Bài giảng Thức ăn vật nuôi - Chương III: Phân loại thức ăn và đặc điểm một số loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi
I. Phân loại thức ăn
1.1. Phân loại theo nguồn gốc
- Thức ăn có nguồn gốc thực vật:
+ Thức ăn xanh
+ Thức ăn thô khô
+ Thức ăn hạt
+ Thức ăn củ quả
+ Phụ phế phẩm nông – công nghiệp
Thức ăn có nguồn gốc động vật: Bột cá, bột thịt, bột sữa.
ng vật: Bột đá vôi, bột vỏ sò, bột xương... Thức ăn có nguồn gốc vi sinh vật: enzim tổng hợp, chế phẩm lên men từ vi sinh vật Thức ăn có nguồn gốc hóa học: Sản phẩm từ công nghệ hóa tổng hợp vitamin, kháng sinh, khoáng vi lượng, chất tạo mùi, chất chống ôxi hóa...1.2. Phân loại theo mục đích sử dụng- Thức ăn cung cấp năng lượng: bắp, tấm, cám...- Thức ăn cung cấp đạm: Khô dầu đậu, bột cá...- Thức ăn bổ sung: Khoáng, vitamin, protein, phi dinh dưỡng. 1.3. Phân loại theo nguồn chất dinh dưỡng chủ yếu trong thức ăn Thức ăn tinh: Thức ăn có hàm lượng protein lớn hơn 14% hoặc hàm lượng lipit lớn hơn 20% hoặc hàm lượng gluxxit lớn hơn 50%. Thức ăn xanh- Thức ăn thô: Thức ăn không đạt yêu cầu trên.1.4. Phân loại theo tính axit – bazo của sản phẩm phân giải cuối cùng Thức ăn có tính axit: Bột huyết, bột thịt vì có sản phẩm phân giải cuối cùng là SO42-, Cl-, PO43- Thức ăn có tính bazo: Rau cỏ, củ quả chứa nhiều Ca, Na ví có sản phẩm phân giải cuối cùng là Ca2+, Na+II. Đặc điểm một số loại thức ăn (xemina) Thức ăn xanh (Nhóm 1) Thức ăn thô và thức ăn bổ sung (Nhóm 2) Thức ăn củ, quả; hạt ngũ cốc và phụ phẩm (Nhóm 3) Thức ăn protein có nguồn gốc động vật và nguồn gốc thực vật (Nhóm 4)2.1. Thức ăn xanh (cỏ tươi, các loại rau)- Định nghĩa: Thức ăn xanh là loại thức ăn được sử dung trong chăn nuôi ở trạng thái tươi. Bao gồm tất cả các loại cây cỏ thiên nhiên hoặc gieo trồng dùng làm thức ăn cho vật nuôi khi còn tươi xanh.Ví dụ: Các loại cỏ, rau muống, rau lấp, bèo cái, bèo hoa dâu, lá sung- Đặc điểm dinh dưỡng:+ Là loại thức ăn rẻ tiền, năng suất cao: 1ha rau muống cho 50-70 tấn; 1ha bèo hoa dâu cho 300-350 tấn+ Thức ăn xanh có chứa nhiều nước, hàm lượng protein cao, ít xơ, dễ tiêu hoá, có tác dụng tốt để nâng cao năng suất sản phẩm vật nuôi. Tỷ lệ tiêu hoá ở loài nhai lại cao hơn thức ăn thô và sắp xỉ với thức ăn protein.Ví dụ: Tỷ lệ tiêu hoá (%) vật chất khô 75 – 80; protêin 70 – 74; lipid 62 – 68; bột đường 72 - 75, xơ thô 59 - 66; tương ứng ở rơm lúa là 40; 22; 23; 48; 42.+ Thức ăn xanh có giá trị dinh dưỡng khá cao. Số lượng và chất lượng dinh dưỡng của thức ăn xanh cao hơn hẳn thức ăn thô, không thua kém nhiều so với thức ăn ngũ cốc và củ quả phơi khô.Ví dụ: Cỏ tươi hỗn hợp có protein 17,2; lipit 5,1; bột đường 45,7; xơ thô 21,2; khoáng 10,1. Tương ứng ở rơm lúa là 4,2; 3,5; 42,1; 35,1; 15,1. Ở ngô: 8,5; 5,2; 81,1; 3,2; 2,0. Ở khoai lang củ: 4,0; 3,1; 83,4; 5,2; 4,3.