Bài giảng Thơ 1945-1975
I. Các khái niệm cơ bản
1. Khái niệm thơ
Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe.
2. Các thể loại thơ
a)Thơ dân gian Việt Nam (ca dao, tục ngữ): Là các thể loại được sử dụng nhiều nhất, khá dễ trong dân gian. Hầu như già trẻ lớn bé, trai gái, giàu nghèo. cứ là người Việt Nam là phải biết.
- Thơ lục bát.
- Song thất lục bát.
- Vè.
1975 đã phát triển và trưởng thành trong sự gắn bó mật thiết với các chặng đường cách mạng đặc biệt với hai cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc. Thơ ca đã biểu hiện vẻ đẹp tâm hồn và những khát vọng tinh thần của người Việt Nam. Thơ 1945 – 1975 có nhiều đổi mới về nội dung tư tưởng, cảm xúc và hình thức nghệ thuật nhưng không hề đứt đoạn với nền thơ dân tộc từ ca dao, thơ cổ điển trung đại đến thơ mới. Đó là sự tiếp tục của tiến trình hiện đại hóa thơ ca dân tộc. Đây có thể coi là một trong những giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thơ ca Việt Nam, vừa tao được nền vững chắc phong trào thơ lại có sự kết tinh ở nhiều tác giả có phong cách nghệ thuật rõ nét nà độc đáo5. Câu hỏi tự chọnBằng việc phân tích một số trường hợp cụ thể, hãy chỉ ra sự tiếp thu, kế thừa và phát triển những kinh nghiệm nghệ thuật của thơ ca dân gian trong nền thơ ca cách mạng 1945-1975?Kế thừa những truyền thống và kinh nghiệm của các thời kì trước, văn học Việt Nam 1945- 1975 đã xứng đáng với sứ mệnh cao cả của một nền văn học trong thời đại mới. Văn học đã gắn bó mật thiết với sự nghiệp cách mạng, với vận mệnh của đất nước đã sáng tạo nhiều hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và con người Việt Nam thuộc nhiều tầng lớp, thế hệ trong chiến đấu, lao động, sinh hoạt, trong mối quan hệ, gắn bó với cộng đồng- Về mặt thể loại: văn học thời kì này cũng có những thành tựu đáng kể. Các thể loại phát triển khá toàn diện như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kí... trong đó thơ ca vẫn là nổi trội hơn cả. Với hai cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, thơ đã đem đến cho người đọc một tiếng nói trữ tình mới mẻ, khoẻ khoắn - tiếng nói trữ tình của quần chúng nhân dân. Các nhà thơ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ như Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu, Huy Cận, Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật... đã có nhiều tìm tòi, sáng tạo góp phần đổi mới thi ca Việt Nam. Việt Bắc vừa là một sự hòa hợp mới. Đời sống dân tộc trong những năm chiến tranh, rừng núi quê hương kháng chiến, đòi hỏi một tiếng nói nghệ thuật thích hợp Thơ trở về với cách nói gần gũi, chân tình, thắm thiết của thơ ca truyền thống. Tố Hữu sử dụng thành công nhiều hình thức thơ dân tộc. Thể thơ lục bát thấp thoáng và còn ít gây ấn tượng trong TỪ ẤY đã được Tố Hữu nâng cao với giọng điệu thơ đằm thắm, thiết tha mang hồn của quê hương, đất nước trong BẦM ƠI, VIỆT BẮC. “ Ta với mình, mình với taLòng ta sau trước mặn mà đinh ninhMình đi, mình lại nhớ mìnhNguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”- Về nội dung tư tưởng: văn học thời kì này đã phát huy những nét lớn trong trong truyền thống tinh thần dân tộc - cũng là nét nổi bật trong phẩm chất con người Việt Nam của thời đại ấy đó là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân đạo. Và sau này với Tiếng hát sang xuân, Bài ca quê hương, nhất là Nước non ngàn dặm:“Nửa đời, tóc ngả màu sươngNhớ quê, anh lại tìm đường thăm quêĐường vào, như tỉnh như mêĐường ra phía trước, đường về tuổi xuânĐã đi muôn dặm xa gầnNay về Nam cũng bước chân bồi hồi!...” Tố Hữu trở thành một trong số rất ít những người làm thơ lục bát hay nhất giai đoạn sau Cách mạng. Tố