trọng sách, đừng bỏ phí hay lãng phí sách. Không nên mua sách về rồi bỏ xó, không đọc, như thế là ta đang phí phạm tri thức trong sách chưa kể còn cả tiền bạc. 3. Kết bài: Tôi yêu sách. Qua câu nói của nhà văn ấy, tôi thấy rằng nếu muốn học tốt hơn không chỉ biết nỗ lực nhờ chính bản thân của minh mà còn nên tìm tòi, đọc sách nhiều hơn.Chúc các bạn thi tốt! ^.^7B cố lên!

File đính kèm:

  • ppttap_lam_van.ppt