+ Thức ăn xanh có hàm lượng vitamin cao, nhất là Vitamin A và caroten (tiền Vitamin A), Vitamin E, C, B2. Có thể coi thức ăn xanh là nguồn bổ sung vitamin tự nhiên cho vật nuôi.+ Thức ăn xanh có tính ngon miệng cao, gia súc thích ăn hơn các thức ăn khác.Câu hỏi: Vì sao thức ăn xanh có tính ngon miệng cao, gia súc thích ăn hơn các thức ăn khác?TL: Do nó chứa ít xơ, nhiều nước, nhiều vitamin, tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng (chất không chứa nitơ và chất chứa nitơ) ở mức trung bình. Vì vậy, ngon miệng nên gia súc thích ăn hơn các thức ăn khác.Câu hỏi: Vì sao thức ăn xanh có vị trí quan trọng trong chăn nuôi?TL: Vì những đặc điểm trên của thức ăn xanh đã tạo điều kiện để tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi.- Yếu tố ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng của thức ăn xanh: + Giống cây trồng.+ Điều kiện khí hậu, đất đai, kĩ thuật canh tác.Ví dụ: Cây cỏ được bón nhiều đạm thì hàm lượng protein thường cao nhưng chất lượng protein giảm vì làm tăng hàm lượng nitơ phi protein như nitrat, amit + Giai đoạn sinh trưởng của cây cỏ.2.2. Thức ăn thô khô và thức ăn củ quảa. Thức ăn thô khô (cỏ khô, rơm, rạ, thân cây ngô già, bã mía)* Định nghĩa: Thức ăn thô khô là thức ăn của các cây hoa màu, cây lương thực sau khi đã thu hoạch sản phẩm chính. Cây cỏ thiên nhiên, cỏ trồng được phơi khô dùng làm thức ăn cho vật nuôi.* Ví dụ: rơm lúa, dây lang, lá lạc, cây đậu đỗ, thân cây ngô già, cỏ khô* Đặc điểm thức ăn thô khô:- Hàm lượng dinh dưỡng của chúng cao hay thấp tuỳ loại cây thức ăn:+ Rơm rạ từ cây họ hoà thảo tỷ lệ xơ cao (36 - 42%), protêin thấp (3 - 4%), chất béo ít (1 - 2%), chất khoáng trung bình (4 - 6%, nhưng chứa ít Ca,P,Na, nhiều silic, hàm lượng vitamin rất thấp.+ Cỏ tươi phơi khô dinh dưỡng cao hơn: protein từ 7 - 14%, (cỏ họ đậu tới 20%), glucid 40 - 60%. Tỷ lệ tiêu hoá: Rơm rạ nói chung là thấp do chứa nhiều xơ, đặc biệt Silic. Ở ngựa chỉ tiêu hoá được 20 - 30%, trâu bò tiêu hoá 12 - 25% protein thô, 19 - 22% lipit, 17 - 39% bột đường, 40 - 45% xơ thô. Gần đây ủ rơm rạ với rỉ mật, ureakết quả tốt, tăng được tỷ lệ tiêu hoá và dễ áp dụng trong chăn nuôi nông hộ.