Hữu không trăn trở để đổi mới cấu trúc của thơ lục bát. Thơ lục bát của Tố Hữu gần với mạch của ca dao, của thơ Kiều nhưng lại rất hòa hợp với nhiều đề tài cách mạng. “Tây Tiến đoàn binh không mọc tócQuân xanh màu lá dữ oai hùmMắt trừng gửi mộng qua biên giớiĐêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm". ( Tây Tiến- Quang Dũng) Đoạn thơ ghi lại một cách chân thật, hào hùng cái khốc liệt dữ dội của chiến tranh, của một dân tộc quật khởi đứng lên dùng giáo mác, gậy tầm vông chống lại sắt thép quân thù. Hình tượng thơ được đặt trong thế tương phản đối lập để khẳng định chí khí hiên ngang, anh hùng, những tâm hồn với bao mộng mơ tuyệt đẹp. "Đoàn binh không mọc tóc", "quân xanh màu lá", có vẻ tiều tụy, ốm đau vì bệnh sốt rét rừng, nhưng tư thế vô cùng oai phong lẫm liệt: "dữ oai hùm". Cũng là một cách nói truyền thống trong thơ ca dân tộc ngợi ca sức mạnh Việt Nam: "Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu" (Phạm Ngũ Lão), "Tỳ hổ ba quân - Giáo gươm sáng chói" (Trương Hán Siêu), "Sĩ tốt kén tay tì hổ - Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh" (Nguyễn Trãi),.... Quang Dũng đã kế thừa một cách sáng tạo thơ ca cổ điển dân tộc để viết nên những vần thơ hào sảng như vậy!Thơ 1945-1975 dù có nhiều đổi mới về nội dung tư tưởng, cảm xúc và hình thức nghệ thuật nhưng không hề đứt đoạn với nền thơ dân tộc ,từ ca dao,thơ cổ điển trung đại đến thơ mới,đó là sự tiếp tục của tiến trình hiên đại hóa thơ ca dân tộc.Đây có thể coi là một trong những giai đoạn phát triển mạnh mẽ và phong phú của thơ Việt Nam, vừa tạo được cái nề vững chắc của phong trào thơ, lại có được sự kết tinh ở nhiều tác giả và phong cách nghệ thuật rõ nét độc đáo.PHẦN TỰ CHỌNPhân tích, so sánh hình tượng người lính trong hai bài thơ: Tây Tiến (Quang Dũng ) và Đồng chí ( Chính Hữu ).“ Có một bài ca không bao giờ quên”. Vâng đó là những năm tháng hào hùng đầy khí thế của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống Pháp chống Mỹ vĩ đại và xây lên bản tình ca không thể nào quên ấy là những người lính _ con người đẹp nhất của thời đại, người con trung hiếu của nhân dân. Chính vì vậy văn học giai đoạn 1945_1975 lại có nhiều tác phẩm viết về người lính đến vậy. Nhưng có lẽ để lại sâu nhất trong lòng người đọc là hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp ở hai bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng và Đồng chí của Chính Hữu. Bởi lẽ hai nhà thơ đều khắc họa thành công những con người cao đẹp ấy. Song mỗi người lại có cảm hứng, bút pháp của riêng mình khác hẳn nhau. Tây Tiến và Đồng chí đều được sáng tác năm 1948, Quang Dũng và Chính Hữu đều là nhà thơ quân đội cả hai sáng tác đều viết về vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp.Với cảm hứng khác nhau, bút pháp khác nhau Quang Dũng và Chính Hữu đã tạo vào thời gian những tượng đài người lính Cụ Hồ. Họ đều là những người con yêu nước của Tổ quốc sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ cho quê hương đất nước. Tiêu chíĐồng chí (Chính Hữu)Tây Tiến (Quang Dũng)Xuất thânNgười lính trong Tây Tiến họ đều xuất thân từ Đô thành, chiến sĩ Tây Tiến (trong đó có tác giả) số đông ra đi từ Hà Nội thanh lịch. Họ là những thanh niên có học. Và vì vậy họ mới có lúc “Đêm mơ Hà Nội”.: Đó là những người nông dân mặc áo lính. Các anh ra đi từ những làng quê nghèo:Quê hương anh nước mặn đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.Bối cảnh hoạt động Người lính Tây Tiến hiện ra trong khung cảnh rừng núi miền Tây Tổ quốc vừa hùng vĩ, vừa hiểm trở, hoang dại khác thường. Đó là những “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” , “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”; Đó là còn nơi “thác gầm thét, cọp trêu người” khiến cho có khi cả “đoàn quân mỏi” trong sương lấp, có lúc người lính “không bước nữa”Các anh cầm súng chờ đợi giặc nơi rừng hoang sương muối. Cảnh ở đây không rõ nét hiểm trở,hoang vu như vùng núi người lính Tây tiến hiện diện ( với dốc,thác,nước lũ,cọp trêu người)Đặc điểm: Chiến binh Tây Tiến mang vẻ đẹp khác thường. Hình tượng các anh nổi lên vừa hào hùng, dữ dội lại vừa hào hoa, mơ mộng.