**b. THỨC ĂN BỔ SUNG * Thức ăn bổ sung khoángBổ sung khoáng đa lượng + Canxi cacbonat (CaCO3) + Đá vôi + Bột vỏ sò, vỏ trứng + Bột xươngBổ sung khoáng vi lượng, thường dùng các dạng muối + Mangan sunfat (MnSO4, 5H2O + Coban clorua (CoCl2 – 6H2O) *** Thức ăn bổ sung Vitamin- Là việc bổ sung các loại Vitamin và các loại hỗn hợp thức ăn cho vật nuôi được sử dụng dưới dạng premix Vitamin và hỗn hợp đồng nhất các loại Vitamin A, D, E, K, B1, B6, B12, PP kháng sinh phòng bệnh và chất chống oxi hoá. - Ở nước ta premix Vitamin được sản xuất theo tiêu chuẩn nhà nước TCVN – 3142 – 79. Có 3 loại premix cho gà, vịt ở các giai đoạn tuổi tương ứng đó là + premix Vitamin gà con và gà thịt giai đoạn 1. + premix Vitamin cho gà thịt giai đoạn 2. + premix Vitamin gà đẻ. Ngoài 3 loại premix Vitamin kể trên còn có các loại chuyên dùng cho gia cầm như: Fumevit** *Seminar DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN VẬT NUÔI GVHD: Nguyễn Thị Tình ** Thức ăn bổ sung protein công nghiệp cho vật nuôi- Axít amin công nghiệp+ Khi xây dựng khẩu phần ăn cho vật nuôi hàm lượng và tỷ lệ các axit amin nhất là axit amin không thay thế cần được đặc biệt chú ý. + Thiếu axit amin hiệu quả sử dụng thức ăn thấp. + Một số thức ăn chính của lợn và gia cầm: hạt thóc, cám, khô dầu (trừ khô dầu đậu tương) đều thiếu lysin. + Các hạt hòa thảo, đậu đỗ, thức ăn nguồn động vật (trừ bột cá) đối với gia cầm đều thiếu metionin. + Trong ngô và đậu tương thiếu tryptophan. Do đó khi lập khẩu phần cần chú ý bổ sung các axit amin công nghiệp như kể trên.*Seminar DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN VẬT NUÔI GVHD: Nguyễn Thị Tình *- Urê+ Sử dụng rộng rãi trong thức ăn gia súc nhai lại.+Cứ 100g urê chứa 262 – 281g protein tổng số hoặc 200g protein tiêu hóa. + Urê dùng để xử lí rơm rạ, làm tảng liếm, trộn vào thức ăn, vào rỉ đừơng, vào thức ăn ủ xanh+ Khi dùng urê làm thức ăn bổ sung cần chú ý một số điều (trong tài liệu)+ Sử dụng urê quá liều lượng gia súc rất dễ bị ngộ độc.*Seminar DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN VẬT NUÔI GVHD: Nguyễn Thị Tình ** Các chất bổ sung phi dinh dưỡng trong thức ăn- Kháng sinh+ Ngoài việc dùng làm thuốc để chữa các bệnh nhiễm khuẩn, kháng sinh còn làm dùng chất kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi.+ Kháng sinh dùng làm thức ăn bổ sung thường sử dụng với liều rất thấp dưới liều điều trị để tăng quá trình trao đổi chất, kích thích tổng hợp protein, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm tỉ lệ tiêu chảy, tỉ lệ chết, còi cọc.+ Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh làm thức ăn bổ sung cũng có những tác hại.*Seminar DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN VẬT NUÔI GVHD: Nguyễn Thị Tình *- Chất nhuộm màu + Thường sử dụng Xantophin để nhuộm màu của lòng đỏ trứng gà, da gà. + Một số sản phẩm nhuộm màu Beta – Apo – 8 – Carotenal, Caroten tự nhiên.- Chất nhũ hóa Sử dụng các chất nhũ hóa sẽ làm tăng tỉ lệ tiêu hóa, hấp thụ mỡ.- Chất chống oxi hóa (antioxidant)+ Quá trình oxi hóa xảy ra ngay sau khi quá trình chế biến thức ăn bắt đầu.+ Khi thức ăn bị nghiền nhỏ lipit tiếp xúc oxi không khí thì quá trình oxi hóa xảy ra rất nhanh.+ Sản phẩm oxi hóa của dầu mỡ sẽ phá hủy vitamin tan trong dầu mỡ và xantophin làm giảm năng lượng và protein, hình thành các chất độc.**- Các chất chống oxi hóa thường dùng là Ethoxiquin, BHA (Butylhydroxi anisol).- Chất kết dính thức ăn Khi sản xuất thức ăn dạng ép, viên, người ta thường sử dụng một số chất kết dính như: tinh bột sắn, rỉ mật đường, BentonitMật rỉ đườngMột dạng của Butylhydroxi anisolBENTONIT 100 g / 20kr**Tóm lại, những chất bổ sung phi dinh dưỡng phần nhiều là những hóa chất tổng hợp như: các thuốc diệt khuẩn ức chế sự phát triển của nấm mốc, các hoocmon, các thuốc an thần, các chất tạo màu, mùi vị Các chất này khi sử dụng phải được kiểm soát chặt chẽ.2.3. Thức ăn củ, quả; hạt ngũ cốc và phụ phẩm (Nhóm 3)a. Thức ăn củ quả- Vai trò trong chăn nuôi: Thức ăn củ quả có vị trí quan trọng trong chăn nuôi, nhất là đối với gia súc.Ví dụ: khoai lang, sắn, bí đỏ - Đặc điểm chính:+ Về thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng: Có tỷ lệ nước cao (trung bình ở các loại củ 70 - 80%, còn ở quả bầu, bí 85 - 90%); nghèo chất béo và protein. (Hàm lượng protein 1 - 2%); hàm lượng chất xơ, khoáng thấp (khoảng 1%); giàu tinh bột, đường; chứa nhiều vitamin và caroten. Trung bình trong 1kg vật chất khô của củ, quả tương đương 1 đơn vị thức ăn.+ Mùi vị: Thơm ngon, dễ tiêu, tỷ lệ tiêu hoá cao (trung bình 80 - 90%); tính ngon miệng cao, vật nuôi thích ăn nên có thể dùng cải thiện khẩu phần của vật nuôi. Củ quả có tác dụng tốt cho tiết sữa và tăng hiệu quả vỗ béo.+ Cho sản lượng cao, không kén đất và dễ canh tác.- Hạn chế của thức ăn củ quả: Hàm lượng protein thấp, là loại thức ăn khó dự trữ, bảo quản, khi thu hoạch dễ bị xây xát, dễ nhiễm khuẩn gây thối thiệt hại với tỷ lệ lớn nếu điều kiện bảo quản không thật tốt.- Một số loại thức ăn củ quả phổ biến:+ Khoai lang: Sản lượng lớn, thời gian sinh trưởng ngắn, dễ trồng và trồng được nhiều vụ trong năm,..(54/gt)+ Củ sắn (củ khoai mì): (54.gt)Câu hỏi: 1 đơn vị thức ăn được tính như thế nào?TL: Cứ một đơn vị thức ăn là 1kg thóc tẻ. Năm 1963, Bộ Nông nghiệp cho phép áp dụng ở Việt Nam 1 đơn vị thức ăn mới, đó là đơn vị yến mạch. Một đơn vị thức ăn là 1kg yến mạch, có giá trị tích lũy 150g mỡ trên bò đực thiến hay 1414 kcal NE. Nguyên lý xây dựng đơn vị yến mạch chính là nguyên lý xây dựng đơn vị tinh bột của Kellner (Đức). Năm 1978, Bộ Nông nghiệp lại cho phép áp dụng một đơn vị thức ăn khác thay cho đơn vị tinh bột đó là đơn vị thức ăn theo năng lượng trao đổi. Cứ một đơn vị thức ăn có 2500 kcal ME.
File đính kèm:
- thuc an va dinh duong.ppt