- Hào hùng, dữ dội trong dáng vẻ ngoại hình: Cả đoàn binh “không mọc tóc”, “dữ oai hùm” lại còn “mắt trừng “ nữa. Các anh trở nên khác lạ sau những cơn sốt rét rừng ác liệt, sau những cuộc hành quân “vượt cồn mây”, “súng ngửi trời”. Đầu không còn tóc, người xanh xao nhưng người lính vẫn rất oai phong, vẫn như mang cả hồn thiêng của rừng thẳm.- Hào hùng trong ý chí: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Các anh hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước không ngại ngần, tiếc nuối. Cái chết rình rập và “rải rác biên cương mồ viễn xứ” cũng không cản bước ra chiến trường giữ vững vùng đất biên giới Việt Lào.- Hào hùng ngay trong cái chết:áo bào thay chiếu anh về đấtSông Mã gầm lên khúc độc hành..Người chiến sĩ về với đất trong hoàn cảnh có thể nói là rất buồn. Theo tác giả cho biết thì đồng đội ông ngã xuống, ngay manh chiếu bó thân cũng không có, nhưng sự ra đi vĩnh viễn đó thật anh hùng. Con sông Mã thay lời núi sông cất lên lời ai điếu hùng tráng tiễn đưa người chiến sĩ.-Hào hoa, mơ mộng ở tâm hồn, lãng mạn:Mắt trừng gửi mộng qua biên giớiĐêm mơ Hà Nội dáng kiều thơmTâm hồn phải hết sức hào hoa mới “gửi mộng qua biên giới” và mơ về dáng kiều thơm.Người chiến sĩ đẹp trong giấc mơ đep,mơ dáng kiều diễm,thanh lịch,quyến rũ của người phụ nữ thủ đô.Đối đầu với nhọc nhằn, chết chóc, anh vẫn không quên một dáng hình thanh thú, toả hương. Chính dáng hình này tiếp sức cho anh bộ đội đi tới. Ta chợt nhớ lại câu thơ của tác giả Nguyễn Đình Thi:Những đêm dài hành quân nung nấuBỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu(Đất nước): Ngừời chiến sĩ dưới ngòi bút Chính Hữu mang vẻ đẹp bình dị. Các anh hiện ra với dáng vẻ:-Chất phác: Nhớ về quê hương,các anh nhớ về gian nhà trống ,nhớ về giếng nước gốc đa rất đỗi quen thuộc. Còn người lính Tây Tiến nhớ quê hương là nhớ “dáng kiều thơm” có phần mĩ lệ, kiêu sa hơn.-Lam lũ: Trang phục của chiến sĩ trong Đồng chí có phần thiếu thốn.Hình ảnh thực của người nông dân mặc áo lính:áo anh rách vaiQuần tôi có vài mảnh váMiệng cười buốt giáChân không giày.Chính Hữu tả hiện thực rõ nét đến từng chi tiết.Quang Dũng cũng có nói đến những thiếu thốn,gian truân của đồng chí nhưng thơ ông hướng tới vẻ oai hùng của người lính.Cũng với việc tả căn bệnh sốt rét tác động đến người chiến sĩ, Chính Hữu tả thực:Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnhSốt run người vầng trán ướt mồ hôi.Còn Quang Dũng nghiêng về tả vẻ khác lạ,khác thường lãng mạn:Tây Tiến đoàn binh không mọc tócQuân xanh màu lá dữ oai hùm.Như vậy bút pháp của Chính Hữu trong Đồng chí là búp pháp tả thực.Ông chú trọng vẻ đẹp của tình đồng chí – những người chung quân ngũ,chung lý tưởng chiến đấu. Còn Quang Dũng đã khái quát vẻ đẹp chung của người chiến sĩ Tây Tiến trên đường hành quân và hoạt động ở vùng biên giới xa xăm, nhiều hiểm trở.Hai hình tượng thơ ấy đã phản ánh rất chân thực rất đẹp về người lính trong một thời kì lịch sử có thể gộp lại thành hình tượng tiêu biểu của người lính thời kháng chiến chống Pháp. Nó xứng đáng là bức chân dung của thời đại, một “tượng đài nghệ thuật” về người lính bất tử với thời gian.
File đính kèm:
- to_1vhhd.ppt